Ôn tập phần đọc hiểu văn bản

docx 22 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5104Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập phần đọc hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập phần đọc hiểu văn bản
ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
BÀI TẬP 1 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
” Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ. ()
Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa.Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn.Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ mới một cách rõ rệt.Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa .Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xưa ai nấy về hạ giới.Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ ĐơNô-ai và trong văn Gi-nơ.()
Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len.()
Trái hẳn với lối thơ tả chân Hàn Mặc Tử- Chế Lan Viên .Cả hai đều chịu ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bơ-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ ét-gaPô, tác giả tập ” Chuyện lạ”.Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơle, ét-gaPô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đơ-le, ét-gaPô và đi thêm một đoạn nữa gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa.()
Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp. ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng .Sự thực đâu có thế.Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn .Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến ĐơNô-ai  Thi văn Pháp không mất bản sắc Việt Nam .Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải”
(Theo Hoài Thanh-Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
1/  Đoạn trích viết theo phong cách nào ? Phương thức biểu đạt  nào ?
2/ Tác giả viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?
3 Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không? Tác dụng?
BÀI TẬP 2 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
« . Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. »
1/  Đoạn trích viết theo phong cách nào ? Phương thức biểu đạt  nào ?
2/ Xác định ý chính của đoạn văn?
3/ Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
BÀI TẬP 3 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em
Trên sức khỏe được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em
Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO
(Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120)
1/. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? (0,25 điểm)
2/. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
3/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
4/ Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa? (0,5 điểm)
BÀI TẬP 4 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.
(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”
1/ Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
2/ Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,25 điểm)
3/ Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm)
4/ Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
BÀI TẬP 5 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
 “ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
BÀI TẬP 6: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
1/Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
2/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
3/ Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
4/ Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì? (0,25 điểm)
BÀI TẬP 7: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.”
(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm)
1/ Đoạn văn được viết với phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm) Nội dung của đoạn văn là gì? (0.5 điểm)
2/Nét đặc sắc trong hình thức lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? (1.0)
BÀI TẬP 8: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân)
1/ Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
2/  Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
3/ Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm)
4/ Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu. (0,25 điểm)
BÀI TẬP 9: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)
1/  Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
2/ Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
3/ Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)
4/ Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu. (0,25 điểm)
BÀI TẬP 10: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
 “Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
– Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về ! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn các vầng đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
                                        (Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam)
 1/ Cảnh được miêu tả trong đoạn trích có những hình ảnh tương phản, anh (chị) hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản đó (1,0 điểm)
2/ Tâm trạng của hai chị em Liên được miêu tả trong đoạn trích có niềm khao khát gì ? (1,0 điểm)
BÀI TẬP 11 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
1/ Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào? (0,25 điểm)
2/ Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm
3/ Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)
4/ Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)
BÀI TẬP 12 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
 Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,                      
 Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 144)
1/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
2/ Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
3 Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)
4/  Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
BÀI TẬP 13: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
                         Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
                     Một người chín nhớ mười mong một người.
                          Gió mưa là bệnh của giời,
                     Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
                                                              ( Tương tư, Nguyễn Bính )
1/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?
2/ Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.
3/ Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ? 
BÀI TẬP 14: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
– Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó  đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
1/ Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
2/ Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết:  Tnú không cứu được vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?
3/ Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị về chân lí đó.
BÀI TẬP 15 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Lá đỏ   – Nguyễn Đình Thi –
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
1/ Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)
2/ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?  (0,25đ)
3/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?  (0,25đ)
4/ Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
5/ Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
6/ Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)
7/ Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi  tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
8/ Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ)
BÀI TẬP 16: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng
Ðã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng
Tôi nhớ bờ tre gió lộng
Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau
Có tiếng gà gáy sớm
Có “khai hội, yêu cầu, chất vấn”
Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa
Trăng lên tập hợp hát om nhà
Bảy câu thơ cuối dùng biện pháp nghệ thuật chủ đạo là gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật em vừa chỉ ra (0,5 điểm)
Cảm xúc – tư tưởng chủ đạo của nhà thơ ở đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Nhận xét về đặc điểm của người lính trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)
BÀI TẬP 17: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
1/Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
2/ Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ?
3/ Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được tác giả sử dụng để chỉ ai? Vì sao?
4/Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng?
BÀI TẬP 18: Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
       “ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức  và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa  Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt”        
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn)
1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2/ Nội dung khái quát của văn bản trên?
3/ Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng?
BÀI TẬP 19 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39 – 40)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Nội dung chính của văn bản là gì?
BÀI TẬP 20 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
:Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ởđoạn thơ thứ 2?
BÀI TẬP 21 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Tôi đi lính, lâu

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap.docx