Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “truyện kiều” - Ngữ văn lớp 10

pdf 64 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “truyện kiều” - Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “truyện kiều” - Ngữ văn lớp 10
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:1
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. lý do chọn đề tài:
 I.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngữ văn là một trong những môn có số giờ học cao nhất ở trường
Phổ thông. Ngoài tính chất là môn học công cụ góp phần hình thành những
kĩ năng cơ bản, thiết yếu cho học sinh. Nó còn là môn học còn có những đặc
thù riêng biệt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện cho lứa tuổi học sinh. Nó trang bị cho học sinh công cụ để
giao tiếp, học tập, sinh hoạt và nhận thức về xã hội. Hơn nữa, việc dạy văn
ở trường phổ thông còn giúp cho học sinh có được những tình cảm, những
tư tưởng tốt đẹp: biết yêu quý các giá trị chân-thiện-mĩ, căm ghét cái độc
ác, cái xấu xa, giả dối, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn, có tình
yêu thiên nhiên, có lòng yêu nước, tinh thần tôn trọng và phát huy các giá trị
văn hoá của dân tộc và nhân loại, có lòng ham muốn đem tài trí của mình
cống hiến cho quê hương, đất nước và cho nhân loại.
Học văn là học làm người bởi văn học là nhân học. Nhưng hiện nay
học sinh đang dần rời xa môn học nhiều ý nghĩa này. Thực tế trên khiến bản
thân tôi – một giáo viên dạy văn, thường xuyên trăn trở suy tư là làm sao
để có được những giờ học vừa truyền tải được nhiều kiến thức cho học
sinh, vừa giúp học sinh ngày càng yêu quý môn văn và hứng thú hơn nữa
trong việc học tập và say mê nghiên cứu để không ngừng mở mang trí tuệ,
kiến thức cho bản thân. Từ vấn đề đó, tôi nhận thầy rằng cần phải đổi mới
phương pháp dạy học Văn theo hướng tích hợp bằng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, ở tất cả các bộ môn học nói chung và môn ngữ Văn nói
riêng, cấu trúc của một bài học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc
thoại của thầy mà là sân khấu đối thoại của thầy và trò . Ở đó người dạy tạo
ra những hoạt động cụ thể và người học đáp lại bằng những việc làm c ủa trí
tuệ, cảm xúc. Phương thức hoạt động hô ứng này tất nhiên phải tìm đến
một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học bằng việc thiết kế hệ thống
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:2
câu hỏi đa dạng phức hợp. Vấn đề đặt ra là phải soạn thảo một hệ thống câu
hỏi như thế nào? để bài học th ực sự hiệu quả.
Nếu các môn học khác, câu hỏi chỉ được dùng như một biện pháp dạy
học bổ sung, thì ở môn ngữ Văn, câu hỏi trở thành một biện pháp hàng đầu
của hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản. Hệ thống câu hỏi hợp lý khoa học
không chỉ góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà nó còn là
yếu tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao chất lượng cũng như việc
thẩm định kiến thức giáo dục hiện nay. Sự thành công của giờ dạy văn
không chỉ nhờ vào kiến thức của người dạy, nội dung bài giảng, mà còn
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: ý đồ thiết kế bài giảng, xây
dựng hệ thống câu hỏi và việc ứng dụng các tiện ích từ công nghệ thông
tin(CNTT).
Nhận thức được rất rõ những điều trên, là giáo viên trực tiếp giảng
dạy môn ngữ Văn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi nhận
thấy khâu thiết kế hệ thống câu hỏi cho các tiết dạy đọc văn là khâu quan
trọng nhất, mất nhiều thời gian và tâm huyết nhất. Đồng thời đây cũng là
nỗi băn khoăn trăn trở của không ít đồng nghiệp trước mỗi giờ lên lớp.
Làm thế nào có thể nâng cao chất lượng của giờ dạy? Làm thế nào để có
thể đáp ứng những nhu cầu mà bài học đặt ra .
Vậy nguyên nhân của vấn đề là từ đâu. Theo tôi thì có rất nhiều nguyên
nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là
những người đang hàng ngày trực tiếp bước lên bục giảng chưa có một
phương pháp, một cách thức thực sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối
tượng học sinh, tâm lý của học sinh nên chưa tạo được sự lôi cuốn, hấp
dẫn các em cùng tham gia vào việc học bộ môn này. Bắt nguồn từ thực tế
đó, tôi đã không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và rồi nhận ra rằng việc
thiết kế hệ thống câu hỏi ở nhiều hình thức khác nhau cho hệ thống bài
giảng đọc hiểu văn bản bằng công nghệ thông tin là đúng đắn và hợp lý
nhất để vừa làm tăng sự hứng thú, hấp dẫn từ phía hs đến với môn học.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:3
Cũng như giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho giáo dục hiện nay.
Thật bất ngờ giải pháp này đã đem lại kết quả khả quan, ngoài sự mong
đợi. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài : Phát huy tính tích cực của học sinh
thông qua hệ thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích
“Truyện Kiều” bằng công nghệ thông tin – chương trình Ngữ văn lớp 10
. Với mục đích trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp về những kinh
nghiệm thực tế giảng dạy môn ngữ Văn nói chung và đọc hiểu văn bản vào
thực tế giảng dạy “Truyện Kiều” và các đoạn trích - Ngữ văn lớp 10 nói
riêng.
I. 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
I. 2.1. Đối tượng:
Với những hiện tượng của việc dạy và học bộ môn Ngữ Văn trong
những năm gần đây mà tôi đã nêu trên, đó là hiện tượng rất đáng quan tâm
không chỉ ở đơn vị trường của tôi đang giảng dạy mà còn là vấn đề chung
cho nhiều trường trên địa bàn huyện và tỉnh. Do vậy, với đề tài này thì tôi
không chỉ nhằm hướng đến học sinh của đơn vị Trường THPT Tôn Đức
Thắng của tôi đang giảng dạy mà còn nhằm góp phần nhỏ bé của mình cho
các đồng nghiệp của tôi và học sinh của một số trường trong địa bàn huyện
miền núi Đức Cơ nói riêng và trong tỉnh Gia Lai nói chung.
I. 2. 2. Phạm vi áp dụng.
 Bộ môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của
chúng ta. Việc khắc phục những hiện tượng trên là nhiệm vụ cấp bách của
tôi cũng như của những người đảm nhiệm giảng dạy bộ môn này. Do vậy
với đề tài này mặc dù đối tượng chủ yếu mà tôi muốn hướng đến là học
sinh của trường tôi đang giảng dạy. Song với tính hiệu quả và thiết thực của
nó, nên đề tài này không chỉ áp dụng trong phạm vi của Trường THPT Tôn
Đức Thắng mà nó có thể áp dụng cho một số đơn vị trường học khác trên
địa bàn huyện và trong tỉnh.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:4
Đồng thời các giáo viên thuộc các bộ môn học khác cũng có thể tham
khảo và vận dụng một số giải pháp của đề tài này để giúp giảng dạy tốt hơn
trong thời gian tới.
II. Cấu trúc đề tài: gồm 3 phần:
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ,
Phần hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Chương I: Các cơ sở của đề tài:
 I. 1. Cơ sở lí luận.
I. 2. Cơ sở thực tiễn.
Chương II: Giải pháp thực hiện:
II. 1. Câu hỏi phát hiện,
II. 2. Câu hỏi tưởng tượng,
II. 3. Câu hỏi nêu vấn đề,
II. 4. Câu hỏi cảm xúc,
II. 5. Câu hỏi quan điểm.
 Chương III. Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ
thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện
Kiều” bằng công nghệ thông tin - Ngữ văn lớp 10, Áp dụng vào thiết
kế bài giảng cụ thể.
III. 1. Soạn giảng giáo án trên Microsoft Word,
III. 2. Thiết kế giáo án trên Microsft Powerpont.
Phần ba: KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:5
Phần hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Chương I. Các cơ sở của đề tài:
I. 1. Cơ sở lý luận:
Theo từ điển tiếng Việt: Hỏi là nói ra điều mình muốn người ta cho
mình biết với yêu cầu được trả lời; Nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong
muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng. Như vậy câu hỏi có đặc điểm:
Hướng vào đối tượng tiếp nhận; Đặt ra yêu cầu hoặc nhiệm vụ; Đòi hỏi sự
đáp ứng hoặc trả lời. Các nhà giáo người Pháp lại quan niệm: Hệ thống câu
hỏi không đơn thuần là một loại câu hỏi được hỏi nhiều lần mà hệ thống
câu hỏi gồm nhiều loại câu hỏi được thiết kế theo một mạch lô gíc được
nêu ra đúng lúc, câu nọ khởi nguồn cho câu kia và được đan xen một cách
nhịp nhàng. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên cần nhận thức được rằng hệ thống
câu hỏi là một phương tiện đắc lực góp phần tạo cho việc vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học bộ môn một cách tốt nhất.
Với chương trình sách giáo khoa mới, ở môn ngữ Văn: phần Đọc
hiểu văn bản là phần quan trọng nhất không chỉ quyết định đến việc đánh
giá kết quả học tập bộ môn mà còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục
nhân cách cho học sinh. Từ đó ta có thể rút ra kết luận về vai trò, tác dụng
của hệ thống câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản như sau:
- Câu hỏi có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công
của các tiết học. Nó làm thức tỉnh trí tò mò của học sinh, kích thích việc tư
duy ở người học, thúc đẩy các em tìm kiếm tri thức mới. Nhờ đó học sinh
được đặt vào vị trí trung tâm, vai trò chủ thể của người học mới được xác
lập.
- Qua suy nghĩ, trả lời hệ thống câu hỏi, học sinh không chỉ hiểu kỹ,
hiểu sâu tri thức mà còn được rèn luyện, phát triển tư duy, cảm xúc ; được
hình thành phương pháp cách thức phát hiện tri thức; được hưởng niềm
hạnh phúc của lao động trí tuệ. Đây là mục tiêu quan trọng của v iệc giáo
dục – đào tạo hiện nay.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:6
- Việc sử dụng hệ thống câu hỏi còn đẩy mạnh sự tương tác giữa
giáo viên và học sinh, giữa người học với người học đem lại không khí đối
thoại dân chủ trong giờ học. Qua đó tập cho các em thói quen hợp tác,
chung sống với tập thể, cộng đồng.
- Tạo cơ hội cho người học được trình bày những ý tưởng của mình
đồng thời có cơ hội lắng nghe ý kiến của bạn bè để từ đó có cơ hội so sánh,
đối chiếu, đánh giá và học hỏi lẫn nhau; nâng cao năng lực diễn đạt, năng
lực giao tiếp cho người học.
- Về phía giáo viên việc sử dụng hệ thống câu hỏi để tổ chức dạy học
giúp giáo viên có những thông tin phản hồi, từ đó rút kinh nghiệm cho việc
giảng dạy của mình.Tuy nhiên, trong các tiết dạy giáo viên cần chú ý đên
mối quan hệ của hệ thống câu hỏi theo ba hướng cơ bản sau: Đọc – hiểu;
suy nghĩ – vận dụng; liên tưởng – tích lũy của các phương pháp dạy học
hiện đại.
Các loại câu hỏi được sử dụng trong tiết dạy đọc hiểu gồm nhiều
loại: Nếu chia theo tiết dạy sẽ có các loại câu hỏi sau: (nhóm 1) Câu hỏi
vào bài( nêu vấn đề, giác ngộ nhiệm vụ) nhằm tạo tâm lý tăng tính tích cực
cho học sinh; Câu hỏi tổ chức, điều khiển học sinh nắm tri thức mới; Câu
hỏi củng cố kiến thức; Câu hỏi rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; và Câu hỏi kiểm
tra kết quả học tập.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loại câu hỏi có thể sử
dụng trong tiết dạy đọc hiểu văn bản là: (nhóm 2) Các câu hỏi phát hiện;
Các câu hỏi tưởng tượng; Câu hỏi nêu vấn đề; Câu hỏi cảm xúc và câu hỏi
quan điểm.
Còn nếu theo cách đánh giá của Bloom (đã chỉnh sửa năm 2001) hệ
thống câu hỏi được phân loại thành 6 cấp độ sau: (nhóm 3) Câu hỏi ở mức
độ biết; Câu hỏi ở mức độ hiểu ; áp dụng; phân tích; đánh gia; và mức độ
sáng tạo. Mỗi loại câu hỏi là một yêu cầu cần một cách thức hỏi khác nhau.
Như vậy về mặt lí luận, người giáo viên phải nắm vững được bản chất của
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:7
hệ thống câu hỏi và sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù
hợp, vừa sức đặc biệt là cách thức hỏi để tiết dạy thêm hấp dẫn, gây được
hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện tốt mục tiêu bài học.
I. 2. Cơ sở thực tiễn:
Thời gian gần đây báo thường nói đến sự bất cập trong hệ thống câu
hỏi trong các giờ lên lớp của giáo viên Ngữ văn THPT: Thông qua việc dự
giờ của các đồng nghiệp ở trường THPT Lê Hoàn, trường THPT Nguyễn
Trường Tộ và ngay tại trường THPT Tôn Đức Thắng nơi tôi đang công tác
vẫn có nhiều câu hỏi không cần thiết phải hỏi, không kích thích được tư
duy của học sinh, những câu hỏi quá dễ, quá khó hoặc quá mơ hồ , Em
hãy tóm tắt phần tiểu dẫn; hoặc khi dạy Truyện Kiều - Nguyễn Du, giáo
viên đặt câu hỏi: Em cho biết Truyện Kiều của ai? Truyện Kiều viết về ai?
Viết vào năm nào? Tâm sự của Nguyễn Du là gì?, Vấn đề này là do giáo
viên khi thực hiện các tiết dạy đọc hiểu văn bản không để tâm đến tính
khoa học, hệ thống trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Chính từ sự
không ý thức như đã nêu ở trên khiến cho tiết dạy không thành công, không
đáp ứng được mục tiêu của bài học. Nếu có dự giờ kiểm tra thì chỉ đưa vào
vài ba câu hỏi cốt là để cho học sinh được đứng lên ngồi xuống thay vì các
em ngồi yên nghe cô giảng ; có trường hợp gặp phải vấn đề mới, khó đã
khiến cho thầy cô lúng túng, sau đó lơ luôn.
Mặt khác từ trước đến nay môn Ngữ Văn là một trong những môn
học rất ít được sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học đối với phần
lớn giáo viên chỉ là cuốn sách giáo khoa, tập giáo án, viên phấn và một vài
tranh ảnh cũng hết sức đơn sơ, nghèo nàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên, nhưmg theo tôi chủ yếu do hai nguyên nhân sau:
- Một là (Nguyên nhân khách quan): Môn Ngữ Văn là môn học ngôn
từ, chủ yếu là sử dụng ngôn từ, dùng nhiều trí tưởng tượng, liên tưởng để
hiểu và cảm nhận hình tượng. Vì thế mà một số người cho rằng không nên,
không cần thiết phải sử dụng giáo cụ trực quan hay thiết bị dạy học gì.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:8
Cũng xuất phát từ nhận thức ấy mà từ trước đến nay việc đầu tư cho
thiết bị dạy học ở môn Ngữ Văn dường như không có. Hoặc nếu có thì cũng
chỉ là vài bức tranh dân gian, mấy bức chân dung các nhà văn, nhà thơ kèm
theo bản chụp bìa các tác phẩm của họ.
- Hai là (Nguyên nhân chủ quan): Một số giáo viên chưa nhận thức hết
được vai trò và tác dụng của đồ dùng dạy học, chưa đầu tư nhiều về phương
hướng và cách thức sử dụng phương tiện một cách hiệu quả, chưa chịu khó
sưu tầm và tự tạo thiết bị dạy học cho phù hợp.
Gần đây việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông đã
được triển khai đồng bộ (từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện
kiểm tra, đánh giá). Vì vậy, việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Ngữ
Văn đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó việc giáo viên không biết cách khai thác hệ thống câu
hỏi hợp lý vừa không giúp học sinh nắm được bài học cũng như bộc lộ suy
nghĩ, quan điểm lại vừa tạo cho không khí lớp học trở nên nặng nề, gây áp
lực tâm lý, tạo cảm giác bi quan chán nản khi đứng trước những vấn đề quá
khó, quá mới. Vì vậy trong những trường hợp này giáo viên cần phải sử
dụng linh hoạt các phương pháp, ví dụ như xen kẽ vào đó các câu trắc
nghiệm khách quan, hoặc những câu hỏi gợi mở dần dần vấn đề. Làm được
điều đó thì tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
Chương II. Giải pháp thực hiên:
Như chúng ta đã biết việc thiết kế một hệ thống câu hỏi khoa học
phù hợp với nội dung giờ dạy đọc hiểu văn bản và vừa sức với trình độ học
sinh là điều rất quan trọng và cần thiết đòi hỏi người giáo viên phải đặc biệt
quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau:
- Phải hiểu rõ bản chất của từng loại câu hỏi ( về mục đích, nội dung,
dạng thức và các hình thức hỏi).
- Phải nắm chắc được mục tiêu cơ bản của từng tiết học (về kiến thức
trọng tâm, kỹ năng, thái độ) thể hiện qua từng phần, mục của bài học. và
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:9
yêu cầu tích hợp kiến thức giữa các phân môn: Đọc văn; Tiếng Việt; Làm
văn.
- Phải có cảm nhận sâu sắc về tác phẩm văn chương sẽ dạy (đọc
trước văn bản nhiều lần; thu thập các tài liệu về văn bản; đặt văn bản vào
bối cảnh, thời điểm mà tác giả sáng tác văn bản; đối chiếu so sánh, liên hệ
với các văn bản khác trên cùng bình diện. Từ đó đề xuất cách tiếp cận hợp
lý nhất.)
- Tiếp đó cần nắm chắc trình độ học sinh để xây dựng hệ thống câu
hỏi cho phù hợp.
- Trong khi thiết kế hệ thống câu hỏi cho các tiết dạy đọc hiểu văn
bản cần chú ý đến các dạng câu hỏi theo nhóm 2 (như đã trình bày ở trên).
II. 1. Dạng câu hỏi phát hiện:
Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhận diện được các chi tiết,
hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, có trong một câu thơ, đoạn thơ hay
trong câu văn đoạn văn bản nào đó mà giáo viên yêu cầu. Cũng có thể là
phát hiện các phương thức biểu đạt trong câu thơ, đoạn văn đó.
Cách thức cấu tạo loại câu hỏi này có dạng như: - Em hãy tìm trong đoạn
(câu) hay văn bản những chi tiết hình ảnh thể hiện hoặc Hãy phát hiện
những tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ đoạn thơ (văn) ? Ví dụ khi hướng
dẫn học sinh tìm hiểu phần đầu trong đoạn trích (Trao duyên – “Truyện
Kiều” – Nguyễn Du) Ta có thể đạt câu hỏi: Đoạn thơ trên là lời của ai nói
với ai? Trong tâm trạng như thế nào ? Những chi tiết nào thể hiện dáng vẻ
bề ngoài của Kiều? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ
trên?
II. 2. Câu hỏi tưởng tượng :
Là loại câu hỏi từ những dữ kiện vốn có hoặc lấy sự tương đồng để
học sinh hình thành ra cái mới. Loại câu hỏi này chia làm 2 loại nhỏ:
Tưởng tượng tái tạo (là tả lại bằng cảm nhận của học sinh); Tưởng tượng
sáng tạo (tả lại theo lối hình dung riêng) Kiểu câu hỏi này thường biểu hiện
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:10
như sau:Qua các chi tiết, hình ảnh hoặc cử chỉ hãy hình dung ra hoàn cảnh
đó như thế nào? Ví dụ khi dạy đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều”
Nguyễn Du) Gv có thể hỏi: Qua các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong đoạn
trích em hãy tưởng tượng ra khung cảnh Thúy Kiều trao duyên cho Thúy
Vân là gì? Hoặc: Em hãy hình dung và tả lại cảm nhận của mình về tâm
trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên cho Thúy Vân?
II. 3. Câu hỏi nêu vấn đề:
Là loại câu hỏi mà qua đó học sinh được tham gia tích cực vào quá
trình giải quyết vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm. Loại câu hỏi này có dạng:
Theo em, nếu sự việc, hiện tượng ấy xảy ra () hoặc không xảy ra ()
Thì chuyện gì sẽ đến? Hoặc; Theo em tại sao lại thế này mà không phải thế
khác?
Ví dụ khi dạy đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều” Nguyễn Du)
Gv có thể hỏi: Em hãy thử thay thế các từ “cậy” bằng “nhờ” thay từ “chịu”
bằng từ “nhận” thì hiệu quả của lời nói có đạt như ban đầu không? Vì sao?
Hoặc: Vì sao khi miêu tả tâm trạng của Kiều khi trao duyên, trao kỉ vật lại
tưởng tượng ra cảnh mình “thác oa n”? Việc tưởng tượng như vậy góp phần
khắc họa tâm trạng gì của Thúy Kiều?,
II. 4. Câu hỏi cảm xúc:
Là loại câu hỏi xuất phát từ trực cảm của học sinh có tác dụng khơi
gợi những rung động của các em về một hiện tượng nào đó trong tác phẩm .
Điều đó có thể là rung động thẩm mỹ, hoặc rung động xúc cảm tình cảm
của người tiếp nhận tác phẩm. Dạng thức phổ biến của loại câu hỏi này là:
Chi tiết, hình ảnh gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Ví dụ khi dạy đoạn
trích (“Chí khí anh hùng” – “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) để gợi cảm xúc
cho học sinh, Gv có thể hỏi: Từ Hải đã nói gì trước ý định xin đi theo của
Thúy Kiều? Điều đó đã gợi cho suy nghĩ gì? Hoặc khi dạy những câu cuối
đoạn trích (Trao duyên – “Truyện Kiều” Nguyễn Du) Gv có thể hỏi: Câu
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc C

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSang_kien_day_Truyen_Kieu_lop_10.pdf