Tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 3574Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
 Kính thưa các vị đại biểu
Kính thưa đoàn chủ tịch
Thưa hội nghị.
Vừa qua, tôi đã được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của trường THCS Biên giang đề ra, tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch trên. Sau đây tôi có bổ sung thêm tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Biên Giang.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ KHTN đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò . 
Trong những năm gần đây, tôi đã tham gia công tác bồi dưỡng HSG lớp 7; 8 cho học sinh thi giao lưu HSG cấp Quận, năm học 2013-2014 có một em Nguyễn Thị Tú Anh đạt giải khuyến khích môn toán 8, năm học 2014-2015 có hai em Nguyễn Thị Giang và em Nguyễn Thị Hà đạt giải khuyến khích môn toán 8, năm học 2015-2016 có một em Dương Văn Quý đạt giải khuyến khích môn toán 7, thành tích trên đã góp phần nhỏ bé vào kết quả thi HSG chung của toàn trường.
Trước hết chúng tôi nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
    	1. Thuận lợi:
1) Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
2) Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
3) Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm.
   	2. Khó khăn:
1) Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
2) Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
3) Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.
4) Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
Sau đây tôi trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
Giải pháp 1: khâu tuyển chọn học sinh và kế hoạch bồi dưỡng:
+ Đối với lớp 6, 7, 8, 9 chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học hoặc thông qua việc giảng dạy hàng ngày hoặc sau khi khảo sát đầu năm để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, gia đình nhất trí vào đội tuyển.
Giải pháp 2: Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:
1) Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ đầu năm các chủ đề, số tiết trong chủ đề trong chương trình môn mình giảng dạy một cách cụ thể, qua đó tìm tòi chọn lọc các bài toán theo dạng của chủ đề đó, tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chủ đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng.
2) Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu
3) Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc.
4) Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được mới thôi.
5) Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
Giải pháp 3: Đối với phụ huynh:
1) Quan tâm tạo điều kiện về thời gian ở nhà, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
2) Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
3) Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.
Giải pháp 4: Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng 
- Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. 
Ví dụ: Dạy đủ số tiết theo quy định 19 tiết trong tuần, nên phân công chuyên môn cùng một khối để giảm bớt khâu soạn bài chéo giáo án để giành thời gian nghiên cứu và tái sức lao động, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, điện, nước
- Trên đây là kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ khoa học Tự nhiên. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí.
- Cuối cùng, xin kính chúc các vị đại biểu khách quý, các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Biên giang, Ngày 23 tháng 9 năm 2016
 Người viết tham luận
 Trần Đức Nguyên

Tài liệu đính kèm:

  • doctham_luan_ve_boi_duong_HSG.doc