Phiếu bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 12

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 12
1.	Ancol và amin nào sau đây có cùng bậc:
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2	B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
C. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5NHCH3	D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
2.	Thuốc thử để phân biệt các dd: etyl amin, anilin, glucôzơ, glixerol
A. Quỳ tím, dd brom	B. Quỳ tím, Cu(OH)2/ NaOH
C. Quỳ tím, dd AgNO3/ NH3	D. A và B đều đúng
3.	Cho sơ đồ phản ứng X è C6H6 è Y è anilin. X và Y lần lượt là:
A. C2H2 và C6H5NO2	B. C2H2 và C6H5CH3
C. C6H12 (xiclo hexan) và C6H5CH3	D. CH4 và C6H5NO2
4.	Phương trình hóa học nào sau đây không thể hiện tính bazơ của amin:
A. CH3NH2 + H2O è CH3NH3+ + OH–	
B. C6H5NH2 + HCl è C6H5NH3Cl
C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O è Fe(OH)3 + 3CH3NH3+	
D. CH3NH2 + HNO2 è CH3OH + N2 + H2O
5.	Thể tích nước brom 3% (D = 1,3 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4g tribromanilin là:
A. 82,05ml	B. 164,1 ml	C. 277,33ml	D. 114,6 ml
6.	Dd X gồm HCl và H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59g hỗn hợp 2 amin no đơn chức mạch hở, bậc một (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lít dd X. CT của hai amin có thể là:
A. CH3NH2 và C4H9NH2	B. C3H7NH2 và C4H9NH2	C. C2H5NH2 và C4H9NH2	D. A và C đều đúng
7*. 	Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6g CO2, 12,6g hơi nước và 69,44 lít khí N2. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi trong đó nitơ chiếm 80% thể tích. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m và CTPT của amin A là:
A. 9g, C2H7N	B. 93g, C3H9N	C. 7,6g, C2H7N	D. 9g, C3H9N
8.	Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dd NaOH, đun nóng thu được dd Y và 4,48 lít khí (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là:
A. 16,5	B. 14,3	C. 8,9 	D. 15,730.	Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dd NaOH, đun nóng thu được dd Y và 4,48 lít khí (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là:
A. 16,5	B. 14,3	C. 8,9 	D. 15,7
9.	Cho 100ml dd một amino axit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dd NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng, cô cạn dd thu được 2,5g muối khan. Mặt khác 100g dd amino axit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dd HCl 0,5M. CT của amino axit là:
A. H2NCH2COOH	B. H2NC3H6COOH	C. (H2N)2C3H5COOH	D. H2NC3H5(COOH)2
10.	Thủy phân hoàn toàn một mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala – Gly, Gly – Ala, và tripeptit Gly – Gly – Val. Trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A là:
A. Gly – Val – Ala – Gly – Gly	B. Gly – Gly – Ala – Gly – Val
C. Gly – Ala – Gly – Gly – Val	D. Ala – Gly – Gly – Val – Gly
11.	Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucôzơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng:
A. NaOH	B. AgNO3/ NH3	C. Cu(OH)2/ NaOH	D. HNO3
12.	Một trong những điểm khác nhau giữa protêin với cacbohiđrat và lipit là:
A. Protêin luôn có khối lượng phân tử lớn hơn	B. Phân tử protêin luôn có nguyên tử nitơ
C. Phân tử protêin luôn có nhóm chức OH	D. Protêin luôn là chất hữu cơ no
13.	Tripeptit là hợp chất:
A. Mà mỗi phân tử peptit có 3 liên kết peptit
B. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
C. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
D. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit
14.	Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng:
A. Peptit có thể thủy phân hoàn toàn thành các α– amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ
B. Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ
C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím
D. Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số peptit nhất định
 15. Tính chất nào của anilin chứng tỏ gốc phenyl ảnh hưởng đến nhóm amino?
	A. Phản ứng với axit nitrơ tạo ra muối điazoni	B. Phản ứng với axit clohiđric tạo ra muối
	C. Phản ứng với nước brom dễ dàng	D. Không làm xanh giấy quỳ tím
16. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của anilin:
	A. Sản xuất polime B. Sản xuất phẩm nhuộm C. Làm nước hoa D. Sản xuất thuốc chữa bệnh
 17. Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do yếu tố nào?
	A. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N
	B. Nhóm NH2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của N
	C. Phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3
	D. Nhóm - NH2 có một cặp electron chưa liên kết
18. Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do:
	A. Sự đông kết	B. Sự đông tụ	C. Sự đông rắn	D. Sự đông đặc
19. Khi thủy phân hoàn toàn policaproamit trong ddịch NaOH nóng, dư được sản phẩm nào sau đây?
	A. H2N(CH2)5COOH	B. H2N(CH2)6COONa	C. H2N(CH2)6COOH	D. H2N(CH2)5COONa 

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_chuong_iii_mon_hoa_hoc_lop_12.doc