Tài liệu ôn tập môn hóa học lớp 12 THPT

doc 16 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3094Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn hóa học lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập môn hóa học lớp 12 THPT
	TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 12 THPT 
Chương 1. ESTE – LIPIT 
Phần 1. Tóm tắt lí thuyết .
Bài 1. ESTE .
I. Khái niệm : Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este 
Este đơn chức RCOOR’ Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon 
Este no đơn chức : CnH2nO2 ( với n2)
Tên của este : 
Tên gốc R’+ tên gốc axit RCOO (đuôi at) 
Vd : CH3COOC2H5 : Etylaxetat 
 CH2=CH- COOCH3 : metyl acrylat 
II. Lí tính :- nhiệt độ sôi ,độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol có cùng số cacbon : axit > ancol > este
- Một số mùi đặc trưng : Isoamyl axetat : mùi chuối chín ; Etyl butiat ,etyl propionat có mùi dứa 
III Tính chất hóa học :
1.Thủy phân trong môi trường axit : tạo ra 2 lớp chất lỏng , là phản ứng thuận nghịch (2 chiều )
RCOOR’ + H2O RCOOH + R,OH 
2.Thủy phân trong môi trường bazơ ( Phản ứng xà phòng hóa ) : là phản ứng 1 chiều 
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
3. Phản ứng ở gốc hidrocacbon
 a) Phản ứng trùng hợp
+ trùng hợp vinyl axetat thành poli(vinyl axetat)
	 P.V.A
+ trùng hợp metyl metacrylat thành poli(metyl metacrylat) – thuỷ tinh hữu cơ plexiglas). 
 b) Phản ứng cộng vào gốc không no
CH2=CHCOOCH3 + Br2 g CH2Br - CHBrCOOCH3 
4. Phản ứng giống andehit của este HCOOR’ (phản ứng tráng gương và khử Cu(OH)2/OH- tạo ra Cu2O↓đỏ gạch)
HCOOR’ + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O g HOCOOR’ + 2Ag↓ + 2NH4NO3
5. Phản ứng khử este bởi líti-nhôm hiđrua LiAlH4 thành ancol bậc I
	RCOOR'RCH2OH + R'OH
IV. Điều chế : 
1) Este của ancol: axit + ancol este + H2O
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O .
2) Este của phenol : phenol + anhidric axit g este + axit
C6H5OH + (RCO)2O g RCOOC6H5 + RCOOH
3) Phương pháp riêng điều chế RCOOCH=CH2
RCOOH + CH≡CH g RCOOCH=CH2
Bài 2. LIPIT
I. Khái niệm:Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.
II. Chất béo:
1/ Khái niệm:
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo có mạch cacbon dài ( C ≥ 16) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
Công thức:R1COO-CH2 R1,R2,R3: là gốc hidrocacbon 
 | 
 R2COO-CH
 |
 R3COO-CH2
Vd:[CH3(CH2)16COO]3C3H5 : tristearoylglixerol (tristearin)
*Các axit béo thường gặp:
 + Axit béo no:
 C15H31COOH: axit panmitic
 C17H35COOH: axit stearic
 + Axit béo không no
 C17H33COOH: axit oleic (1 nối đôi)
 C17H31COOH: axit linoleic (2 nối đôi)
2/ Tính chất vật lí:
- Ở nhiệt độ thường,chất béo ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no. Ở trạng thái rắn khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no.
3/ Tính chất hóa học:
a.Phản ứng thủy phân: 
[CH3(CH2)16COO]3C3H5+3H2O 3CH3(CH2)16COOH+C3H5(OH)3
c. Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo)
(C17H33COO)3C3H5+3H2(C17H35COO)3C3H5
 lỏng rắn
b. Phản ứng xà phòng hóa: 
 [CH3(CH2)16COO]3C3H5 + 3NaOH 3[CH3(CH2)16COONa] +C3H5(OH)3
 tristearin Natristearat → xà phòng 
Phần 2: Trắc nghiệm lý thuyết
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 4: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH. 	B. CH3COOH. 	C. CH3COOC2H5. 	D. CH3CHO.
Câu 5: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. 	B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 6: Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5. 	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
Câu 7: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 8: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
	A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC3H7.
Câu 9: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 10: Este metyl acrilat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
Câu 11: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. 	C. CH2=CHCOOCH3. 	D. HCOOCH3.
Câu 12: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đó phản ứng. Tên gọi của este là 
A. n-propyl axetat. 	B. metyl axetat. 	C. etyl axetat. 	D. metyl fomiat.
Câu 14: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là ( số trieste = n2(n+1)/2).
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 15: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 16: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 17: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 18: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 19: Este có CTPT C3H6O2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là 
      	A. axit axetic   	B. Axit propanoic   	C. Axit propionic  D. Axit fomic
Câu 20: Metyl propionat là tờn gọi của hợp chất cú cụng thức cấu tạo nào sau đây?
      	A. HCOOC3H7   	B. C2H5COOCH3   C. C3H7COOH  	 D. CH3COOC2H5
Câu 21: Este C4H8O2 tham gia được phản ứng tráng bạc, có công thức cấu tạo như sau 
A. HCOOC2H5.   	B. C2H5COOCH3.   
C. CH3COOCH=CH2.   	D. HCOOCH2CH2CH3.
Câu 22: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?
      	A. (C17H31COO)3C3H5.     B. (C16H33COO)3C3H5. 
  	C. (C6H5COO)3C3H5.     D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 23. Cho các phát biểu sau
khi đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được xà phòng.
Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.
Etyl axetat có phản ứng với Na.
 phản ứng của este với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
Số phát biểu đúng là
A. 1	 B. 2	C. 3	D. 4
Câu 24: Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng
      	A. Đun nóng axít béo với dd kiềm     B. Đun nóng glixerol với axít béo 
      	C.  Đun nóng lipit với dd kiềm D . A, C đúng
Câu 25: Sắp xếp theo đúng thứ tự nhiệt độ sôi của các chất: Ancol etylic, Axitaxetic, etylaxetat
A. Ancol etylic< Axitaxetic< etylaxetat 	B. Ancol etylic<etylaxetat < Axitaxetic 
C. etylaxetat < Ancol etylic< Axitaxetic 	D. etylaxetat < Axitaxetic < Ancol etylic 
Câu 26 : Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì:
	A. Xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
	B. Gây hại cho da tay.
	C. Gây ô nhiễm môi trường.
	D. Tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
Câu 27: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là
A. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng 	B. rẻ tiền hơn xà phòng
C. dễ tìm 	D. có khả năng hoà tan tốt trong nước
Câu 28: Hợp chất mạch hở X có CTPT C3H6O2. X không tác dụng với Na và X có thể cho phản ứng tráng gương. CTCT của X là:
	 	A.	CH3-CH2-COOH	 	 B.	HO-CH2-CH2-CHO	
	 	C.	HCOOC2H5	 	 	 D.	CH3-COOCH3 
Câu 29: Nhiệt độ sôi của C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOCH3 giảm dần theo:
	 	A.	CH3COOH > C2H5OH > CH3COOCH3 > CH3CHO
 	B.	CH3COOH > CH3COOCH3 > C2H5OH > CH3CHO
	 	C.	C2H5OH > CH3COOH > CH3CHO> CH3COOCH3 
 D. C2H5OH > CH3CHO > CH3COOCH3 > CH3COOH
Câu 30: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
	A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 31: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
	A. triolein	B. tristearin	C. tripanmitin	D. Stearic
Phần 3: Các dạng bài tập thường gặp 
Dạng 1: Tìm CTPT của este dựa vào phản ứng đốt cháy
Phương pháp: + Đặt CTTQ của este: CnH2nO2
 + Viết ptpứ cháy: CnH2nO2 + O2 à nCO2 + n H2O
 + Đặt số mol của CO2 hoặc H2O vào ptr rồi suy ra số mol của CnH2nO2
 + Từ CT : . Thế các dữ kiện đề bài cho vào CT => n => CTPT cần tìm.
Dấu hiệu: + = 
 + Este đựơc tạo bởi axít no đơn chức và ancol no đơn chức.
 + Nhìn vào đáp án nếu chỉ toàn là este no đơn chức
=> Nếu thấy có 1 trong 3 dấu hiệu này thì cứ đặt CTTQ là (CnH2nO2) rồi giải như hướng dẫn ở trên.
 * Este đơn chức cháy cho , suy ra este đơn chức không no 1 nối đôi, mạch hở (CnH2n-2O2) 
 g neste = 
 Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 g este A thu được 2,64g CO2 và 1,08 g H2O. Tìm CTPT của A.
 A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C3H4O2
 Ví dụ 2: Đốt hoàn toàn 4,2g một este E thu được 6,16g CO2 và 2,52g H2O. Công thức cấu tạo của E là 
 A. HCOOC2H5.	 B. CH3COOC2H5.
 C. CH3COOCH3.	 D. HCOOCH3.
 Ví dụ 3 : Este X tạo bởi ancol no đơn chức và axit cacboxylic không no (có 1 liên kết đôi) đơn chức. Đốt cháy m mol X thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 9g H2O .Giá trị của m là bao nhiêu trong các số cho dưới đây?
	A. 1 mol	B. 2 mol	C. 3 mol	D. Kết quả khác
 Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất hữu cơ X cần 4,48 lít khí oxi (đkc) thu được . Biết rằng X tác dụng với NaOH tạo ra hai chất hữu cơ. CTCT của X là:
 A. HCOOC3H7 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3
 Ví dụ 5: (ĐH B-09) Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
	A. C2H4O2 và C3H6O2	B. C3H4O2 và C4H6O2
	C. C3H6O2 và C4H8O2	D. C2H4O2 và C5H10O2
Dạng 2: Tìm CTCT của este dựa vào phản ứng xà phòng hóa:
1. Xà phòng hóa este đơn chức:
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
2. Lưu ý: Một số este khi thuỷ phân không tạo ancol:
· Este + NaOH 1 muối + 1 anđehit
	Este đơn chức có gốc ancol dạng công thức R-CH=CH- 
Thí dụ CH3COOCH=CH-CH3
· Este + NaOH 1 muối + 1 xeton
	Este đơn chức với dạng công thức R’ –COO – C(R)=C(R”)R’’’ 
Thí dụ : CH3-COO-C(CH3)= CH2 tạo axeton khi thuỷ phân.
· Este + NaOH 2 muối + H2O
	Este của phenol:	C6H5OOC-R
 · Este + NaOH 1 sản phẩm duy nhất Este đơn chức 1 vòng
 +NaOH 
3. Xác định công thức cấu tạo este hữu cơ hai chức:
a. Một ancol và hai muối:
 = 2neste= nmuối; nancol = neste
b. Hai ancol và một muối:
 nOH- = 2nmuối = 2neste; nOH- = 2nrượu. 
4. Khi xác định công thức cấu tạo este hữu cơ ta nên chú ý:
- Este có số nguyên tử C ≤ 3
- Este có Meste≤ 100 đvC	[ Este đơn chức.
- Tỉ lệ mol: = số nhóm chức este.
- Cho phản ứng: Este + NaOH Muối + Rượu 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: meste + mNaOH = mmuối + mrượu
Cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn khan, chú ý đến lượng NaOH còn dư hay không.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol este X thu được 3 mol khí CO2. Mặt khác khi xà phòng hóa 0,1 mol este trên thu được 8,2 gam muối chứa natri. Tìm CTCT của X .
A. HCOOC3H7 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3
Ví dụ 2: Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là 
A. CH2=CHCH2COOCH3. B. CH3COOCH=CHCH3. C. C2H5COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOC2H5. 
Ví dụ 3: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,2 gam. B. 8,56 gam. C. 3,28 gam. D. 10,4 gam.
Ví dụ 4: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X
với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2.
Ví dụ 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là 
A. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5. 
C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5. 
Ví dụ 6: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X? 
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Dạng 3: Tìm CTCT của este dựa vào tỷ khối hơi
Nhớ CT: 	
 deste/B = => Meste => n=> CTPT	( Mkk = 29)
Ví dụ 1. Tỷ khối hơi của một este so với không khí bằng 2,07 . CTPT của este là:
A. C2H4O2	 B. C3H6O2 	 C. C4H8O2	 D. C5H10O2
Ví dụ 2. Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là:
 A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3
Ví dụ 3. Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với metan là 3,75. Công thức của A là:
A. C2H5COOCH3.	B. HCOOCH3.	 C. C2H5COOC2H5.	 D. HCOOC2H5.
Ví dụ 4. Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với metan là 3,75. Công thức của A là:
A. C2H5COOCH3.	B. HCOOCH3.	 C. C2H5COOC2H5.	 D. HCOOC2H5
Dạng 4: Tính hiệu suất phản ứng este hóa
 RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O .
Trước phản ứng: a mol b mol
Phản ứng; x x x
Sau phản ứng; a – x b – x x 
. Tính hiệu suất phản ứng
- Nếu a ≥ b [ H tính theo ancol
- Nếu a < b [ H tính theo axit	
Ví dụ 1: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là 
A. 62,5%.	B. 75%.	C. 55%.	D. 50%.
Ví dụ 2: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản
ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
A. 6,0 gam. B. 4,4 gam. C. 8,8 gam. D. 5,2 gam
 Dạng 5: Hai este có cùng KLPT tác dụng với NaOH
Cần nhớ: = => từ suy ra = hoặc = n.M tuỳ theo đề bài yêu cầu.
Ví dụ 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là
A. 8,0g	B. 20,0g	C. 16,0g	D. 12,0g
Ví dụ 2. Xà phòng hóa 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đã dùng hết 200 ml dd NaOH . Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH là.
 A. 0,5 	B. 1 M	C. 1,5 M D. 2M
Ví dụ 3. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V là
A. 200 ml.	B. 500 ml.	C. 400 ml.	D. 600 ml.
Dạng 6: Tính khối lượng chất béo hoặc khối lượng xà phòng
Ta có PTTQ: (RCOO)3C3H5 + 3 NaOH à 3RCOONa +C3H5(OH)3 
 ( chất béo) (Xà phòng) ( glixerol)
Áp dụng ĐLBT KL: mchất béo + mNaOH = mxà phòng + mglixerol => m của chất cần tìm 
Ví dụ 1. Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là	
A. 13,8	B. 4,6	C. 6,975	D. 9,2
Ví dụ 2. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. 	B. 18,38 gam. 	C. 18,24 gam. 	D. 17,80 gam.
Ví dụ 3. Đun nóng 4,03 kg panmitin với lượng dư dung dịch NaOH thì thu được bao nhiêu kg xà phòng chứa 72% muối natri panmitat ?
 	A. 5,79 	 B. 4,17 	 C. 7,09 	 D. 3,0024
Ví dụ 3. Khối lượng Glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (loại tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH. (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là:
	A. 1,78 kg.	 B. 0,184 kg.	 C. 0,89 kg.	 D. 1,84 kg
Ví dụ 4. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là 
	A. 3,28 gam. 	B. 8,56 gam. 	 C. 8,2 gam. 	D. 12,2 gam.
Ví dụ 5. Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7	B. CH3COOC2H5	 C. HCOOC3H5	D. C2H5COOCH3
Dạng 7: Xác định chỉ số axit, chỉ số este hóa, chỉ số xà phòng hóa. Toán về chất béo
- Chỉ số axit: là số mg KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1g chất béo.
- Chỉ số xà phòng hoá: là tổng số mg KOH cần để xà phòng hoá glixerit và trung hoà axit béo tự do có trong 1g chất béo.
 [ Chỉ số xà phòng hóa = Chỉ số este hóa + chỉ số axit
- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng hợp vào các liên kết bội có trong 100g chất béo.
Ví dụ 1: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
A. 4,8.	B. 6,0.	C. 5,5.	D. 7,2.
Ví dụ 2: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam.	B. 18,24 gam.	C. 16,68 gam.	D. 18,38 gam.
Ví dụ 3: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là
A. (C17H33COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.	D. (C15H29COO)3C3H5.
Ví dụ 4: Để trung hòa hết 4g chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần 1 lượng NaOH là
A. 0,028g B. 0,02g C. 0,28g D. 0,2g
Ví dụ 5: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 2,52g chất béo cần 90 ml dung dịch KOH 0,1M .Chỉ số xà phòng hóa của chất béo là
 A. 200 B. 190 C.210 D.180
Ví dụ 6: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 2,52g chất béo X có chỉ số xà phòng hóa là 200 thu được 0,184g glixerol. Chỉ số axit của X là
A. 10,15 B. 66,67 C. 55,55 D. 67,87
Phần 4. Trắc nghiệm chương 1
Câu 1: Este nào không thu được bằng phản ứng giữa axit và ancol?
	A Allyl axetat	B Vynyl axetat	C Etyl axetat	D Metyl arcrylat
Câu 2: Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được natri axetat và rượu etylic. Công thức của X là 
	A Etyl propionat	B Etyl axetat	C Metyl axetat	D Metyl propionat
Câu 3: Ứng dụng của este trong cuộc sống cũng như trong công nghiệp là:
	A Được dùng điều chế polime để sản xuất chất dẻo 	B Dùng làm hương liệu trong CN thực phẩm
	C Dùng làm dung môi	D Tất cả đều đúng 
Câu4: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là:
	A C17H35COONa và glixerol	B C17H35COOH và glixerol
	C C17H31COONa và etanol	D C15H31COONa và glixerol
Câu 5: Cho sơ đồ: CH4 "A " B " C " D " E " CH4. Hai chất C, D lần lượt là:
	A CH3COOH và CH3COONa	B CH3CHO và CH3COOH
	C CH3COOH và CH3COO-CH=CH2	D C2H5OH và CH3COOH
Câu 6: Ở điều kiện thường chất béo tồn tại ở dạng:
	A Lỏng hoặc rắn	B Lỏng hoặc khí	C Lỏng 	D Rắn 
Câu 7: Cho hỗn hợp hai chất hữu cơ mạch thẳng X, Y tác dụng với NaOH dư thu được một rượu đơn chức và một muối của một axit hữu cơ đơn chức. Nhận xét nào sau đây không đúng?
	A X, Y là 2 este đơn chức của cùng một axit 	B X một axit hữu cơ đơn chức, Y rượu đơn chức
	C X rượu đơn chức, Y là một este đơn chức được tạo ra từ rượu X
	D X axit đơn chức, Y là một este đơn chức được tạo ra từ axit X
Câu 8: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Tử X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng 1 phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
	A Propyl fomat	B Etyl axetat	C Metyl propionat	D Ancol etylic
Câu 9: Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Natri. Công thức cấu tạo của X là:
	A CH3COOCH3 	B HCOOCH3	C CH3COOH	D OHCCH2OH
Câu 10: Số đồng phân đơn chức và tạp chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:
	A 3 và 4	B 3 và 3	C 2 và 3	D 2 và 5
Câu 11: Có bao nhiêu este có công thức phân tử C4H6O2 và chúng đều có thể tạo ra từ phân tử este hóa? 
	A 5	B 2	 C 4	D 1
Câu 12: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là 
	 A X, Y, Z, T. 	B Z,

Tài liệu đính kèm:

  • docDAP_AN_BAI_TAP_TAI_LIEU_ON_TAP_MON_HOA_HOC_LOP_12_THPT_Chuong_1_ESTE_LIPIT.doc