Ôn tập môn Ngữ văn 7

docx 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập môn Ngữ văn 7
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 : Cho đoạn văn :
 “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.” 
a/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? 
b/ Xác định phép liệt kê trong đoạn văn trên.
c/ Từ nội dung trong đoạn văn trên em học tập được điều gì ở Bác ?
Câu 2 : Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” ? Nêu một việc làm thể hiện nội dung câu tục ngữ trên.
Câu 3 :Trong hai câu sau câu nào là câu bị động ? Chuyển câu bị động đó thành câu chủ động. 
 a/Chân em bị đau.
 b/Em được thầy giáo khen.
Câu 4: 
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết: 
	“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
 Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
GỢI Ý
Câu 1:
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Tác giả : Phạm Văn Đồng.
b/ Phép liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
c/ Từ nội dung trong đoạn văn trên em học tập được từ Bác là :biết sống giản dị trong mọi phương diện, ăn ở gọn gàng ngăn nắp.
Câu 2:
 - Yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.
 - Học sinh nêu một việc làm cụ thể, thể hiện lòng yêu thương con người
Câu 3:
 Câu b/ Em được thầy giáo khen.
 Chuyển sang câu chủ động : Thầy giáo khen em.
Câu 4 * Yêu cầu về kỹ năng : 
- Làm đúng kiểu bài nghị luận (Giải thích nội dung và trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội), bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,
 * Yêu cầu về kiến thức :
 - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
 - Nêu vấn đề: 
 + Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.
 + Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “ dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.
Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy ?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
 + Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
 + Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
 + Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên
Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
 + Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,
 + Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,
 + Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội
Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.
 ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?
Câu 2: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?
Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới :
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? 
Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ? 
Tìm câu có cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau ? 
Câu 4: Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
GỢI Ý
Câu 1: (1.0 điểm) 
 Học sinh chép chính xác hai câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Mỗi câu đúng. đạt 0.5 điểm.
Câu 2: (1.0 điểm) 
- Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. đạt 1.0 điểm
- Nêu đúng mỗi ý. đạt 0.5 điểm
 + Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm”của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0.5 điểm
 + Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động;  0.5 điểm
Câu 3: (3.0 điểm)
 a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm) 
 - Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm)
 - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.25 điểm)
 b.
 - Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm 
 + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
 + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
 + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
 - Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ đạt 0.25 điểm
 c. 
 - Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... đạt 0.5 điểm
 d. 
 - Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng câu đạt 0.5 điểm
 - Phân tích: 0.25 điểm
Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
 ĐT C V
 => Mở rộng phần phụ sau cụm động từ.
Câu 4: HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc
- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.
ĐỀ SỐ 6
Câu 1 
a/Trình bày đôi nét nổi bật về tác giả Hoài Thanh.
b/ Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong ngữ liệu sau và cho biết tác dụng của nó. 
	Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
Câu 3 : Bạn em không hiểu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ :
	Nhiễu điều phủ lấy giá gương
	Người trong một nước phải thương nhau cùng.
 Em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 8 câu) giải thích giúp bạn hiểu.
Câu 4: Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
	“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
GỢI Ý
Câu 1: 
+Đôi nét về Hoài Thanh: (1909-1982), quê Nghệ An, nhà phê bình văn học xuất sắc, tác phẩm Thi nhân Việt Nam.(0,5đ)
+Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. (0,5đ)
Câu 2: 
+Định nghĩa đúng câu đặc biệt .(1đ)
+Xác định: Đêm. là câu đặc biệt (0.5đ)- tác dụng xác định thời gian.(0,5đ)
Câu 3: 
+ Đúng hình thức đoạn văn (1đ)
+Nội dung: -Nghĩa đen (0,5đ)
	 - Nghĩa bóng (0,5đ)	
Câu 4
a.Yêu cầu về kỹ năng:
HS viết thành bài văn biểu cảm ngắn, bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng, diễn đạt lưu loát.
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể cảm thụ theo ý kiến chủ quan, tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên.
Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng)
Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo đượcai cấm được....Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_on_tap_he_Ngu_van_7.docx