Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả

doc 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 5810Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Lý do chọn đề tài 
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, giáo dục để hiểu biết, để được định hướng trở thành người có ích. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. 
Để giáo chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả thì ngoài phương pháp, hình thức lên lớp đảm bảo thì môi trường cho trẻ hoạt động cũng chiếm một vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp trẻ tiếp thu hiệu quả. Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, môi trường và đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tư duy một cách hiệu quả khi trẻ được nhìn, được sờ mó để tìm hiểu và tiếp thu. Cô có thể nói rất nhiều, giải thích rất nhiều nhưng sẽ kém hiệu quả hơn trẻ được hoạt động trực tiếp. Đặc biệt khi môi trường cô chuẩn bị cho trẻ là môi trường thiên nhiên gần gũi với cuộc sống thì trẻ sẽ tiếp thu hiệu quả hơn.
Hiện nay vấn đề tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động đang được các nhà trường thực hiện nghiêm túc nhưng kết quả còn hạn chế do khi tiến hành một số giáo viên chưa tìm ra các biện pháp hiệu quả để trang trí môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động.
Là một người giáo viên nhiều năm trực tiếp làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ vì vậy tôi đã suy nghĩ, tìm tòi phải làm thế nào để tạo được môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động hiệu quả. Theo tôi nghĩ môi trường đó trước hết phải an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, thẩm mỹ, kỹ năng thực hành, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử phù hợp với môi trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động
 hiệu quả”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả” Nhằm xây dựng cho giáo viên một số giải pháp giúp giáo viên nắm vững cách xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động. Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
Đối tượng: Trẻ mầm non 5 tuổi, môi trường lớp tôi phụ trách
Phạm vi: Lớp 5 tuổi trường Mầm non nơi tôi công tác
4. Giả thiết nghiên cứu:
Nếu như bản thân đưa ra được các biện pháp hữu hiệu nhằm xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao.
	5. Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp quan sát, theo dõi.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Dự báo đóng góp mới của đề tài:
Giúp giáo viên nắm vững ý nghĩa của việc xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng phát triển toàn diện cho trẻ.
Trẻ khỏe mạnh, thoải mái, hứng thú tham gia vào các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận .
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Phong trào thi đua này có thể vận dụng nhiều nội dung cho bậc học Mầm non.
Xây dựng trường học thân thiện lứa tuổi Mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho các em vui chơi, học tập mà còn là một môi trường vui tươi, lành mạnh và hấp dẫn, nơi trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ, được phát biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập để trẻ phát triển một cách toàn diện.
Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện là một trong những nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đó là nội dung đầu tiên trong phong trào này.
Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện là môi trường đó được xây dựng có môi trường thiên nhiên cỏ, hoa, lá đẹp được bố trí phù hợp đảm bảo tính thẩm mỹ, rác thải được xử lý đúng cách, có nguồn nước sạch đảm bảo, có nhà vệ sinh sạch sẽ dành riêng cho trẻ nam và nữ, trường lớp có hàng rào, có sân chơi an toàn, có tủ thuốc cho trẻ sử dụng khi cần, phòng học có mái, sàn và tường được đảm bảo an toàn. 
Trẻ ở lứa tuổi Mầm non rất hiếu động, tò mò, muốn tự mình khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ muốn tự mình cầm, nắm, tháo tung những đồ chơi gì mà nó thích rồi sau đó lại lắp vào một cách ngẫu nhiên. Từ đó giúp trẻ tiếp thu tri thức một cách thoải mái, tự nhiên mà trẻ lại ghi nhớ lâu. Chính vì thế môi trường, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ tự do trải nghiệm. Đó là một yêu cầu bắt buộc giúp trẻ luôn an toàn, hứng thú hoạt động để nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả.
2. Cơ sở thực tiễn .
Trường mầm non chúng tôi, từ những năm học trước đã có một số giáo viên chưa có kinh ngiệm trong việc trang trí lớp học của mình để cho trẻ được hoạt động hiệu quả, mặt khác còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về kinh phí nên việc chuẩn bị môi trường đó vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, đồ dùng đồ chơi các góc chưa nhiều, chưa phong phú các chủng loại, giáo viên chưa thay đổi kịp thời theo chủ đề nên trẻ hoạt động rất gò bó, gây ra sự nhàm chán. Môi trường trong và ngoài lớp chưa thực sự đảm bảo các yếu tố xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện để lôi cuốn trẻ hoạt động tích cực. 
3. Thực trạng chung của Trường mầm non. 
3.1. Tình hình về Trường Mầm non.
Trường Mầm non chúng tôi được thành lập năm 1970, là một trường có truyền thống trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của các ngành, các cấp, đến nay trường đã có cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên được thiết kế đẹp, có đủ diện tích, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị chăm sóc, giáo dục trẻ được đầu tư mua sắm đầy đủ, đảm bảo cho trẻ hoạt động. Đặc biệt các phương tiện đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non đã được mua sắm đầy đủ theo thông tư 02.
Đội ngũ cán bộ giáo viên 12 người đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng nổ tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Trong nhà trường tạo được mối quan hệ đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.2. Tình hình về việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
2.1. Thuận lợi:
Nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở GD - ĐT, Phòng GD - ĐT tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi. Đến nay cơ sở vật chất thuận lợi, phòng học khang trang, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ đảm bảo cho trẻ hoạt động.
	Phần lớn giáo viên nhiệt tình năng nổ trong mọi hoạt động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các loại tài liệu liên quan chuẩn bị môi trường tự nhiên cũng như các hoạt động khác được cung cấp đầy đủ.
Các cháu phần lớn là con gia đình có điều kiện, được chăm sóc, giáo dục một cách chu đáo nên rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, hứng thú thích tham gia các hoạt động ở trường.
Trường mầm non chúng tôi đóng trên địa bàn trung tâm của khu dân cư có nền văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội phát triển. Được sự đồng tình ủng hộ cao của các bậc phụ huynh, họ sẵn sàng đóng góp kinh phí, nguyên vật liệu để giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
2.2. Khó khăn:
Một số ít giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ chưa làm tốt công tác chuẩn bị môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói chung cho trẻ hoạt động còn hạn chế.
Một số trẻ còn nhút nhát, chưa dám bộc lộ hết những khả năng của mình trong các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cũng như việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học cùng cô.
Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc đóng góp nguyên vật liệu thiên nhiên cùng cô làm đồ dùng đồ chơi và chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động.
Trường tôi trong những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo nghành cùng với sự hướng dẫn sát sao của ban giám hiệu nhà trường, việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục luôn được thực hiện khá tích cực. Song những kết quả trên trẻ còn chưa cao, trẻ chưa phát huy được hết khả năng của mình vào các hoạt động. Theo kết quả mà tôi điều tra cho thấy trẻ còn khá thụ động, chưa thật sự tích cực. Về phía giáo viên, các cô giáo chưa thật sự quan tâm và chú trọng đến những hứng thú và khả năng của trẻ.
Môi trường hoạt động của trẻ còn ít nhiều bị hạn chế bởi các vấn đề như khuôn viên trường lớp, sự hạn chế về các đồ dùng đồ chơi ở các góc hoạt động. 
Qua khảo sát đầu năm như sau: 
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
Ghi chú
1
Số trẻ nắm được kiến thức qua các hoạt động
20/30
47,6%
2
Số trẻ thực hiện được các kỹ năng của trẻ qua các hoạt động
21/30
50%
3
Trẻ biết bảo vệ môi trường
22/30
52%
4
Sự tham gia ủng hộ của phụ huynh
23/30
55%
Từ thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ mầm non một cách hiệu quả.
II. Các biện pháp thực hiện.
Môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ Mầm non hoạt động hiệu quả, phát huy được khả năng của trẻ qua việc khuyến khích trẻ độc lập tìm tòi, sáng tạo giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt phát triển. Để làm tốt điều này bản thân tôi đã sử dụng những biện pháp sau:
2.1. Lập kế hoạch trang trí chủ đề. 
Để tạo được môi trường lớp học xanh - sạch - đẹp - an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động hiệu quả thì trước tiên tôi đã lập kế hoạch rõ ràng từng chủ đề. Sau đó tôi căn cứ vào chủ đề đó để trang trí môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động. Khi có đầy đủ đồ dùng và môi trường thẩm mỹ, an toàn và thân thiện thì trẻ sẽ tích cực khám phá hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên khi lên kế hoạch trang trí chủ đề trong và ngoài lớp đó tôi luôn căn cứ vào nhu cầu hứng thú của trẻ và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Để từ đó có sự chuẩn bị về đồ dùng, về các hình ảnh trang trí xung quanh lớp, các nguyên vật liệu ở các góc theo từng chủ đề nhánh và môi trường ngoài trời phù hợp cho trẻ hoạt động để trẻ được khám phá lần lượt từng chủ đề một cách hiệu quả.
	Ví dụ: Trước khi thực hiện chủ đề: “Trường mầm non”. Dựa vào mục tiêu, nội dung, mạng hoạt động của chủ đề, dựa vào khả năng của trẻ mà tôi lên kế hoạch trang trí cho chủ đề theo từng chủ đề nhánh bằng những câu hỏi như sau:
	Tranh ảnh liên quan đến chủ đề là gì?
	Các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động trong chủ đề là những gì?
	Các góc cần trang trí như thế nào?
	Môi trường ngoài lớp cần những gì?
	Và khi chuẩn bị cần làm gì để đảm bảo an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động hiệu quả?
	Khi đã đề ra mục tiêu cho việc tạo dựng môi trường tôi bắt tay vào thực hiện trang trí chủ đề dựa trên các câu hỏi mà tôi đã đề ra ở trên. Trong quá trình thực hiện tôi vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
	 2.2. Rà soát, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn trong trường, lớp.
	Tôi thực hiện nghiêm túc thông tư 13/2010/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn không tai nạn thương tích cho trẻ bởi tôi nhận thức được rằng an toàn đối với trẻ là trên hết. Ngay từ đầu năm học tôi đã liệt kê các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ cả môi trường trong lớp lẫn môi trường ngoài trời. Những cái nào mà tôi có thể tự bổ sung, hay loại bỏ thì tôi tiến hành thực hiện còn những cái nào mà tôi không thể thực hiện thì tôi tham mưu lên Ban giám hiệu nhà trường bổ sung, loại bỏ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
	Ví dụ: Những nguy cơ gây mất an toàn trong lớp, ngoài trời mà tôi có thể xử lý được đó là: Các loại cây xanh có gai, có mủ gây nguy hiểm, các loại đồ chơi quá nhỏ trẻ có thể nuốt, các loại đồ chơi nhọn có thể đâm trẻ tôi loại bỏ hoặc các loại tủ đồ dùng có thể ngã vào trẻ tôi cố định chúng vào tường. Khi loại bỏ đồ dùng gây nguy hiểm tôi kịp thời bổ sung các đồ dùng, đồ chơi tương tự an toàn hơn để trẻ hoạt động.
	Những nguy cơ gây mất an toàn như: Các loại đồ chơi ngoài trời bị ôxi hóa, các loại đồ chơi bị hỏng, gãy có thể làm trẻ bị ngã tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường sửa chữa hoặc loại bỏ và bổ sung cái khác. Giếng nước, nhà bếp tôi tham mưu ban giám hiệu làm hàng rào, trong sân trường không trồng cây có gai, có sâu...
	Làm được những việc đó nên đến nay nhà trường nơi tôi công tác đã loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
	2.3. Phối hợp với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu thiên nhiên.
 Nguyên vật liệu thiên nhiên là một trong những vật liệu quan trọng tạo nên môi trường an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động. Nhận thức được điều này tôi đã luôn phối hợp với phụ huynh để họ đóng góp nguyên vật liêu thiên nhiên để tôi có thể sử dụng vào hoạt động trang trí môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động hiệu quả. 
Đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi trước hết phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ mang tính tưởng tượng kích thích trẻ tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Vật liệu làm đồ dùng đồ chơi vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh những gì nhà trường đã trang bị giáo viên cần chuẩn bị trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo cần phải tuyên truyền đên các bậc phụ huynh việc học sinh vùng nhau đóng góp “Ngân hàng vật liệu” của lớp, các vật liệu sẵn có ở địa phương, bởi phụ huynh là một lực lượng hỗ trợ đắc lực trong quá trình sưu tầm tìm kiếm nguyên vật liệu.
Để huy động được sự đóng góp của phụ huynh trước hết tôi phải tạo được sự tin tưởng của phụ huynh, phụ huynh hiểu về nội dung chương trình giáo dục Mầm non và hiểu về tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó tôi đã tổ chức một buổi triển lãm trưng bày các loại “Đồ dùng đồ chơi” mà tôi đã làm bằng vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương thật hấp dẫn như: các đồ dùng phích nước, làn, các con vật.
 Các nguyên vật liệu sưu tầm từ phụ huynh
 Khách tới dự buổi triển lãm này là các bậc phụ huynh trong lớp và một số lớp lân cận. Trong buổi triển lãm tôi giới thiệu cho các bậc phụ huynh biết tác dụng của các bộ đồ chơi đó nhằm giúp họ hiểu được ý nghĩa của đồ chơi tự tạo, tôi còn hướng dẫn cho phụ huynh cách làm đồ chơi đơn giản ở gia đình cho trẻ hoạt động
 Các vật liệu chuẩn bị theo chủ đề chủ điểm, để chuẩn bị thực hiện một chủ đề nào đó, tôi tuyên truyền trước một tuần cho phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên để làm phục vụ cho chủ đề đó
Những nguyên vật liệu thiên nhiên mà tôi huy động của phụ huynh là các loại lá cây, tre, nứa, chai lọ, các hòn đá từ thiên nhiên. Khi có được các nguyên vật liệu đó tôi phân loại và rửa sạch sau đó đưa vào ngân hàng các nguyên vật liệu thiên nhiên và sử dụng làm đồ dùng đồ chơi trang trí môi trường trong và ngoài lớp học
 Ví dụ: Chủ đề thế gia đình: Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu như: Các loại vỏ sữa tươi, sữa chua, thìa sữa chua, mo cau, vải vụn, hộp bánh kẹo.Để làm đồ dùng trong gia đình. Tủ đồ, quần áo, xong, bát, đĩa, dày dépRơm, mảnh chiếu.
 Ví dụ: Chủ đề các con vật: Các nguyên vật liệu cần sưu tầm để thực hiện chủ đề đó là: Sỏi đá, lá đa, lá mít, lá tràm, lá chuối, vỏ sò, ốc, hến, các loại vỏ chai nhựa: Chai dầu rửa, chai dầu gội, hộp sữa tươi, để làm các con vật như: Con voi, con hươu cao cổ, con cá, con trâu, con sâu, con chim cánh cụtCác lon bia, thanh gỗ..để làm các dụng cụ âm nhạc như trống lắc, thanh gõ,,
 Ví dụ: Chủ đề thực vật: Chủ đề thế giới thực vật: Tôi cùng với phụ huynh – trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu như: Các loại hoa, quả, cành khô, lá khô, hạt khô: như hạt na, hạt bưởi, hạt gấc, quả bằng lăng, hoa thông, vỏ lạc, cây cỏ, cây cói
Tất cả các nguyên phế liệu sưu tầm về đều được vệ sinh sạch sẽ phân loại theo từng chủ đề, chủ điểm. Mỗi chủ đề bỏ vào thùng cát tông có dán nhãn ký hiệu của chủ đề đó để tiện lợi, khoa học cho việc sử dụng.
2.4. Dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
Sau khi huy động sự đóng góp các nguyên vật liệu thiên nhiên từ phụ huynh tôi bắt đầu huwongs dẫn trẻ và cùng trẻ làm các loại đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu đó. Khi hướng dẫn trẻ làm vừa giúp trẻ khéo léo, có kỹ năng làm các loại đồ dùng, đồ chơi vừa tạo ra thế giới đồ dùng đồ chơi cho trẻ các loại nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương vừa giúp trẻ phát huy tính độc lập, tư duy, tích cực sáng tạo của trẻ. Mặt khác góp phần tiết kiệm được kinh phí mua sắm nguyên vật liệu đồng thời có hiệu quả trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó trẻ hứng thú hoạt động hay không còn phụ thuộc vào cô giáo và các phương pháp, phương tiện mà cô sữ dụng để giúp trẻ khám phá nên cô giáo phải có sự sáng tạo trong việc cải tiến phương pháp và tìm ra những cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu đơn giản để tạo ra đồ chơi mà trẻ thích.
* Làm con công xinh đẹp.
- Cách làm: Đặt úp hộp sữa chua, dùng keo dán những cái thìa sữa chua lên hộp sữa chua để làm cánh con công, dán 1 cái thìa phía trước phần đầu con công, sau đó cắt những miến xốp có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có màu sắc khác nhau để dán vào các cái thìa làm màu sắc lông con công, như vậy ta được một con công làm bằng hộp sữa chua rất đẹp.
* Đoàn tàu thống nhất:
- Nguyên liệu: 
Các hộp sữa tươi Vinamilk, loại cao và loại thấp, các nút chai nhựa, ống hút sữa.
- Cách làm: Dùng vỏ hộp sữa tươi loại cao làm đầu tàu, gắn tiếp các hộp sữa tươi loại thấp phía sau làm toa tàu.
- Dùng các nắp chai nhựa gắn phía dưới hộp làm bánh tàu .
- Gắn tiếp 01 ống hút nhựa phía trên ống sữa cao làm ống khói ta được đoàn tàu, dùng bút màu trang trí các cửa lên - xuống, cửa sổ để đoàn tàu sinh động hơn.
* Chú lợn ngộ nghĩnh:
- Nguyên vật liệu:
Hộp sữa tươi làm bằng nguyên liệu nhựa đã sữ dụng, keo nước, ống hút bằng nhựa và một xốp màu
- Cách làm: Đặt nằm hộp sữa, cắt xốp có dạng hình cái tai con lợn dán hai bên hộp sữa để làm tai lợn, sau đó cắt các hình tròn dán phía trước hộp sữa làm mắt và mũi, miệng con lợn, cát cái đuôi dán phía đáy làm đuôi con lợn, cắt ống hút làm chân con lợn sẽ được con lợn ngộ nghĩnh
Từ những nguyên vât liệu trên tôi không chỉ hướng dẫn trẻ làm con lợn, con công, đoàn tàu mà còn làm được rất nhiều đồ chơi khác nữa như làm con chim cánh cụt từ chai dầu gội, cái giỏ đựng..
b. Làm đồ chơi từ vỏ sò, ngao, ốc, vẹm.
Ngao, sò, vẹm, mai mực là những nguyên vật liệu thiên nhiên rất gần gũi, dễ kiếm tìm đối với các phụ huynh. Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi từ chất liệu này phần nào giúp trẻ thêm yêu quý sản phẩm thiên nhiên từ miền biển.
Ví dụ : Chú cánh cam sặc sỡ :
- Nguyên vật liệu:
+ Vỏ ngao, vỏ sò, màu nước, bút lông
- Cách làm:
 + Đặt úp vỏ sò, dùng màu nước quét lên vỏ sò theo những màu sắc khác nhau, sau đó lấy bút long chấm lên vỏ sò làm mắt, miệng, trang trí con cánh cam cho đẹp
Ví dụ: Làm con chó đáng yêu: 
- Nguyên liệu: + Vỏ sò, vỏ vẹm, vỏ ngao, keo nến.
- Cách làm:
Tôi gợi mở cho trẻ nói lên ý tưởng của trẻ:
Từ các loại vỏ này các con muốn làm gì?
Con có thể nói cho cô nghe ý tưởng của mình được không?
Vì sao con muốn làm cái này?
+ Dùng một vỏ ngao làm đế, lấy một vỏ vẹm đặt đứng trên cái vỏ ngao làm đề đó để làm mình con chó, tiếp tục gắn một vỏ ngao lên để làm mặt con chó, tiếp theo gắn 02 vỏ ngao nhỏ hơn hai bên mặt để làm tai chó và lấy vỏ hến gắn lên làm mắt, mũi của con chó,

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc