Ôn tập Ngữ văn 9 - Đề 1

doc 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 10638Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Ngữ văn 9 - Đề 1
Đề 1 :
Phần I: (7đ)
 Cho đoạn trích sau :
 “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại”
 ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Tác phẩm có đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Hiệu quả của ngôi kể này?
Tác phẩm được xây dựng trên những tình huống nào? Nêu ý nghĩa của các tình huống đó.
Viết đoạn văn( Khoảng 10 câu) theo kiểu diễn dịch, nêu cảm nhận của em về tâm trạng của ông Hai trong đoạn văn trên, trong đoạn có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái ( gạch dưới phép nối và thành phần biệt lập tình thái.)
 Phần II: (3đ)
Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”, Viễn Phương nhiều lần nhắc đến hình ảnh cây tre.
Chép chính xác những câu thơ ấy và phân tích hình ảnh cây tre trong từng văn cảnh
Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả trong khổ thơ đầu của văn bản. Việc tác giả nhắc lại chi tiết cây tre trong câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
Trong chương chình môn Ngữ văn ở THCS cũng có một văn bản khác viết về hình ảnh cây tre. Em hãy ghi lại tên văn bản đó và cho biết tác giả.
Đề 2 :
Phần I: (3đ)
 Dưới đây là một đoạn văn miêu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân :
 Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu
Vì sao khi “ nhìn lũ con”, “ nước mắt” của ông Hai lại “cứ giàn ra”?
Đoạn văn trên được nói đến trong hoàn cảnh nào ? Nó giúp em hiểu gì về nhân vật ông Hai?
Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở đoạn trích trên thuộc hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng gì?
Kể tên hai văn bản khác nhau trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng hình thức ngôn ngữ như vậy.
Phần II: (7đ)
Cho câu thơ : Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Chép chính xác các câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ cuối của bài thơ. Cho biết khổ thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ. Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó và chép 1 ví dụ khác cũng sử dụng hình ảnh và biện pháp nghệ thuật tương tự ( có ghi tên tác giả, tác phẩm ).
Hai bài thơ có hai đoạn thơ em vừa chép khác nhau về đề tài nhưng cùng có chung chủ đề. Em hãy làm sáng tỏ điều đó.
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ tâm trạng lưu luyến, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác, trong đoạn có sử dụng phép liên kết nối và 1 câu ghép đẳng lập (gạch chân)
Đề 3 :
Phần I. (4 đ)
Cho đoạn thơ sau :
 Buồn trông cửa bể chiều hôm,
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 Buồn trông ngọn nước mới sa,
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Câu 1: Cho biết những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Giải thích tên gọi đầu tiên của tác phẩm : Đoạn trường tân thanh? 
Câu 2 : Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên? Nêu hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3 : Có ý kiến cho rằng: Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình.
 Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?
Câu 4 : Kể tên một tác phẩm cùng thể loại với tác phẩm có những câu thơ trên. Nêu tên tác giả?
Phần II: (6đ)
Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Giải nghĩa từ “sương muối”.
Về hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” cuối bài thơ,nhà thơ Chính Hữu viết: Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm, trước mắt tôi chỉ có 3 nhân vật : khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật hòa quyện với nhau tạo ra hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
 Em có suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ độc đáo này? Hãy trình bày trong một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận qui nạp, trong đoạn có sử dụng phép liên kết nối (gạch chân).
 Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.
Đáp án, biểu điểm
Đề 1 :
Phần I: (7đ)
- Tác phẩm “Làng” (0,25đ)
 - Tác giả : Kim Lân (0,25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác : 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.( 0,5đ) 
 2) Đối thoại (0,25đ)
 3) - Ngôi kể thứ 3 (0,25đ)
 - Tác dụng : Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.Người kể chuyện đứng ở ngoài quan sát, có mặt ở khắp mọi nơi có thể hiểu được sâu sắc diễn biến tâm trạng của nhân vật(0,5đ)
 4) Tình huống: (2đ)
- Ông Hai tình cờ nghe tin làng mình ( làng Chợ Dầu) là việt gian theo Tây .
Đây là 1 tình huống thắt nút câu chuyện (một tình huống đặc sắc,gay cấn nhất). Tình huống này có ý nghĩa thử thách lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai - một người nông dân thời kì kháng chiến.
 - Ông Hai nghe tin làng mình được cải chính :
Đây là tình huống mở nút câu chuyện. Tình huống này có ý nghĩa khẳng định Ông Hai và dân làng Chợ Dầu thủy chung với cách mạng, với cụ Hồ, với đất nước...
 5) Viết đoạn : Đảm bảo các yêu cầu sau: (3đ)
- Hình thức : Đúng kiểu đoạn, đủ số câu (0,5đ), đủ các yêu cầu của đoạn (0,5đ)
- Nội dung cần có các ý :(1,5đ)
+ Khi nghe tin làng theo Tây, ông sững sờ, ngạc nhiên, bất ngờ, ngượng ngùng, xấu hổ, cay đắng, nghẹn giọng đến không thở được,...
+ Ông cố giấu nỗi đau đớn, nhục nhã, thất vọng, ê chề,...
+ Nghi ngờ, hỏi lại...
Nghệ thuật kể chuyện (0,5đ)
Phần II: (3đ)
- HS chép chính xác (0,5đ)
Phân tích hình ảnh cây tre (1đ)
- Khổ 1 : Hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
+ Tả thực : Cây tre với màu xanh bát ngát đứng thẳng tắp bên lăng, canh giấc ngủ ngàn năm cho Bác.
+ Biểu tượng : Cây tre cứng cáp hiên ngang, vẫn “đứng thẳng hàng” dù “bão táp mưa sa” mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho sức sống và tinh thần bất khuất kiên cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Khổ cuối : H/a cây tre cuối bài thơ lặp lại, bổ sung cho cây tre VN một nét nghĩa mới : “cây tre trung hiếu”. T/g muốn làm “cây tre trung hiếu” nhập vào cùng “hàng tre xanh xanh VN”. Nghĩa là nguyện sống đẹp , trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc.
 2. Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác ở khổ đầu bài thơ được lặp lại ở câu cuối bài tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh hàng tre, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn... ( 0,5đ)
 3. Cây tre Việt Nam- Thép Mới (1đ)
Đề 2 :
Phần I: (3đ)
Khi “ nhìn lũ con”, “ nước mắt” của ông Hai lại “cứ giàn ra”?
Vì : - Ông thấy thương và lo cho các con (0,5đ)
 - Ông thấy tủi nhục, cay đắng (0,5đ)
- Đoạn văn trên được nói đến trong hoàn cảnh : sau khi ông Hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo giặc. (0,25đ)
- Điều đó giúp em hiểu về nhân vật ông Hai: (0,75đ)
+ Yêu làng, yêu nước
+ Căm thù giặc, căm thù người theo Tây
+ Trọng danh dự, thương con
- Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở đoạn trích trên thuộc hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm. (0,25đ)
- Việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng : (0,25đ)
+ Tạo nên thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật : dằn vặt, đau khổ, cay đắng, căm tức
+ Hoàn thiện thêm suy nghĩ tính cách của nhân vật
+ Tạo nên sự mâu thuẫn giằng xé trong tâm can ông, nội dung cốt truyện thêm sâu sắc, hấp dẫn người đọc.
Kể tên hai văn bản khác nhau trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng hình thức ngôn ngữ như vậy: (0,5đ)
Lặng lẽ Sa Pa 
Những ngôi sao xa xôi
 Phần II: (7đ)
 - HS chép chính xác khổ cuối của bài thơ. (1đ)
Khổ thơ vừa chép trích trong bài thơ Viếng lăng Bác, của Viễn Phương. (0,5đ)
 Hoàn cảnh ra đời : 1976, khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. (0,5đ)
* Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ, hiệu quả : (1đ)
 - Điệp ngữ : muốn làm
 - Liệt kê những cảnh vật bên lăng mà tác giả muốn hóa thân, muốn hòa nhập như “con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu”
 => Diễn tả tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác
 - Nhân hóa, ẩn dụ : cây tre trung hiếu : => ước nguyện muốn sống đẹp, trung thành với lí tưởng của cách mạng, của dân tộc.
 * Ví dụ khác cũng sử dụng hình ảnh và biện pháp nghệ thuật tương tự ( có ghi tên tác giả, tác phẩm ). (1đ)
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 ( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải )
Hai bài thơ có hai đoạn thơ em vừa chép khác nhau về đề tài nhưng cùng có chung chủ đề. 
 - Khác nhau : (0,5đ)
 + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
 + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Giống nhau : (0,5đ)
 + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
 + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
Viết đoạn văn : (2đ)
* Hình thức : - Đúng đoạn quy nạp
 - Độ dài 10 câu
 - Sử dụng phép nối, câu ghép
* Nội dung : Tâm trạng lưu luyến, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
* Nghệ thuật : Điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ. 
Đề 3
Phần I. (4 đ)
Truyện Kiều- Nguyễn Du (0,5đ)
- Tên gọi “Đoạn trường tân thanh” : Tiếng nói mới đứt ruột về số phận con người. (0,5đ)
 2. * Các BPNT (0,5đ)
 - Điệp ngữ “buồn trông”
 - Từ láy : 6 từ
 - Tả cảnh ngụ tình : mượn cảnh để gửi gắm tâm trạng.
 * Tác dụng : (0,5đ) : nhấn mạnh, tô đậm, khắc sâu nỗi buồn triền miên, da diết, ngày càng tăng của Thúy Kiều.
 3. Em đồng ý (0,5đ)
 Vì tác giả đã mượn cảnh để ngụ tình, mỗi cảnh thiên nhiên đều ẩn chứa tâm trạng của nhân vật. ( HS có thể nêu VD hoặc không đều được 0,5 đ)
 4. Truyện thơ Nôm “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.(1đ)
Phần II: (6đ)
HS chép chính xác (1đ) , sai 1 lỗi trừ 0,25 đ
Hoàn cảnh sáng tác : (0,5đ) 1948, sau khi tỏc giả đó cựng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đụng 1947) đỏnh bại cuộc tiến cụng qui mụ lớn của giặc Phỏp lờn chiến khu Việt Bắc.
Giải nghĩa từ “ sương muối (0,5đ) : sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cây cỏ hay mặt đất.
 3. Viết đoạn : Đảm bảo các yêu cầu sau: (3đ)
- Hình thức : Đúng kiểu đoạn, đủ số câu (0,5đ), đủ các yêu cầu của đoạn (0,5đ)
- Nội dung cần có các ý: (1,5đ)
+ Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc...
+ Đây là hình ảnh đẹp gợi bao liên tưởng phong phú...
+ Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vùa mang tính hiện thực, vừa mang tính lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.
Liên kết chặt chẽ (0,5đ)
4. Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “Đầu súng trăng treo”:
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng (0,5đ) ( ĐTDC- Huy Cận) (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_10_Ha_Noi_van_9.doc