Ôn tập đọc hiểu môn Ngữ văn học kì 1 năm học 2015 – 2016

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4688Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập đọc hiểu môn Ngữ văn học kì 1 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập đọc hiểu môn Ngữ văn học kì 1 năm học 2015 – 2016
 ÔN TẬP ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016
Đề 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi” 
(Trích“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” – Cao Bá Quát)
a/ Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? 
b/ Nội dung đoạn thơ đoạn thơ ?
c/ Cụm từ: “nước mắt rơi”, “giận khôn vơi” thể hiện thái độ gì của tác giả?
d/ Qua đoạn trích Anh (Chị) có cảm nhận như thế nào về thái độ của Cao Bá Quát với việc học hành thi cử ở xã hội lúc bấy giờ (Đoạn văn 10-15 dòng)?
Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Vũ trụ nội mạc phi phận sự 
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc Bình tây cờ đại tướng 
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
	(Trích “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ)
a / Hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích?
b/ Biện pháp nghệ thuật? tác dụng?
c/ Nội dung đoạn trích?
d/ Từ đoạn trích Anh (Chị ) hãy viết một đoạn văn (10-15 dòng) nói về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ
Đề 3: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng 
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không phật, không tiên, không vướng tục
(Trích “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ)
a/ Nêu xuất xứ đoạn trích?
b/ Phương thức biểu đạt của đoạn trích?
c/ Biện pháp nghệ thuật và tác dung của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ: “ Khi cavướng tục”
d/ Từ đoạn trích Anh (Chị ) hãy viết một đoạn văn (10-15 dòng) nói về phong cách sống của Nguyễn Công Trứ
Đề 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông Thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?...”
a/ Xuất xứ đoạn trích?
b/ Nội dung đoạn trích?
c/ Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành?
d/ Viết đoạn văn (10-15 dòng) bàn về sức mạnh của tình yêu thương.
Đề 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại "- Có lẽ lão bát, này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết yêu mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực khổ trong mấy ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì ta xem khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn xem sao rồi sẽ liệu".
a/ Nội dung đoạn trích.
b/ Đoạn trích đề cập đến phẩm chất gì của viên quản ngục?
c/ Những từ ngữ “nghĩ ngợi”, “có lẽ” “hẳn không phải”thể hiện thái độ gì của viên quản ngục 
d/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật quản ngục qua đoạn trích (10-15 dòng)
Đề 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Điều băn khoăn của con cụ, ông Văn Minh, chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi. Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Ông chỉ phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải,... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cái cái tội trạng hoạng dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to... Làm thế nào? Ông phân vân, vồ đầu rứt tóc, lúc nào cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối.
a/ Nêu nội dung chính của đoạn trích.
b/ Cho biết phương thức biểu đạt chính.
c/ Đoạn trích có thể hiện nội dung mâu thuẫn nào không? Giải thích.
d/ Viết một đoạn văn ngắn (10-15dòng) bàn về trách nhiệm của con cái đối với gia đình.
Đề 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Đám cứ đi...
Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
a/ Nêu nội dung chính của đoạn trích.
b/ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng.
c/ Cụm từ “đám cứ đi” gợi cho em suy nghĩ về điều gì?
c/ Viết một đoạn văn ngắn (10-15 dòng) thể hiện suy nghĩ của mình về lối sống giả tạo.
Đề 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gày gò, thì run run bưng chậu mực.”
a/ Nội dung đoạn trích.
b/ Phương thức biểu đạt?
c/ Biện pháp nghệ thuật? tác dụng?
d/ Viết đoạn văn(10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về cảnh tượng trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDOC_HIEU_11_THACH_THD.docx