Ma trận và đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2014-2015

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2014-2015
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
MÔN NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2014 - 2015
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
1.Tiếng Việt
Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong đoạn thơ.
1 câu
3 đ
1câu
2 đ
(20%)
2. Làm văn
- Nghị luận văn học: thuyết minh về núi Bà Đen, cây bút bi, ngôi trường em đang theo học.
- Nghị luận xã hội: Suy nghĩ: tình cảm của anh (chị) đối với quê hương đất nước, những hành động thiết thực gì để xây dựng ngôi trường ngày càng xanh- sạch- đẹp, ý thức của học sinh trong giữ gìn dụng cụ học tập.
Làm một bài nghị luận văn học
Làm 1 bài nghị luận xã hội
1 câu
5 đ
(50%)
3 đ ( 30 %)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1 câu
2 đ
(20%)
1 câu
8đ
(80%)
 3câu
10 đ
(100%)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII- KHỐI 10- NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian 90 phút. ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 1: 
Câu 1 (2 điểm): Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:
“ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn”
 (Nguyễn Trãi- Bình Ngô đại cáo)
Câu 2 (8 điểm) : Anh (chị) hãy thuyết minh về núi Bà Đen. Qua đó anh (chị) có những hành động thiết thực nào để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.
ĐÁP ÁN.
ĐỀ 1
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Biện pháp tu từ: nói quá
1
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó: 
Vũ khí ( gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi. Phương tiện ( voi) nhiều đến uống cạn cả nước sông. 
=> Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
1
2a
Thuyết minh về núi Bà Đen
5
A.Mở bài:
- Giới thiệu thắng cảnh quê hương Tây Ninh: Núi Bà Đen – cảnh đẹp, núi linh, cao nhất đông nam bộ.
0,5
B.Thân bài:
Vị trí địa lý: thuộc xã Thạnh Tân, Hòa Thành, Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh 8 km chếch hướng Đông Bắc.
1
Quang cảnh: mây phủ quanh năm nên có tên gọi khác là Vân Sơn do 3 ngọn núi tạo thành: núi Phụng, núi Heo, núi Một. Nhìn từ xa như chiếc nón lá úp trên đồng bằng.
+ Sự tích: về nàng Lý Thị Thiên Hương.
+ Sự hấp dẫn: cảnh đẹp (cảnh thiên tạo, cảnh nhân tạo), Núi linh (theo tín ngưỡng của nhân dân).
2
Giá trị phát triển du lịch, kinh tế.
1
C.Kết bài:
Ấn tượng đậm nét trong lòng du khách đến Tây Ninh, đặc biệt là danh thắng núi Bà.
0,5
2b
 Những hành động thiết thực để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.
3
Học sinh trình bày suy nghĩ về những hành động thiết thực để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương theo nhiều hướng khác nhau, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các nội dung: 
Tại sao chúng ta phải bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương?
Những hành động thiết thực để bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương là gì?
ĐỀ 2: 
Câu 1 (2 điểm): Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
 (Nguyễn Trãi- Bình Ngô đại cáo)
 Câu 2 (8 điểm): Anh (Chị) hãy thuyết minh về cây bút bi. Qua đó cho biết ý thức của anh (chị) trong việc giữ gìn dụng cụ học tập.
ĐỀ 2:
Câu
Đáp án
Điểm
1
 - Biện pháp tu từ: nói quá 
1,0
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó: 
=> Nói quá “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông” để nói lên khí thế, sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
1,0
2a
Thuyết minh về cây bút bi
5,0
Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về cây bút bi.
0,5
Thân bài:
- Nguồn gốc: từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời; năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
- Cấu tạo: 
+ Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.
+ Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.
.+ Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
-  Màu mực và kiểu dáng đa dạng.
- Công dụng: Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
- 4/ Bảo quản:
Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi
4,0
Kết bài:
Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
0,5
2b
 Ý thức của Học sinh trong việc giữ gìn dụng cụ học tập.
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về ý thức của bản thân trong việc giữ gìn dụng cụ học tập theo nhiều hướng khác nhau, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các nội dung: 
 - Dụng cụ học tập gồm những gì?.
- Tại sao chúng ta phải có ý thức của trong việc giữ gìn dụng cụ học tập.
- - Những hành động thiết thực để giữ gìn dụng cụ học tập.
3,0

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Van 10 (Hue).doc