Ôn tập lí thuyết hoá học 10 nâng cao học kì I (2015 – 2016)

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1076Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập lí thuyết hoá học 10 nâng cao học kì I (2015 – 2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập lí thuyết hoá học 10 nâng cao học kì I (2015 – 2016)
ÔN TẬP LÍ THUYẾT HOÁ HỌC 10 NÂNG CAO HKI (2015 – 2016)
1. Thế nào là đồng vị ?
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số prôtôn nhưng khác nhau về số nơtrôn, do đó số khối A của chúng khác nhau. 
Ví dụ : Hiđrô có 3 đồng vị : Prôti (), Đơteri (), Triti ().
2. Nguyên lí Pau-li
Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai êlectrôn và hai êlectrôn này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi êlectrôn. 
(Hoặc là : Mỗi obitan chỉ có thể chứa tối đa hai êlectrôn có spin ngược dấu.)
2 êlectrôn ghép đôi	1 êlectrôn độc thân
3. Nguyên lí vững bền
Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các êlectrôn chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
H (Z = 1) : 1s1 He (Z = 2) : 1s2	 Li (Z = 3) : 1s22s1 Be (Z = 4) : 1s22s2	B (Z = 5) : 1s22s22p1
4. Quy tắc Hun
Trong cùng một phân lớp, các êlectrôn sẽ phân bố trên các obitan sao cho số êlectrôn độc thân là tối đa và các êlectrôn này phải có chiều tự quay giống nhau. 
(Hoặc là : Trong cùng một phân lớp, các êlectrôn cực đại sẽ được phân bố vào các obitan như thế nào để tổng số spin của chúng là cực đại.)
1s2
2p3
2s2
1s2
2p2
2s2
C (Z = 6) :	N (Z = 7) :	
5. Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các nguyên tố hoá học
a) Bán kính nguyên tử :
– Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần từ trái qua phải.
– Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng từ trên xuống dưới.
b) Bán kính iôn :
– Bán kính của catiôn bao giờ cũng nhỏ hơn bán kính của nguyên tử tương ứng.
– Bán kính của aniôn bao giờ cũng lớn hơn bán kính của nguyên tử tương ứng.
c) Năng lượng iôn hoá :
– Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, nói chung năng lượng iôn hoá của các nguyên tố tăng dần.
– Trong một nhóm chính (nhóm A) theo chiều từ trên xuống dưới, năng lượng iôn hoá của các nguyên tố giảm dần.
d) Độ âm điện :
– Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường tăng dần.
– Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.
e) Tính kim loại, tính phi kim :
– Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loai của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
– Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
f) Tính axít – bazơ của ôxít và hiđrôxít tương ứng :
– Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của ôxít và hiđrôxít tương ứng giảm dần, đồng thời tính axít của chúng tăng dần. 
– Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các ôxít và hiđrôxít tương ứng tăng dần, đồng thời tính axít của chúng giảm dần.
6. Định luật tuần hoàn
"Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".
7. Liên kết hoá học
Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
Liên kết iôn là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các iôn mang điện tích trái dấu.
Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp êlectrôn chung.
– Liên kết cộng hoá trị có cực : đôi êlectrôn dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
– Liên kết cộng hoá trị không cực : đôi êlectrôn dùng chung không bị lệch về nguyên tử nào.
 	hay	N N
Công thức êlectrôn	 Công thức cấu tạo
Liên kết cho – nhận là liên kết cộng hoá trị, trong đó cặp êlectrôn chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và iôn kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các êlectrôn tự do.
Biểu diễn trục số về liên kết hoá học :
Liên kết iôn
Liên kết cộng hoá trị 
có cực
Liên kết cộng hoá trị 
không cực
0,0	 	 0,4	 1,7
8. Số ôxi hoá
Số ôxi hoá của nguyên tố là một số đại số được gán cho nguyên tử của nguyên tố đó theo các quy tắc sau :
– Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số ôxi hoá của nguyên tố bằng không.
– Quy tắc 2 : Trong một phân tử, tổng số ôxi hoá của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng không.
– Quy tắc 3 : Trong các iôn đơn nguyên tử, số ôxi hoá của nguyên tố bằng điện tích của iôn đó. Trong iôn đa nguyên tử, tổng số ôxi hoá của các nguyên tố nhân số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của iôn.
– Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, số ôxi hoá của hiđrô bằng +1, trừ hiđrua kim loại (NaH, CaH2,). Số ôxi hoá của ôxi bằng –2, trừ trường hợp OF2 và pêôxít (chẳng hạn H2O2,).
9. Phản ứng ôxi hoá – khử
Phản ứng ôxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển êlectrôn giữa các chất phản ứng ; hay phản ứng ôxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số ôxi hoá của một số nguyên tố.
Chất khử là chất nhường êlectrôn hay là chất có số ôxi hoá tăng sau phản ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị ôxi hoá. 
Chất ôxi hoá là chất nhận êlectrôn hay là chất có số ôxi hoá giảm sau phản ứng. Chất ôxi hoá còn được gọi là chất bị khử.
Sự ôxi hoá (quá trình ôxi hoá) một chất là làm cho chất đó nhường êlectrôn hay làm tăng số ôxi hoá của chất đó. 
Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đó nhận êlectrôn hay làm giảm số ôxi hoá của chất đó.
10. Các loại phản ứng hoá học
Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 
Phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng ôxi hoá – khử hoặc không phải là phản ứng ôxi hoá khử.
Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. 
Phản ứng phân huỷ có thể là phản ứng ôxi hoá – khử hoặc không phải là phản ứng ôxi hoá khử.
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. 
Các phản ứng thế là những phản ứng ôxi hoá – khử.
Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới không tan hoặc chất khí. 
Các phản ứng trao đổi không phải là phản ứng ôxi hoá – khử.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_LT_Hoa_10_HKI_Dong_Thap.docx