Ôn tập phần trắc nghiệm môn Hóa học 11

doc 15 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập phần trắc nghiệm môn Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập phần trắc nghiệm môn Hóa học 11
Câu 1: Dung dịch nước muối có tính sát trùng vì:
Do quá trình khuếch tán và thẩm thấu làm mất nước của vi khuẩn.
do vi khuẩn không chịu được mặn 
Do vi khuẩn không có thức ăn.
do tính chất hóa học của nước muối.
Do dung dịch nước muối có độc tính cao.
Câu 2: Dây bạc để lâu ngoài không khí bị đen lại do:
Bạc tác dụng với oxi của không khí tạo ra Ag2O màu đen.
Bụi bẩn bám vào.
Bạc tác dụng với H2S trong không khí tạo ra Ag2S.
Bạc tác dụng với ozon có trong không khí.
Bạc chuyển sang dạng vô định hình có màu đen.
Câu 3: Dây Cu đã cạo sạch cắm vào bình hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn vì:
Có tạo ra một số ion Cu2+ có tác dụng diệt khuẩn.
Cung cấp nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoa.
Cu kích thích quá trình tăng trưởng của hoa.
Nguyên nhân khác.
Câu 4: Thanh Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc thì trên bề mặt thanh đồng bị đen lại là do:
Tạo ra CuO.
Tạo ra CuS và Cu2S.
H2SO4 đặc đã tách lớp electron hóa trị của Cu làm cho nó không còn ánh kim.
Tất cả đều đúng.
Câu 5: Các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh:
Do ánh kim.
Do Cu bị oxihóa chậm bởi H2O và oxi ( hoặc ozon ) tạo ra Cu(OH)2.
Do tạo phức của Cu với NH3 trong không khí.
Cả B, C đều đúng.
Câu 6: Dây bạc đánh cảm có màu đen vì tạo ra Ag2S. Ngâm dây bạc này trong nước tiểu thì lại sáng ra do:
Ag2S tác dụng với NH3 tạo phức Ag(NH3)2+ không màu tan trong dung dịch.
Nước gột rửa sạch Ag2S.
Ag2S tác dụng với oxi tạo ra Ag2SO4 màu trắng.
Nguyên nhân khác.
Câu 7: Người ta có thể nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi khô trước khi đun, làm như vậy để:
Giảm bớt lượng CO2 và khói.
Giảm bớt khí CO.
Than cháy lâu hết hơn.
Than cháy mạnh hơn.
Câu 8: Khi đi qua các lò nung vôi ta thấy rất nóng do:
Phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
Cháy các nhiên liệu.
Phản ứng thuận nghịch.
Cả A và B.
Câu 9: Khi điện phân dung dịch muối ăn chưa tinh chế, sau một thời gian ta thấy trong dung dịch xuất hiện những vẫn đục màu trắng là do:
Xuất hiện tinh thể NaOH.
Có váng bẩn do chưa tinh chế muối ăn.
Tạo ra Ca(OH)2 do trong muối ăn chưa tinh chế có lẫn CaCl2
Tạo ra Mg(OH)2 do trong muối ăn chưa tinh chế có MgCl2
Câu 10: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hàng triệu năm. Cân bằng hóa học diễn tả quá trình đó:
 A. CaO + CO2 CaCO3
 B. Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2
 C. MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2
 D. Ca(HCO3) CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 11: Càng đi sâu vào trong hang động ta càng thấy khó thở vì:
Hàm lượng CO2 lớn, CO2 nặng hơn không khí và sự lưu thông khí kém .
Sự lưu thông khí kém.
Có nhiều hơi nước.
Cả A,B,C.
Câu 12: Khi phun nước rửa sạch đường phố người ta thường cho thêm CaCl2 (rắn) xuống đường vì:
CaCl2 có khả năng giữ bụi trên mặt đường.
CaCl2 rắn có khả năng hút ẩm tốt nên giữ hơi nước lâu trên mặt đường.
CaCl2 tác dụng với nước, làm giữ hơi nước lâu. 
Nguyên nhân khác.
Câu 13: Không nên trộn vôi với phân ure để bón ruộng bởi vì :
Làm mất tác dụng của phân ure do có phản ứng :
CO(NH2)2	+Ca(OH)2	→	CaCO3	+2NH3
Làm rắn đất.
Vôi tác dụng với ure làm cho cây không lấy được dinh dưỡng.
Cả A,B.
Câu 14: Khi đánh rơi thủy ngân, không được dùng chổi quét mà phải rắc bột S lên chỗ có Hg vì:
S ở dạng rắn quyện vào Hg lỏng tạo hỗn hợp dễ thu gom.
Hg phản ứng mạnh với S tạo ra HgS rắn dễ thu gom.
Tạo ra hỗn hống Hg-S.
Cả A,C.
Câu 15: Khi sản xuất vôi người ta phải đập nhỏ đá vôi tới 1 kích thước nhất định tùy theo từng loại lò vì:
Tăng diện tích bề mặt đá được cung cấp nhiệt trực tiếp.
Tạo những lỗ hở để CO2 dễ thoát ra ngoài.
Tránh tạo ra vôi bột gây bít lò.
Cả A,B,C.
Nguyên nhân khác.
Câu 16: Để bảo vệ thân tàu người ta thường gắn tấm kẽm vào vỏ tàu bởi vì :
Tạo ra cặp pin volta mà kẽm là cực âm nên bị ăn mòn còn vỏ tàu được bảo vệ.
Kẽm ngăn cản không cho vỏ tàu tiếp xúc với dung dịch nước biển.
Kẽm tác dụng với gỉ sắt để tái tạo ra Fe.
Nguyên nhân khác.
Câu 17: ở những vùng vừa có lũ qua, nước rất đục không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước, tác dụng đó của phèn chua là do:
Trong nước phèn tạo ra Al(OH)3 dạng keo có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng làm chúng kết tủa xuống.
Phèn tác dụng với các chất lơ lửng tạo ra kết tủa.
Tạo môi trường axit hòa tan các chất lơ lửng.
Cả B,C.
Câu 18: Nhôm oxit (Al2O3) là một oxit lưỡng tính tan được cả trong dung dịch axit và dung dịch kiềm, nhưng khi nung đến 1000oC, thì trở nên trơ đối với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm vì :
Al2O3 chuyển sang dạng Al2O3-có độ bền hóa học và cơ học rất cao.
Al2O3 bị phân hủy.
Al2O3 ở nhiệt độ cao phản ứng với chất trong không khí tạo thành 1 chất trơ.
Nguyên nhân khác.
Câu 19: Nhôm là một kim loại hoạt động khá mạnh, tại sao có thể dùng Al làm đồ gia dụng như nồi, xong,...
Nhôm được bảo vệ bởi một lớp oxit bền chắc.
Môi trường bình thường không có tác nhân nào có thể phản ứng phá hủy nhôm.
Khi sản xuất nồi, xong, người ta đã bảo vệ bề mặt chúng bằng những vật liệu đặc biệt.
Lí do khác.	
Câu 20: Những bức tranh cổ vẽ bằng bột chì ( thành phần chính là muối bazơ 2PbCO3.Pb(OH)2) thường có màu đen vì:
Bột chì tác dụng với H2S trong không khí tạo thành PbS màu đen.
Bột chì bị oxihóa tạo ra PbO2 màu nâu đen.
Do bụi bẩn bám vào .
Cả B , C
Câu 21: Các bức tranh cổ thường có màu đên là do bột chì bị chuyển thành PbS. Có thể dùng H2O2 để phục hồi bức tranh cổ bị đen vì:
Tạo ra PbSO4 màu trắng.
Tạo ra Pb(OH)2 màu trắng.
Tạo ra bột chì ban đầu 2PbCO3.Pb(OH)2 màu trắng.
Tạo ra Pb2+ không màu.
Câu 22: Khi luyện gang từ 1 loại quặng sắt có tạp chất là đolomit, người ta phải thêm đất sét (thành phần chính SiO2 ) vào lò:
Vì quặng đôlômit có tính bazơ nên phải thêm chất cháy có tính axit.
Tăng chất lượng của gang.
Loại bỏ các tạp chất.
Cả A, B. C.
Câu 23: Những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong, nhưng để lâu lại thấy nước đục, có mầu nâu, vàng là do:
Nước có ion Fe2+ nên bị oxihóa bởi không khí tạo ra Fe(OH)3.
Nước có các chất bẩn.
Nước chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+ nên tạo kết tủa với CO2.
Tất cả đều sai.
Câu 24: Khi nấu cơm khê, có thể làm mất mùi cơm khê bằng cách cho vào nồi cơm:
Một mẩu than củi 
Đường
Muối
Bột canh.
Câu 25: Người ta dùng NaHCO3 làm thuốc chữa đau dạ dày vì:
NaHCO3 làm giảm nồng độ axit trong dạ dày.
NaHCO3 có tác dụng diệt vi khuẩn làm đau dạ dày.
NaHCO3 cung cấp ion Na+ có tác dụng diệt khuẩn.
Lí do khác.
Câu 26: Một học sinh khi đun dung dịch NaOH trong cốc thủy tinh để nước bốc hơi đi sau một thời gian ta thu được tinh thể. Tinh thể đó là :
NaOH.
Na2CO3.
NaHCO3.
Na2SiO3.
Câu 27: Sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn vì:
Mưa kéo theo những hạt bụi làm giảm lượng bụi trong không khí.
Trong khi mưa có sấm sét là điều kiện để tạo ra lượng nhỏ ozon có tác dụng diệt khuẩn.
Sau cơn mưa cây cối quang hợp mạnh hơn.
Cả A, B.
Câu 28: Thuốc chuột có thành phần chín là Zn3P2. Chuột sau khi ăn phải bả thường chết ở đâu?
Chết ngay tại chỗ.
ở gần nguồn nước.
ở gần nguồn thức ăn.
Không rõ nơi chết.
Câu 29: Phốt pho trắng độc hơn nhiều so với Phốt pho đỏ vì :
Phốt pho trắng có cấu trúc tứ diện P4.
Phân tử phốt pho trắng không bền, hoạt động mạnh.
Phốt pho đỏ tồn tại ở dạng polime, khả năng hoạt động kém.
Cả A, B, C.
Câu 30: Khi hoà tan phân đạm vào nước ta thấy nước lạnh đi vì:
Quá trình hiđrat hóa là quá trình thu năng lượng.
Quá trình tạo ra các ion là quá trình tỏa năng lượng.
Năng lượng hiđrat hóa các ion tỏa ra ít hơn năng lượng cần cung cấp để phá vỡ các liên kết tạo ra ion.
Lí do khác.
Câu 31: Có hiện tượng ma chơi là do:
Phốt pho trong cơ thể người chết phân hủy ra phốt phin PH3 kèm theo một lượng nhỏ điphốt phin P2H4.
Điphotphin là một chất khử mạnh, nó bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, kéo theo sự bốc cháy của PH3.
Lượng phốt phin giải phóng ra nhiều vào những hôm thời tiết thay đổi và khi cháy có phát ra ánh sáng.
Cả A, B, C.
Nguyên nhân khác.
Câu 32: Khi bón phân đạm, ví dụ NH4NO3, (NH4)2SO4 thì độ chua của đất tăng lên vì :
Cung cấp axit NH4+ cho đất.
Cây trồng hấp thụ trao đổi NH4+ giải phóng ra H+.
NH4+ bị oxi hóa tạo ra axit HNO3.
Cây trồng hấp thụ NH3 giải phóng ra H+.
Câu 33: Khi hàn kim loại người ta thường cho muối amoni clorua lên trên bề mặt kim loại và nung nóng vì:
Tạo ra NH3 có tác dụng đánh sạch bề mặt kim loại.
Tạo ra HCl có tác dụng đánh sạch bề mặt kim loại.
Làm vết hàn vững chắc.
Cả A, B, C.
Câu 34: Trong công nghiệp sản xuất axit HNO3 có giai đoạn trung gian oxihóa NH3:
	 800-9000C
	4NH3	+	5O2	"	4NO	+	6H2O
	Pt
Phản ứng chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo NO mà không tạo ra NO2 ( mặc dù phản ứng giữa NO với O2 xảy ra rất dễ dàng ) vì:
Phản ứng NO + O2 " NO2 là phản ứng tỏa nhiệt.
Thiếu O2.
Do dư NH3 nên khử NO2 xuống NO.
Phản ứng giữa NH3 với O2 xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
Cả A, D.
Câu 35: Tại bệnh viện hay các viện dưỡng lão người ta hay trồng nhiều thông vì:
Tạo ra ozon có tính sát trùng làm không khí trong lành hơn.
Tạo quang cảnh.
Tạo bóng mát.
Không vì lí do gì.
Câu 36: Tầng Ozone nằm ở trên cao, mặc dù khối lượng phân tử của O3 bằng 48, lớn hơn khối lượng trung bình của không khí là vì :
Do khối lượng riêng của ozon nhỏ hơn của không khí.
Do ozon có tính oxi hóa mạnh nên không tồn tại ở tầng đối lưu.
Trên tầng bình lưu có quá trình cân bằng giữa oxi và ozon.
Tất cả A, B, C.
Câu 37: Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là do:
Các chất thải công nghiệp như H2S, SO2 ...
Các quá trình tự nhiên như hoạt động núi lửa...
Quá trình sinh hoạt.
Cả A, B, C.
Câu 38: Hậu quả do mưa axit gây ra là :
Phá hủy các công trình xây dựng, các di tích lịch sử...
Thay đổi đột ngột pH của môi trường sống của các sinh vật.
Hòa tan các lớp trầm tích gây ô nhiễm nguồn nước.
Cả A, B, C.
Câu 39: Khi điều chế F2 bằng điện phân CaF2 nóng chảy, người ta có thể dùng điện cực bằng Cu, mặc dù F2 là một phi kim hoạt động hóa học rất mạnh vì:
Đồng được bảo vệ bởi lớp oxit bền.
Cu tác dụng với F2 tạo ra CuF2 trên bề mặt Cu ngăn cản quá trình tiếp xúc của Cu với F2.
Cu phản ứng với F2 nhưng sản phẩm tạo ra bị điện phân ngay.
Do Ca tạo ra bám lên trên bè mặt đồng.
Câu 40: Cl2 là một khí rất độc nhưng người ta vẫn sục một lượng thích hợp vào nước sinh hoạt vì:
Nước Clo có khả năng diệt trùng.
Clo có khả năng diệt trùng.
Dùng Clo thì rẻ hơn các chất diệt trùng khác.
Cả A, C.
Câu 41: Trong phòng thí nghiệm không có dung dịch axit HBr và HI vì:
Dung dịch hai axit này dễ bay hơi.
Hai axit này là những chất khử mạnh, dần bị oxihóa bởi Oxi không khí.
Tính axit của chúng không mạnh.
Lí do khác.
Câu 42: Muốn có được ngọn lửa nhiệt độ cao để hàn cắt kim loại phải dùng axetilen chứ không phải là etan mặc dù nhiệt đốt cháy các khí này ở đktc tương ứng bằng 1320 và 1560 kJ/mol là vì :
Axêtilen dễ sử dụng hơn.
Khi đốt cháy etan tạo ra nhiều nước hơn làm giảm nhiệt độ ngọn lửa xuống.
C2H2 được điều chế từ CaC2 là một chất dễ kiếm, dễ sử dụng và bảo quản.
Tất cả các lí do trên.
Câu 43: Vào những hôm trời nắng nóng, mặt hồ ao thường sủi bọt là do :
Nhiệt độ trong nước cao hơn bình thường nên làm giảm độ tan của các khí trong nước.
Các chất bẩn trên mặt hồ ngăn cản sự thoát khí tạo nên các bọt.
Nước phân hủy tạo ra các khí.
Cả A, B.
Câu 44: Không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn (từ đá vôi và than) ở khu vực đông dân cư là vì :
Tạo ra nhiều bụi.
Tạo ra nhiều khí độc CO.
Tạo ra nhiều khí C2H2 .
Lí do khác.
Câu 45: Ngày nay axetilen được sản xuất trong quy mô công nghiệp từ khí metan CH4. Phản ứng xẩy ra ở nhiệt độ khá cao: (15000C)
	2CH4	"	C2H2	+	3H2
	Trong quá trình sản xuất tại sao người ta thường cho thêm vào hỗn hợp phản ứng một lượng nhỏ O2 là vì:
O2 có vai trò là chất xúc tác cho phản ứng.
Để tạo ra hỗn hợp axetilen, Hiđro và Oxi cần cho công nghiệp.
O2 sẽ đốt cháy CH4 giải phóng ra nhiệt cung cấp cho phản ứng chuyển hóa mêtan thành axetilen.
Tránh tạo ra hỗn hợp nổ.
Câu 46: Để kích thích trái cây chín bằng cách để vào chỗ trái cây một ít đất đèn là vì:
Đất đèn tạo ra axetilen có tác dụng kích thích trái cây mau chín.
Đất đèn phản ứng với hơi nước của không khí giải phóng ra nhiệt giúp trái cây mau chín.
Cả A, B.
Nguyên nhân khác.
Câu 47: Khi đất đèn phản ứng với nước thường có mùi hôi, mùi hôi đó là do:
Mùi của axetilen.
Mùi của các khí như PH3 , H2S...do tạp chất phản ứng với nước sinh ra.
Mùi của CaC2.
Lí do khác.
Câu 48: Đổ cồn ra tay lại thấy mát vì:
Nhiệt độ của lọ cồn đó thấp.
Cồn dễ bay hơi, khi đổ ra tay thu nhiệt từ cơ thể và bay hơi.
Cồn có khả năng hòa tan vào nước lớn.
Nhiệt bay hơi của cồn lớn.
Câu 49: Khi uống rượu được nấu với thiết bị bằng đồng thường bị đau đầu là vì:
Có tạo ra một lượng anđêhít.
Có tạo ra axetôn.
Có tạo ra metanol.
Có tạo ra axit.
Câu 50: Khi nấu canh cá người ta thường cho các chất chua vào để:
Khử mùi tanh của cá.
Thêm hương vị.
Làm cá mau chín.
Không có tác dụng gì, là tùy khẩu vị của mỗi người.
Câu 51: Các dung dịch anđehit ( fomanđehit, axetanđehit,..) để một thời gian trong không khí thì cho phản ứng axit ( làm đỏ quì, tạo bọt khí khi phản ứng với dung dịch muối cácbonát,... ) là vì:
Một phần anđehit bị O2 không khí oxihóa tạo thành axit.
CO2 trong không khí tan trong dung dịch tạo môi trường axit.
Anđehit bị tự oxihóa khử thành rượu và axit.
Dung dịch anđehit ban đầu lẫn axit.
Câu 52: Dung dịch fomalin (dung dịch anđehit fomic 40% trong nước) trong suốt không màu. Nhưng nếu để một thời gian trong không khí thấy dưới đáy có chất rắn màu trắng là do:
Cặn bẩn.
Fomalin bị oxihóa và sau đó tạo thành muối không tan.
HCH=O dễ bị trùng hợp trong dung dịch tạo thành poliformandehit, rắn, màu trắng, có CT :(-CH2O-)n.
Fomalin bị hiđrat hóa.
Câu 53: Có thể dùng axeton để rửa sơn móng tay vì:
Axeton là chất lỏng dễ bay hơi.
Axeton có khả năng hòa tan các chất hữu cơ trong sơn móng tay mà nước không hòa tan được.
Axeton không độc.
Axeton có nhóm C=O hoạt động mạnh.
Câu 54: Khi bị kiến, ong đốt thì lấy vôi bôi vào chỗ bị đốt để giảm ngứa là vì:
Vôi tác dụng với chất gây ngứa HCOOH có trong nọc của chúng.
Vôi làm mát chỗ bị đốt, nên không bị ngứa.
Vôi có tác dụng diệt khuẩn.
Một nguyên nhân khác.
Câu 55: Khi dấm để lâu lại giảm độ chua là vì :
Dấm bay hơi.
Dấm bị oxihóa dưới xúc tác của enzim có sẵn trong quá trình lên men tạo ra CO2 và H2O.
Bị khử tạo ra rượu.
Chuyển dần thành este.
Câu 56: Dầu mỡ để lâu ngày thường có mùi hôi khó chịu là vì:
O2 của không khí cộng vào nối đôi trong gốc axit, sau đó tạo ra các anđêhit và axit cacboxilic.
Mỡ bị thuỷ phân tạo ra glixerin.
Vi khuẩn xâm nhập vào.
Nguyên nhân khác.
Câu 57: Xà phòng hoặc chất tẩy rửa có tác dụng giặt rửa là do:
Các phân tử của xà phòng hoặc chất tẩy rửa có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn do đó phân chia chất bẩn thành phân tử nhỏ hơn và hòa vào nước.
Các phân tử của xà phòng hoặc chất tẩy rửa tạo liên kết với các chất bẩn kéo chất bẩn ra khỏi sợi vải.
Các phân tử của xà phòng hoặc chất tẩy rửa tạo kết tủa với các chất bẩn.
Lí do khác.
Câu 58: Không nên giặt, rửa bằng nước cứng bởi vì:
Phần lớn xà phòng sẽ mất tác dụng do tạo kết tủa dưới dạng panmitat và stearat của canxi và magiê.
Tạo ra kết tủa panmitat và stearat của canxi và magiê bám lên trên bề mặt sợi vải.
Ion canxi và magiê trong nước cứng sẽ tác dụng với CO2 tạo ra kết tủa.
Cả A, B.
Câu 59: Xà phòng là các muối Na của các axit béo, thường là axit panmitíc C15H31COOH và axit stearic C17H35COOH. Khi sản xuất xà phòng người ta thường cho muối ăn vào để:
Giảm độ tan của xà phòng.
Thực hiện quá trình trao đổi tạo ra nhiều muối của natri.
Giảm độ tan của tạp chất.
Nguyên nhân khác.
Câu hỏi bổ sung:
1.	Tinh thể nước đá cứng và nhẹ hơn nước lỏng, do đó khi mặt biển, hồ, sông bị đóng băng, chỉ có một lớp băng trên bề mặt. Nước nặng hơn sẽ chìm dưới lớp băng, cho nên các loại sinh vật sống trong nước không bị chết. Điều này được giải thích như sau :
	A. Nước lỏng gồm các phân tử nước chuyển động dễ dàng và ở gần nhau.
	B. Tinh thể nước đá có cấu trúc tứ diện đều rỗng, các phân tử nước được sắp xếp ở các đỉnh của tứ diện đều. Khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn trong nước lỏng.
	C. Liên kết giữa các phân tử nước trong tinh thể nước đá là liên kết cộng hóa trị, một loại liên kết mạnh.
	D. Cả A và B đúng.
2. 	Trong số cỏc kim loại thỡ kim loại nào ở dạng nguyờn chất được con người biết đến và sử dụng đầu tiờn?
A. Cu	B. Au	C. Fe	D.Ag	E. Pb
Đồng là một trong số ít các nguyên tố được biết và sử dụng từ thời thượng cổ. Truyền thuyết về nỏ thần của nước ta phù hợp với phát hiện khảo cổ gần đây. Người ta tìm thấy một kho mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc ở di chỉ thành Cổ Loa. Tuy vậy đồng không phải kim loại được biết đến và sử dụng đầu tiên, mà đó là vàng. Đó là do khả năng hoạt động hóa học kém của Au nên nó tồn tại trong tự nhiên chủ yếu dưới dạng nguyên chất.
3.	Cột sắt ở Newdheli, ấn độ đã có tuổi trên 1500 năm (xem ảnh bên).
Tại sao cột sắt đó không bị ăn mòn? Điều lí giải nào sau đây là đúng?
A. Sắt có cấu hình electron bền vững như của khí hiếm.
B. Cột sắt được chế tạo bởi sắt tinh khiết nên không bị ăn mòn điện hoá học.
C. Cột sắt được bao phủ bởi một lớp oxit bền vững.
D. Chưa có lời giải thích thoả đáng.
Cột sắt ở Newdheli, ấn độ
4.	Hợp kim của magie và sắt được dùng để bảo vệ mặt trong của các tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ. Vai trò của magie trong hợp kim này là:
	A. anot hi sinh để bảo vệ kim loại trong môi trường axit.
	B. tăng tuổi thọ của tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ.
	C. giảm giá thành của hợp kim.
	D. A và B đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
5.	Contantan là hợp kim của đồng với 40% Ni. Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện như: bàn là, dây điện trở của bếp điện  Tính chất nào của contantan làm cho nó được ứng dụng rộng rãi như vây?
	A. Contantan có điện trở lớn.	B. Contantan có điện trở nhỏ.
	C. Contantan có giá thành rẻ.	D. Một nguyên nhân khác.
6. Để luyện gang từ quặng, người ta sử dụng phản ứng khử sắt oxit bằng cacbon monoxit (CO). Tại sao trong thành phần của khí lò cao có CO? Người ta đã tìm mọi cách để loại bỏ khí CO, tuy nhiên mọi cố gắng đều không thành công.
 Nguyên nhân nào của hiện tượng trên là hợp lí?
	A. Lò xây chưa đủ độ cao.
	B. Thời gian tiếp xúc của quặng sắt với CO chưa đủ.
	C, Nhiệt độ của phản ứng hoá học chưa đủ.
	D. Phản ứng thuận nghịch.
7. Trong phản ứng oxi hoá SO2 thành SO3 trong nhà máy sản xuất axit sunfuric, người ta đã sử dụng những biện pháp nào sau đây để có hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Vì phản ứng toả nhiệt, nên cân bằng sẽ chuyển sang chiều thuận khi làm lạnh hỗn hợp các chất phản ứng.
B. Dùng chất xúc tác V2O5 để tăng tốc độ phản ứng,
C. Dùng dư oxi để cân bằng chuyển sang chiều thuận và chọn nhiệt độ thích hợp.
D. B và C đúng.
8. Hiện nay, khi giá nhiên liệu từ dầu mỏ tăng cao (~ 70 USD/thùng dầu thô), thì việc sử dụng các nhiên liệu thay thế là rất cần thiết. Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt (một nhiên liệu khí), người ta thổi hơi nước qua than đá đang nóng đỏ. Phản ứng hoá học xảy ra như sau
	C (r) + H2O (k) CO(k) + H2(k)	DH = 131kJ
Để tăng hiệu suất phản ứng, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
	A. Giảm áp suất chung của hệ.
	B. Giảm nhiệt độ của hệ.
	C. Dùng chất xúc tác.
	D. Tăng nồng độ hiđro.
9. Khi bị bỏng do axit, người ta thường dùng những chất có tính kiềm như: nước vôi trong, dung dịch natri hiđrocacbonat loãng, nước xà phòng, kem đánh răng, nước pha lòng trắng trứng để trung hoà axit. 
Nếu bạn của em chẳng may bị bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào thì em sẽ cho bạn dùng chất nào trong số các chất sau đây để sơ cứu một cách có hiệu quả nhất?
 A. Dung dịch natri hiđrocacbonat loãng.
 B. Nước pha lòng trắng trứng.
 C. Kem đánh răng.
 D. Nước vôi trong.
Hãy giải thích vì sao em đã chọn phương pháp đó.
10. Nhiệt độ thùng vôi mới tôi lên tới 1500C và có pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi mới tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lổ trong rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giả

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac_nghiem_thuc_te.doc