Ôn tập hóa học lớp 10 (ban cơ bản) Chuyên đề: Cấu hình electron và bảng tuần hoàn

pdf 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2595Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập hóa học lớp 10 (ban cơ bản) Chuyên đề: Cấu hình electron và bảng tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập hóa học lớp 10 (ban cơ bản) Chuyên đề: Cấu hình electron và bảng tuần hoàn
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2016 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
NIỀM TIN là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành có thể 
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ 
Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên: 
A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron 
C. proton và nơtron D. electron và proton 
Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng 
A. Số proton và điện tích hạt nhân B. Số proton và số electron 
C. Số khối A và số nơtron D. Số khối A và điện tích hạt nhân 
Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử: 
A. Có cùng số khối A B. Có cùng số proton 
C. Có cùng số nơtron D. Có cùng số proton và số nơtron 
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ? 
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. 
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. 
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). 
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e. 
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. 
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron. 
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron. 
Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng ? 
(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố. (2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton. 
(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. (4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron. 
A. 3 và 4 B. 1 và 3 C. 4 D. 3 
Câu 7: Chọn câu phát biểu sai : 
1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân 
2. Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối 
3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử 
4. Số prôton = điện tích hạt nhân 
5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron 
A. 2,4,5 B. 2,3 C. 3,4 D. 2,3,4 
Câu 8: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là Mg
24
12 , Mg
25
12 , Mg
26
12 . Phát biểu nào sau đây là sai ? 
A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14 B.Đây là 3 đồng vị. 
C.Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. D.Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton. 
Câu 9: Chọn câu phát biểu sai: 
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n B. Tổng số p và số e được gọi là số khối 
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân D. Số p bằng số e 
ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 10 (BAN CƠ BẢN) 
CHUYÊN ĐỀ: CẤU HÌNH ELECTRON VÀ BẢNG TUẦN HOÀN 
Bài tập có 55 câu gồm 5 trang 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2016 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
NIỀM TIN là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành có thể 
Câu 10: Nguyên tử 27
13Al 
có : 
A. 13p, 13e, 14n. B. 13p, 14e, 14n. 
C. 13p, 14e, 13n. D. 14p, 14e, 13n. 
Câu 11: Nguyên tử canxi có kí hiệu là Ca4020 . Phát biểu nào sau đây sai ? 
A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. 
C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40. 
Câu 12: Cặp phát biểu nào sau đây là đúng: 
1. Obitan nguyên tử là vùng không gian quanh hạt nhân, ở đó xác suất hiện diện của electron là rất lớn (trên 
90%). 
2. Đám mây electron không có ranh giới rõ rệt còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt. 
3. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay giống nhau. 
4. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối 
đa và các electron phải có chiều tự quay khác nhau. 
5. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau. 
 A. 1,3,5. B. 3,2,4. C. 3,5, 4. D. 1,2,5. 
DẠNG 2: TÌM SỐ P, E, N, SỐ KHỐI A - VIẾT KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ 
LƯU Ý : Ngtử X có số hạt (p, n,e) nhận thêm a electron Ion Xa- có số hạt là (p, n, e + a) 
 Ngtử Y có số hạt (p, n, e) nhường (cho) b electron  Ion Yb+ có số hạt là (p, n, e - b) 
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không 
mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là : 
A. 27 B. 26 C. 28 D. 23 
Câu 14: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí 
hiệu của A là 
A. 38
19 K B.
39
19 K C.
39
20 K D. 
38
20 K 
Câu 15: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt 
không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là 
A. 119 B. 113 C. 112 D. 108 
Câu 16: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không 
mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là 
A. 57 B. 56 C. 55 D. 65 
Câu 17: Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang 
điện. 
1. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là : 
A. 10 B. 11 C. 12 D.15 
2. Số khối A của hạt nhân là : 
A . 23 B. 24 C. 25 D. 27 
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 
53,125% số hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của X là: 
 A. 18 B. 17 C. 15 D. 16 
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố X được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gâp đôi số hạt không 
mang điện. Điện tích hạt nhân của X là: 
 A. 10 B. 12 C. 15 D. 18 
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2016 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
NIỀM TIN là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành có thể 
Câu 20: Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p, n, e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không 
mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là: 
A. 122 B. 96
C. 85 D. 74 
Câu 21: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là 
A. 17 B. 18 C. 34 D.52 
Câu 22: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là 
A. X168 B. X
19
9 
C. X109 
D. X189 
Câu 23: Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Số khối của nguyên tố 
đó là: 
A. 8 B. 10 C. 11 D. Tất cả sai 
Câu 24: Tổng số hạt mang điện trong ion AB4
3-
 là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt 
mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B lần lượt là: 
A. 16 và 7 B. 7 và 16 C. 15 và 8 D. 8 và 15 
Câu 25: Trong phân tử M2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không 
mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M nhiều 
hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X là: 
A. K2O B. Rb2O C. Na2O D. Li2O 
Câu 26: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt 
không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p,n,e 
trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong 
nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là: 
 A. 12 B. 20 C. 26 D. 9
DẠNG 3: XÁC ĐỊNH NGTỬ KHỐI TRUNG BÌNH, SỐ KHỐI, % CÁC ĐỒNG VỊ 
Dạng 1: Tính nguyên tử khối trung bình. 
- Nếu chưa có số khối A1; A2. ta tìm A1 = p + n1; A2 = p+ n2; A3 = p + n3 
- Áp dụng công thức : 
1 1 2 2 3 3A .x A .x A .xA
100
 
 trong đó A1, A2, A3 là số khối của các đồng vị 1, 2, 3 
 x1, x2, x3 là % số nguyên tử của các đồng vị 1, 2, 3 
hoặc 1 1 2 2 3 3
A .x A .x A .x
A
100
 
 trong đó A1, A2, A3 là số khối của các đồng vị 1, 2, 3 
 x1, x2, x3 là số nguyên tử của các đồng vị 1, 2, 3 
Dạng 2: Xác định phần trăm các đồng vị 
- Gọi % của đồng vị 1 là x %  % của đồng vị 2 là (100 – x). 
- Lập phương trình tính nguyên tử khối trung bình  giải được x. 
Dạng 3: Xác định số khối của các đồng vị 
- Gọi số khối các đồng vị 1, 2 lần lượt là A1; A2. 
- Lập hệ 2 phương trình chứa ẩn A1; A2  giải hệ được A1; A2. 
Câu 27: Tỉ lệ về số nguyên tử của hai đồng vị A và B trong tự nhiên của nguyên tố X là 27 : 23. Đồng vị A 
có 35 proton và 44 nơtron, đồng vị B có nhiều hơn đồng vị A 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên 
tố X là: 
A. 81,86. B. 80,01. C. 79,92. D. 79,35. 
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2016 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
NIỀM TIN là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành có thể 
Câu 28: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học: 
A. 6A
 14
 ; 7B
 15
 B. 8C
16
; 8D
 17
; 8E
 18
 C. 26G
56
; 27F
56
 D. 10H
20 
; 11I
 22
Câu 29: Oxi có 3 đồng vị 168 O, 
17
8 O, 
18
8 O số kiếu phân tử O2 có thể tạo thành là: 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Câu 30: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân 
tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên: 
 A. 3 B. 16 C. 18 D. 9 
Câu 31: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là N147 (99,63%) và N
15
7
 (0,37%). Nguyên tử khối 
trung bình của nitơ là: 
A. 14,7 B. 14,0 C. 14,4 D. 13,7 
Câu 32: Tính ngtử khối trung bình của Mg biết Mg có 3 đồng vị 24
12Mg (79%), 
25
12Mg (10%), còn lại là 
26
12Mg ? 
Câu 33: Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là Cu6329 và Cu
65
29
 . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ 
% đồng vị Cu6329 , Cu
65
29
 lần lượt là 
A. 70% và 30% B. 27% và 73% C. 73% và 27% D. 64% và 36 % 
Câu 34: Nguyên tố Cl trong tự nhiên là một hỗn hợp gồm hai đồng vị 35Cl(75%) và 37Cl (25%) .Phần trăm về 
khối lượng của 35Cl trong muối kaliclorat KClO3 là 
A. 21,4% B. 72,4% C. 24,7% D. 4,72% 
Câu 35: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11B ( 1x %) và 
10
B ( 2x %), ngtử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của 
1x % là: 
A. 80% B. 20% C. 10,8% D. 89,2% 
Câu 36: Ngtố X có 2 đồng vị , tỉ lệ số ngtử của đồng vị 1, đồng vị 2 là 31 : 19. Đồng vị 1 có 51p, 70n và đồng 
vị thứ 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Tìm ngtử khối trung bình của X ? 
Câu 37: Clo có hai đồng vị là 35 37
17 17Cl; Cl . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị 3 : 1. Tính nguyên tử lượng trung 
bình của Clo. 
Câu 38: Đồng có 2 đồng vị 63
29Cu ; 
65
29Cu , biết tỉ lệ số nguyên tử của chúng lần lượt là 105 : 245. Tính ngtử khối 
trung bình của Cu? 
DẠNG 4: TÌM NGUYÊN TỐ VÀ VIẾT CẤU HÌNH E CỦA NGTỬ 
ĐẶC ĐIỂM E CỦA LỚP, PHÂN LỚP 
Tìm Z  Tên nguyên tố, viết cấu hình electron 
Câu 39: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: 
6C , 8 O , 12 Mg , 15 P , 20 Ca , 18 Ar , 32 Ge , 35 Br, 30 Zn , 29 Cu 
a. Cho biết nguyến tố nào là kim loại , nguyên tố nào là phi kim, nguyên tố nào là khí hiếm? Vì sao? 
b. Cho biết nguyên tố nào thuộc nguyên tố s , p , d , f ? Vì sao? 
Câu 40: Ba nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số electron của chúng là 51. 
Hãy viết cấu hình electrong và cho biết tên của chúng. 
Câu 41: 
a. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p4 . Hãy viết cấu hình electron của 
nguyên tử X. 
b. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Hãy viết cấu hình electron của 
nguyên tử Y. 
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2016 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
NIỀM TIN là một sức mạnh có thể biến điều không thể thành có thể 
Câu 42: Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =19. Số lớp electron trong nguyên tử X là 
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 
Câu 43: Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Kết luận nào sau đây 
đúng ? 
A. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e. 
B. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 1e. 
C. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e. 
D. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e. 
Câu 44: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố có số hiệu bằng 7 có mấy electron độc thân ? 
A. 3 B. 5 C. 2 D. 1 
Câu 45: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự : 
A. d < s < p. B. p < s < d. C. s < p < d. D. s < d < p. 
Câu 46: Các nguyên tử có Z20, thoả mãn điều kiện có 2e độc thân lớp ngoài cùng là 
A. Ca, Mg, Na, K B. Ca, Mg, C, Si C. C, Si, O, S D. O, S, Cl, F 
Câu 47: Nguyên tử M có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M 
là: 
A. 24 B. 25 C. 27 D. 29 
Câu 48: Electron cuối cùng của một nguyên tố M điền vào phân lớp 3d3. Số electron hóa trị của M là 
A. 3 B. 2 C. 5 D.4 
Câu 49: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho 
biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây? 
A. Oxi (Z = 8) B. Lưu huỳnh (Z = 16) C. Flo (Z = 9) D. Clo (Z = 17) 
Câu 50: Một ngtử X có tổng số e ở các phân lớp p là 11. Hãy cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau 
đây? 
A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố d. D. nguyên tố f. 
Câu 51: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y 
có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố: 
A. Al và Br B. Al và Cl C. Mg và Cl D. Si và Br. 
Câu 52: Nguyên tố nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có 
electron ngoài cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X, Y lần lượt là” 
 A. 13 và 15 B. 12 và 14 C. 13 và 14 D. 12 và 15 
Câu 53: Electron cuối cùng của nguyên tố nguyên tử X được điền vào phân 3d6. X là 
 A. Zn B. Fe C. Ni D. S 
Câu 54: Một nguyên tử X có 3 lớp. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp M là: 
 A. 2 B. 8 C. 18 D. 32 
Câu 55: Phân tử X2Y3 có tổng số hạt electron là 50, số e trong ngtử X nhiều hơn trong ngtử Y là 5. Xác định số 
hiệu ngtử, viết cấu hình e của X, Y và sự phân bố theo obitan ? 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfON_TAP_NGUYEN_TU.pdf