Ôn tập thi học sinh giỏi môn Hóa học 2017

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1855Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập thi học sinh giỏi môn Hóa học 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập thi học sinh giỏi môn Hóa học 2017
Bài 1 (4,0 điểm) Cho 3,16 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 250ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp lọc rửa kết tủa được dung dịch X1 và 3,84 gam chất rắn X2. Thêm vào X1 một lượng dư dung dịch NaOH loãng rồi lọc, rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao được 1,4 gam chất rắn X3 gồm 2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. a) Viết các phương trình phản ứng và giải thích. 
 	b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong X và nồng độ mol của dung dịch CuCl2. 
Bài 2 (4,0 điểm) 1. Cho 6 gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào bình đựng 2,24 lít khí Cl2 (đktc), sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl dư thấy có 3,36 lít khí H2 thoát ra (đktc). Xác định kim loại M. 
2. Cho các chất rắn FeS2, Na2O. Chỉ dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác ). Hãy viết các phương trình hóa học để điều chế Na2SO3, FeSO4. 
Bài 3 (3,0 điểm) Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ X đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm 16 gam. Nếu cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m. 
Bài 4 (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,356 gam chất hữu cơ X thu được 0,2688 lít CO2 (đktc) và 0,252 gam H2O. Mặt khác, nếu phân hủy 0,445 gam X thì thu được 56 ml khí nitơ (đktc). Tìm công thức phân tử của X, biết rằng trong phân tử X có một nguyên tử nitơ. 
2. Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối của X so với H2 là 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong khí oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng dung dịch thay đổi m gam so với dung dịch ban đầu. Tính giá trị của m. 
Bài 5 (3,0 điểm). 1. Cho 4 chất khí: CO2, C2H4, Cl2, CH4 đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt mỗi bình trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các dụng cụ thí nghiệm có đủ. 
2. Hỗn hợp A gồm 0,3 mol etilen và 0,2 mol H2. Đun nóng hỗn hợp A có Ni lám xúc tác, thu được hỗn hợp X. Hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 2 lít dung dịch Br2 0,075M. Tính hiệu suất phản ứng giữa etilen và H2. 
3. Hỗn hợp 36 gam chứa một rượu CnH2n+1OH và một axit CmH2m+1COOH được chia thành 2 phần bằng nhau. - Cho phần 1 tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). 
 	- Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 30,8 gam CO2. 
 	Xác định công thức phân tử của rượu, axit. 
------- ĐAKNÔNG - THANH HÓA – QUẢNG NINH------- 
Câu 1: (2 điểm) 1. Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: 
 	Fe2O3 → FeCl3 →Fe2(SO4)3 → FeSO4 → Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe 
2. Cho hỗn hợp X gồm Ca và CaC2 vào nước dư được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp khí Y đi qua bình chứa Ni nung nóng được hỗn hợp khí Z gồm 4 chất. Cho hỗn hợp khí Z qua bình đựng dung dịch Br2 dư, rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí ra kỏi bình. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên. 
 Câu 2: (2 điểm) Hỗn hợp khí A gồm Metan, Etilen, Axetilen. Lấy 1,344 lít A (đktc) đem đốt cháy hoàn toàn trong O2 dư, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 11,0 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thì thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 4,54 gam. Hãy tính phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp A ban đầu. Để hấp thụ hết (A) cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch brom 2M. 
Câu 3: (2 điểm) 	1. Xác định các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các sơ đồ sau: 
a) X1 + X2 + X3 → HCl + H2SO4 	b) A1 + A2 → SO2 + H2O 
c) B1 + B2 → NH3 + Ca(NO3)2 + H2O d) D1 + D2 + D3 → Cl2 + MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O 
e) Y1 + Y2 → Fe2(SO4)3 + FeCl3 	 g) Y3 + Y4 → Na2SO4 + (NH4)2SO4 + H2O + CO2 
 2. Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 có cùng nồng độ mol. Chỉ dùng dung dịch quỳ tím có thể nhận biết hết được ba dung dịch trên hay không? Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
Câu 4: (2 điểm) 1. Nung a gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có d Z/H2= 13. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X. Cho phần tác dụng hết với 55 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được V lít khí SO2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 58,25 gam kết tủa. Tính a,V. 
2. Nung nóng hỗn hợp gồm KNO3; BaCO3; Al(NO3)3; Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 đến khí phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A, chất rắn B. Cho toàn bộ B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch C. Dẫn toàn bộ A vào dung dịch NaOH dư được dung dịch D. Hãy cho biết các chất trong các kí hiệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong từng thí nghiệm. 
 Câu 5: (2 điểm) 1. X,Y,Z là các hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn. X chứa các nguyên tố C và H. Y chứa các nguyên tố C, H và O. Z chứa các nguyên tố C, H và N. Tổng số liên kết trong X,Y, Z lần lượt là 9; 8; 9. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X, Y, Z. 
Câu 6: (2 điểm) 	Xác định các chất A1, A2, A3 . A10 và hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 
 	(1) A1 + NaOH → A2 + A3 	; 	(2) 	A3 + A4 → A5 + NaOH 
 	(3) A3 + A6 → A7 + NaCl 	; 	(4) 	A7 + A4 → A5 + NaOH + H2O 
 	(5) A1 + A6 → A8 + NaCl 	; 	(6) 	A9 + O2 → A8 + H2O 
 	(7) A8 + Na → A1 + A10 	; 	(8) 	A10 + O2 → H2O 
 Câu 7: (2 điểm) Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 0,4M thu được một muối và 0,015 mol một ancol. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Tìm hai chất hữu cơ trong X. 
 Câu 8: (2 điểm) Cho 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M vàodung dịch chứa 86 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 79,4 gam kết tủa A và dung dịch B. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất có trong A. 
Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau: 
Cho axit HCl dư vào phần 1, sau đó cô cạn rồi nung chất rắn còn lại tới khối lượng không đổi được chất rắn X. Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong X. 
Thêm từ từ 540ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào phần 2, đến khi phản ứng xây ra hoàn toàn thì tổng khối lượng của dung dịch giảm tối đa bao nhiêu gam? 
 Câu 9 (2,0 điểm) 1. Có hỗn hợp gồm Al2O3, CuO. Dùng phương pháp hóa học để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Hãy giải thích vì sao không nên dùng các dụng cụ bằng nhôm để đựng nước vôi?
2. Cho hỗn hợp M gồm 3 chất : Fe, CuO, FeO.Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sự có mặt của từng chất trong hỗn hợp M.
3. Bằng kiến thức hóa học em hãy:	Giải thích vì sao gười ta nói: “Nước chảy đá mòn”?
Giới thiệu cách để loại bỏ muối sắt (II) tan trong nước ngầm.
Câu 10. (4,0 điểm) 1. Một loại đá X chứa 10,2% Al2O3, Fe2O3, còn lại là hỗn hợp CaCO3, MgCO3. Lấy 100 gam X,nung một thơì gian thu được 82 gam chất rắn Y. Để hòa tan hoàn toàn 10 gam cần 173 ml dung dịch HCl 2M. Nếu lấy 100 gam X nung tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam chất rắn Z?
2. Nhỏ dung dịch HCl (dư) vào a gam muối cacbonat một kim loại hóa trị II (a>14 gam). Sau khi kết thúc phản ứng,thấy thoát ra 3,36 l khí ở đktc và lượng muối clorua tạo thành nhỏ hơn 18 gam. Hỏi đó là muối cacbonat của loại nào trong số các kim loại sau: Mg, Ca, Ba, Cu, Zn.
Câu 11.(3,0 điểm ) Nung nóng 15,12 gam kim loại R trong không khí tới khi kim loại phản ứng hết, thu được 20,88 gam chất rắn. Hòa tan hết lượng chất rắn này vào hỗn hợp gồm hai dung dịch HCl 2M và H2SO4 1M với lượng vừa đủ, các phản ứng không giải phóng chất khí.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính thể tích dung dịch axit đã dùng và tổng số gam muối thu được.
Xác định kim loại R và côngthức oxi của kim loại R
 Câu 12: Nung 12,64 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm khí A và 11,2 gam chất rắn. Cho khí A hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thấy có 3,94 gam kết tủa tạo thành. 
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tìm công thức phân tử của FexOy.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxHSG_2017_Daknong_Thanh_hoa_Quang_Ninh_in_2_mat.docx