Ôn tập học kì 1 - Năm học 2016 môn Hóa: 11 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 969Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì 1 - Năm học 2016 môn Hóa: 11 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập học kì 1 - Năm học 2016 môn Hóa: 11 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
SỞ GIÁO DỤC LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC ÔN TẬP HỌC KÌ 1-NĂM HỌC 2016
	MÔN HÓA: 11
Phần I: Trắc nghiệm: (5 điểm). Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (A, B, C, D) và đánh dấu vào phiếu trả lời
( Cho Cu=64, Na=23, Ca=40,Ba=137, K=39, H=1, O=16, S=32, N=14, Cl=35,5, C=12, P=31)
Câu 1: Nhiệt phân 11,28 gam Cu(NO3)2 một thời gian thu được 8,04 gam rắn. Hiệu suất nhiệt phân là
	A. 30.	B. 40	C. 50%	D. 80%
Câu 2: Cho các chất rắn sau: CaCO3, NaNO3, Cu(NO3)2, NH4HCO3, Na2CO3. Số chất bị phân hủy bởi nhiệt là
	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 3: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl, HNO3. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là:	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 4: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, NaHCO3, NaNO3, HNO3, NH4NO3. Số dung dịch có pH < 7 là A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 5: Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là
	A. 7,77 gam.	B. 8,27 gam.	C. 6,39 gam.	D. 4,05 gam.
Câu 6: Cho các chất: Al(OH)3, HNO3, Cu(NO3)2, SiO2, Ba(HCO3)2, NH4NO3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Cho phản ứng: aCu + bHNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng (a+b) là
	A. 13.	B. 12.	C. 10.	D. 11.
Câu 8: Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+ ; 0,03 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a làA. H+ và 0,05. B. NO3- và 0,03.	C. Cl - và 0,05.	D. OH- và 0,05.
Câu 9: Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là 
	A. Cu. 	B. Al.	C. CuO. 	D. Al2O3.
Câu 10: Cho các nhận định sau: 
(1) Dung dịch NH3 có thành phần gồm: NH3, NH4+, OH-, H2O.
(2).Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một lượng nhỏ phân li ra ion, phần lớn vẫn tồn tại dạng phân tử.
(3). Chất điện li mạnh là chất khi tan vào nước sẽ phân li hoàn toàn ra iôn.
(4). Những chất có tác dụng với axit và bazơ là hợp chất lưỡng tính.
Số nhận xết đúng là A. 4.	B. 3	C. 2. D. 1
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là 
	A. 13,70 gam.	B. 18,46 gam.	C. 12,78 gam.	D. 14,62 gam
Câu 12: Dung dịch nào sau đây tồn tại ?
	A. Na+, K+, Cl-, NO3-.	B. Fe2+, Cu2+, H+, NO3-.	C. Cu2+, K+, Cl-, OH-.	D. Fe3+, Na+, NH4+, OH-.
Câu 13: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn Y gồm 
	A. Al2O3, MgO, Fe3O4,Cu.	B. Mg, Fe, Cu. C. Al2O3, MgO, Fe, Cu.	D. MgO, Fe, Cu.
Câu 14: Cho 0,3808 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 2,376.	B. 1,200.	C. 2,561.	D. 1,300.
Câu 15: Chọn nhận định đúng?
A. Phân nitro photka là (NH4)2HPO4 và KNO3 là phân phức hợp
B. Phân Amophot là (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4 là phân hỗn hợp.
C. U rê là (NH2)2CO là phân đạm tốt nhất.
D. Phân S.A là (NH4)2SO4 thích hợp với đất chua.
Câu 16: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là	A. 0,2.	B. 0,3.	C. 0,4.	D. 0,1.
Câu 17: Thuốc thử để nhận biết các dung dịch riêng biệt: NH4Cl, (NH4)2SO4, MgCl2, AlCl3, NaCl là
	A. NaOH	B. Ba(OH)2	C. Cu và HCl	D. BaCl2
Câu 18: Cho các chất: Al(OH)3, Zn(OH)2, NH4NO3. (NH4)2CO3, Al, NaHCO3. Số chất lưỡng tính là
	A. 6.	B. 5	C. 4.	D. 3
Câu 19: Khi cho Cu vào dung dịch chứa HCl và muối X thì thấy có khí không màu, hóa nâu ngoài không khí. X là
	A. H2SO4.	B. FeCl3.	C. NaNO3.	D. NH4Cl.
Câu 20: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là 
	A. 18,300.	B. 14,485.	C. 16,085.	D. 18,035.
Câu 21. Cho các chất sau: CH3OH, C2H5OH, CH4, CH2=CH2, CH3COOH, H-COOCH3, CH3-CH=CH2. 
Số cặp chất thuộc cũng dãy đồng đẳng là: A. 2	B. 3	C. 4.	D. 5
Số cặp chất thuộc cùng dãy đồng phân là A. 1.	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 22. Số liên kết xichma và pi trong chất CH2=CH-CH2-CH3 lần lượt là
	A. 11 và 1	B. 10 và 1	C. 11 và 2	D. 13 và 1
Câu 23. Chất nào sau đây có đồng phân hình học
	A. CH3-CH=CH2 B. CH3-COO-CH=CH-CH3 C. CH3)2C=CH-CH3	D. CH2=CH2
Câu 24. Khi phân tích chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O biết VCO2: VH2O = 1:1. Chất X là
	A. C4H10	B. C5H12O	C. C4H8O2	D. C3H8O3
Câu 25. Chất X chứa 52,17% O về khối lượng. X làA. C4H10O	B. C5H12O C. C4H8O2	D. C3H8O3
Câu 26. Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dung bằng 4 lần số mol của Y. công thức của Y là A. . B. . C. . D. .
Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 10ml hơi chất X cần tối thiểu 25ml oxi, chỉ tạo ra CO2 và 20ml hơi nước (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử X là A. . B. . C. . D. .
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là A. CH4. B. C4H10. C. C2H4. D. C3H4. 
Câu 29. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3; (2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4; (3) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 ; (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 30. Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m làA. 21,30 B. 8,52 C. 12,78 D. 7,81
Câu 31. Cho a gam P2O5 vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 17,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của a là
	A. 7,1 gam. B. 3,55 gam.	C. 21,3 gam.	D. 14,2 gam.
Câu 32. Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là
	A. 66,75 gam. B. 33,35 gam.	C. 6,775 gam.	D. 3, 335 gam.
Câu 33. Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 28,35 gam. D. 39,80 gam.
Câu 34.Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50.
Câu 35. NhiÖt ph©n hoµn toµn 9,4 gam muèi nitrat cña mét kim lo¹i thu ®­îc 4,0 gam mét oxit. C«ng thøc ph©n tö cña muèi nitrat ®· dïng lµ A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. Al(NO3)3. D. Pb(NO3)2.
Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 23. 	B. 22.	C. 19. D. 20.
Phần II: Tự luận ( 5 điểm)
Câu 1: ( 1.5 điểm) Viết phản ứng dạng phân tử và iôn thui gọn:
 a. NH4NO3 + KOH b. Al + HNO3 → tạo sản phẩm khử N2 c. NaHCO3 + NaOH
Câu 2: ( 2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X bởi 6,4 gam CuO , phản ứng xong , khối lượng chất rắn thu được là 3,84 gam, thu được hỗn hợp Y gồm hơi và khí .Cho Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khôí lượng dung dịch bình Ba(OH)2 giảm 6,57 gam đồng thời thu được 9,85 gam kết tủa. Tìm CTPT X biết CTPT trùng với CT ĐG nhất. Viết CTCT có thể có của X. 
Câu 3 : (2 điểm). Cho 10,32 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 tác dụng hết với HNO3 loãng, thu được 1,568 lít NO đkC( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.
Viết phương trình phản ứng và tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại.
Tính khối lượng dung dịch HNO3 20% đã dùng, biết để trung hòa dung dịch A cần vừa hết 140 ml dung dịch NaOH 1M.
Cô cạn dung dịch A rồi nung đến cùng thu được hỗn hợp khí Z. Cho Z qua H2O dư thu được 4,5 lít dung dịch Y. Tính ph dung dịch Y?
..(Hết).

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_THI_HOC_KI_HAY.doc