Đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền

docx 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền
BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10
CHỦ ĐỀ: VĂN THUYẾT MINH
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 1 văn bản cụ thể.
- Hiểu kiểu bài văn thuyết minh
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn thuyết minh.
Từ đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản 
- Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa văn bản.
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
III. Ma trận đề kiểm tra:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vân dụng thấp
Vận dụng cao
 Đọc - hiểu
-Nhận diện phong cách ngôn ngữ; phương thức biểu đạt.
-Hiểu ý nghĩa đặt ra từ văn bản; Lí giải ý nghĩa câu nói.
- Tâm sự nhân vật gửi gắm trong đoạn văn bản; Lí giải nhan đề phù hợp với nội dung.
-Viết đoạn văn suy nghĩ về thông điệp gửi gắm trong văn bản;Bài học nhận thức và hành động của bản thân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5 %
1
0,5
5 %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
4
3,0
30%
Làm văn
Vận dụng kiến thức, kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn thuyết minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
1,0
10%
2
8,0
80%
5
10,0
100%
IV. Đề kiểm tra:
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN
MÃ ĐỀ: 01
LỚP KIỂM TRA 10 C1
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
Môn : Ngữ Văn 10 (Chương trình Chuẩn)
Năm học: 2016 – 2017
(Bài về nhà)
 (Đề thi gồm 01 trang)
Họ và tên học sinh:..Lớp:Ngày kiểm tra:
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Trải qua nhiều nỗi đau và trở thành góa phụ ở tuổi 25 nhưng cô Hoàn vẫn mạnh mẽ, kiên trì để sống tiếp, làm trọn bổn phận của một người con hiếu thảo. Cô giáo Hoàn chia sẻ: “Lúc ấy mình chỉ nghĩ là bây giờ mất một coi như là mất 2, mất 3. Đến cuối cùng, bố mẹ vẫn là những người khổ tâm nhất”. Chính suy nghĩ tích cực ấy cùng sự động viên của gia đình và cảm thông của đồng nghiệp đã kéo cô đứng dậy.
Hơn chục năm chống chọi với bệnh tật cũng là ngần ấy thời gian cô Hoàn luôn dẫn đầu trong công tác giảng dạy của trường. Nhờ tận tâm truyền thụ kiến thức, các đội học sinh giỏi do cô phụ trách liên tục đoạt giải cao. Trong nhiều năm liền, cô liên tục đạt được các danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở... 
Thành công trong công việc nhưng điều mà cô giáo Hoàn cảm thấy canh cánh trong lòng hiện tại chính là người mẹ đã già của mình. Tình thương sâu nặng ấy, cô không nói nổi thành lời. 
“Mình lúc nào cũng phải cố gắng, cố gắng để không khóc, nếu có khóc thì phải giấu nước mắt đi. Vì trong nhà có mỗi mình được học hành đến đầu đến đuôi, bố mẹ cũng rất là kỳ vọng”, cô Hoàn chia sẻ.
Bao nhiêu nước mắt đắng cay và tình yêu vô bờ đối với người mẹ thân yêu, cô Hoàn đều gửi lại cả vào những vần thơ. Cô coi đó là một “thế giới thơ”, là nguồn năng lượng giúp cô sống.
Từ ngày con đi làm dâu
Tình đành duyên vậy rầu rầu nắng mưa
Bão giông thuyền mẹ đã thừa
Thuyền con chèo mãi vẫn chưa cập bờ
Đêm xuân ru giấc mơ xưa
Cho đến lúc này, tình yêu bố mẹ chính là động lực giúp cô tiếp tục sống và vươn lên. Cô Hoàn vẫn mong nếu có kiếp sau vẫn muốn được làm con của mẹ để “trả nợ người”. Còn ở kiếp này, nguyện ước lớn nhất của cô chính là có thể quay ngược thời gian, thay đổi định mệnh, đền đáp được nhiều hơn công ơn dưỡng dục của bố mẹ. 
(Trích chương trình “Điều ước thứ 7”, VTV3, ngày 6/6/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên?
Câu 2: Theo anh(chị) điều gì giúp cô giáo chống chọi với bệnh tật hơn 10 năm qua? Qua đó anh(chị) cảm nhận được gì trong tâm hồn cô giáo Hoàn?
Câu 3: Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn cô giáo Hoàn gửi gắm trong bài thơ?
Câu 4: Từ câu chuyện này, anh (chị) có thể nói điều gì với những người trong hoàn cảnh như vậy? (Hãy viết điều đó từ 6 -8 dòng).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
	Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.
	Là học sinh đang sống và học tập tại mảnh đất Vĩnh Bảo anh(chị) hãy thuyết minh cho du khách nước ngoài đến tham quan và học tập về khu di tích lịch sử này.
.........................................Hết.....................................
Xác nhận của BGH
	Xác nhận của TTCM
Người ra đề
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN
MÃ ĐỀ: 02
LỚP KIỂM TRA 10 C1
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
Môn : Ngữ Văn 10 (Chương trình Chuẩn)
Năm học: 2016 – 2017
(Bài về nhà)
 (Đề thi gồm 01 trang)
Họ và tên học sinh:..Lớp:Ngày kiểm tra:
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
“Đây là một câu chuyện có thật xảy ra trên diễn đàn “Ước mơ xanh” tôi tình cờ vào thăm và xin kể lại câu chuyện xúc động này.
 Ngay từ ngày đầu thành lập có một thanh niên 20 tuổi đăng ký làm thành viên với nickname Nightingale([1]). Anh liên tục gửi lên diễn đàn “Ước mơ xanh” những bài viết mang ý nghĩa khuyến khích mọi người hãy sống tốt, sống đẹp, sống thật và hãy tận hưởng cuộc sống. Những bài viết của anh thật sự có ích, chúng động viên người đọc khi họ đau buồn, thất bại. Người ta luôn tự hỏi tại sao một thanh niên chỉ mới 20 tuổi lại có được những bài viết về cuộc sống sâu sắc và hay đến vậy.
 Cho đến một ngày, những dòng chữ do em gái của Nightingale gửi đến đã làm cho mọi người sững sờ. Nightingale đã mất. Những ngày tham gia vào diễn đàn là những ngày cuối cùng trên đời của anh. Anh biết mình sắp ra đi, nhưng anh không hoảng sợ, anh muốn những ngày cuối cùng mình phải làm hết sức, phải có ích cho mọi người. Và anh chọn cách viết, để gửi đi những yêu thương và hi vọng. Những dòng nhật ký cuối cùng của Nightingale làm mọi người bật khóc: “ Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, cố lên, mày phải nhớ mày là chim sơn ca, hãy hót lên cho cuộc sống này tươi đẹp hơn”.
 “You will never die” là dòng chữ được ghi chú bên dưới nickname Nightingale để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đối với một người đã biết quên đi cái chết để sống đẹp cho đến phút cuối.
 Chim sơn ca không chết. Hãy hót lên, chim sơn ca!”
 (Khôi Nguyễn, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ 2004, tr.130)
 Câu 1:  Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? 
 Câu 2: “Nickname” và “You will never die” nghĩa là gì? “You will never die” là câu nói của Nightingale. Đúng hay sai? 
 Câu 3: Nhan đề nào dưới đây phù hợp nhất với nội dung văn bản? Vì sao? 
 - Chim sơn ca, hãy hót lên!
 - Nightingale
 - “You will never die”
 Câu 4: Theo anh/chị, “tận hưởng cuộc sống” có phải là sống đẹp không? 
(Trả lời ngắn gọn trong khoảng 6 -8 dòng).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
	Sau gần 20 năm khôi phục, múa rối nước Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo) đã  trở thành điểm đến, nét đặc sắc trong tuyến “du khảo đồng quê”. 
Là học sinh trên mảnh đất Vĩnh Bảo, anh (chị) hãy thuyết minh về di sản múa rối nước Nhân Hòa.
.........................................Hết.....................................
Xác nhận của BGH
	Xác nhận của TTCM
Người ra đề
HƯỚNG DÂN CHẤM
ĐỀ 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
0.5
2
- Sức mạnh:
+Tình yêu bố mẹ là động lực sống, vươn lên.
+ “Thế giới thơ” là nguồn năng lượng giúp cô sống.
+ Bản lĩnh, ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn của bản thân.
- Tâm hồn người con gái: 
+Mạnh mẽ và giàu ý chí, nghị lực vươn lên.
+ Yêu thương, thấu hiểu tâm hồn người mẹ.
+ Khát vọng sống và cống hiến cho cuộc đời.
0,25
0,25
3
Tâm sự:
Có lỗi khi chưa trả hết nợ công lao cha mẹ.
Xót xa trước duyên phận không cập bến hạnh phúc.
Khát khao quay lại thời gian đẻ thay đổi định mệnh.
1,0
3
- Hình thức : Viết được đoạn văn từ 6 đến 8 dòng, có câu chủ đề, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
- Nội dung : 
Thông điệp
+Có rất nhiều người yêu thương, bên bạn dù như thế nào.
+ Bạn có thể chiến thắng số phận bằng thái độ sống
+ Hãy cống hiến cho cuộc sống khi bạn có thể .
+ Sức mạnh vươn lên nằm ở chính chúng ta.
0.25
0,75
 Phần II: Làm văn
1. Yêu cầu về kĩ năng 
- Biết cách làm một bài văn thuyết minh - Bài viết bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả. 
2.0
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo khác nhau, nhưng cần bám vào các yêu cầu sau
5.0
MB: Giới thiệu về khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
TB:
+ Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành nênkhu di tích đó?
+ Kết cấu, kiến trúc của khu di tích đó bao gồm những điều gỉ? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)
+ Có thể kể một vài câu chuyện về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của khu di tích đó?
 KB: 
+ Nhà nước, địa phương đã có những biện pháp nào để trùng tu, tôn tạo và phát triển nó?
+ Cảm nghĩ cùa em về khu di tích đó?
0.5
1.0
1.0
1.0
1,0
0.5
Lưu ý: Giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án và biểu điểm khi chấm bài.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 1,0 điểm.
ĐỀ 2
Câu
Chuẩn kiến thức
Điểm
1
-Phương thức tự sự
0,5
2
-Nick name: tên hiệu, tên riêng, tên nhạo, tên giễu.
- You will never die: Anh sẽ không bao giờ chết.
- Ý nghĩa:
+ Là dòng chữ tưởng nhớ đến chàng trai trẻ.
+ Tinh thần sống lạc quan của cậu còn mãi.
+ Ước vọng của cậu sẽ được mọi người làm theo.
0,25
0,25
3
- Nightingale: Nhắc đến biệt hiệu nick name của Nightingale.
- You will never die: 
+Gợi lên tinh thần lạc quan vui sống.
+Nhắc đến khát vọng cống hiến của chàng trai.
-Chim sơn ca hãy hót lên: hàm chưa hai nhan đề còn lại.
0,25
0,5
0,25
4
- Hình thức : Viết được đoạn văn từ 6 đến 8 dòng, có câu chủ đề, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
- Nội dung : 
+ Nhận thức
Tận hưởng cuộc sống không có gì là xấu.
Vấn đề tận hưởng cuộc sống như thế nào.
+ Hành động: 
Biết cảm nhận vẻ đẹp, hương sắc cuộc sống.
Biết trân trọng giá trị cuộc đời mang đến
Hãy làm cuộc sống thêm sắc màu và hứng khởi
Biết tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời.
0,25
0,75
 Làm văn
1. Yêu cầu về kĩ năng 
- Biết cách làm một bài văn thuyết minh - Bài viết bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả. 
2.0
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo khác nhau, nhưng cần bám vào các yêu cầu sau
5.0
MB: Giới thiệu di sản múa rối nước Nhân Hòa
TB:
+ Nguồn gốc, lịch sử.
+ Đặc điểm của di sản múa rối nước Nhân Hòa
+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của di sản múa rối nước đó?
 KB: 
+ Nhà nước, địa phương đã có những biện pháp phát triển ?
+ Cảm nghĩ cùa em về di sản múa rối nước của địa phương.
0.5
1.0
1.0
1.0
1,0
Lưu ý: Giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án và biểu điểm khi chấm bài.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 1,0 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_viet_so_5.docx