Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 85 đến 89 - Năm học 2013-2014

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 85 đến 89 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 85 đến 89 - Năm học 2013-2014
TUẦN 18
Tiết
Tên bài dạy
86
Tập là thơ tám chữ
87, 88
Ôn tập tổng hợp học kỳ I. Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kỳI
89, 90
Kiểm tra tổng hợp kì I
Ngày soạn: 15/12/2013
Ngày dạy: 16/12/2013 – 20/12/2013 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I/Mục tiêu cần đạt
-Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
-Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Để nắm kỹ hơn về thể thơ tám chữ, hôm nay các em tiếp tục đi tìm hiểu những bài thơ tám chữ.
I/Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
1/Xuân Diệu:
Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
 Và giữa vườn im, hoa rụng sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời
 (Tiếng gió)
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rụng đến tình cờ
 Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
 Xuân là lúc gió về không định trước
 Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
 Mây bay đi để hở một khung trời
 Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi
 Như được nắm một bàn tay son sẻ
 (Xuân không mùa)
2/Hàn Mặc Tử
Cứ để ta ngất ngữ trên vũng huyết
 Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
 Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
 Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh
 (Trăng)
*Nhận xét:
-Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách rất linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau: tái – hãi, cờ - thơ, trước - ngược; có vần gián cách: huyết - siết 
II/Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
-Gv: Đọc 3 câu thơ trước
-Hs:Viết tiếp
*Yêu cầu:
-Câu mới viết phải đủ 8 chữ
-Phải đảm bảo nội dung hợp ý nghĩa
-Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp
Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 (Phạm Công Trứ - Vô đề)
*Gợi ý: Có thể chọn các câu gần đủ 8 chữ sau:
 Chợt quen nhau chưa thể gọi là
 Một cành hoa đâu đã gọi là
Mùa đông ơi, sao đã vội
III/Tập làm thơ tám chữ theo đề tài
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng?
4/Củng cố: Sưu tầm và tập làm các bài thơ 8 chữ
5/Dặn dò : Về ôn tập kiến thức Ngữ văn hk1 chuẩn bị kiểm tra hk1.
ÔN TẬP TỔNG HỢP. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/Mục tiêu cần đạt
-Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh cả ba phần
-Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo các nội dung.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số
3/Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương trình ngữ văn lớp 9 kì I, để nắm kỹ hơn các nội dung hôm nay các em sẽ ôn tập tổng hợp.
I/Những nội dung cần chú ý:
1/Phần văn bản: Gồm 4 phần
 -Truyện trung đại: 
 +Văn xuôi: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái.
 +Thơ nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
 -Truyện hiện đại:Làng (Kim Lân), Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).Văn xuôi nước ngoài: Cố hương (Lỗ Tấn), những đứa trẻ (M. Go-rơ-ki).
 -Thơ hiện đại: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận), Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng(Nguyễn Duy), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
 -Văn bản nhật dụng:Các chủ đề:Vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề quyền sống con người
2/Phần tiếng Việt: Hai nội dung
 -Kiến thức mới: Các phương châm hội thoại, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, Thuật ngữ, Sự phát triển của từ vựng, Trau dồi vốn từ...
 -Tổng kết kiến thức từ vựng:Tổng kết từ vựng các lớp 6,7,8
3/Phần Tập làm văn: Hai nội dung lớn
 -Văn bản thuyết minh (yêu cầu kết hợp với biện pháp nghệ thuật và miêu tả).
 -Văn bản tự sự: Kết hợp với miêu tả nội tâm; kết hợp với nghị luận; đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện trong văn bản tự sự
II/Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kỳ I
1/Văn bản: Học sinh chú ý cần nắm nội dung
 -Văn bản ấy là của ai, ra đời trong hoàn cảnh nào? Viết về cái gì, chuyện gì, về ai, có những nhân vật nào? Nội dung chính mà văn bản muốn nói là nội dung gì? Ca ngợi hay phê phán điều gì?
 -Trong văn bản đó tác giả dùng phương thức biểu đạt nào là chính? Các yếu tố nghệ thuật ấy góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng như thế nào?
 -Tìm những câu, những đoạn thơ hay trong văn bản học thuộc.
2/Phần tiếng Việt:
 -Nắm được những kiến thức vừa mới bổ sung, ôn lại kiến thức tổng kết đã được học.
3/Phần tập làm văn:
 -Nắm lại phương pháp, kỹ năng làm hai dạng bài: Thuyết minh và tự sự có kết hợp theo một số nội dung mới đã học.
4/Củng cố:Các em đã học những nội dung lớn nào trong chương trình Ngữ văn9 T1
5/Dặn dò: Về học bài chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ I
KIỂM TRA TỔNG HỢP KỲ I
I/Mục tiêu cần đạt
-Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh cả 3 phần
-Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo một nội dung và cách kiểm tra đánh, giá mới.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
3/Phát đề: Đề đáp án của Sở GD và ĐT Gia Lai

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 18.doc