Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
BÀI VIẾT SỐ 6 (Thời gian 90 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
	+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
	+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
	+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức
	 + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 6- LỚP 11
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức đọc hiểu văn bản
 Ngư phủ hả dạ
Phương thức biểu đạt
Nhan đề văn bản
Bài học về cuộc sống
.Viết đoạn văn
Số câu: 3
Tỉ lệ: 30 %
0.5 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm
1 điểm
40%= 4,0 điểm
2. L àm văn
 ( Nghị luận văn học)
- Từ ấy
- Chiều tối
- Tràng gian
- Đây thôn Vĩ Dạ
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
60%= 6,0 điểm
Tổng Cộng
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6- NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2016- 2017
 Thời gian 90 phút
Câu 1.Đọc hiểu (4 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:	
Một doanh nhân kinh ngạc khi thấy một ngư phủ nằm sóng soài bên cạnh chiếc tàu đánh cá, phì phà ống píp.
Doanh nhân hỏi:" Tại sao ông không ra khơi đánh cá ?"
- Bởi vì tôi đã đánh đủ cá cho ngày hôm nay rồi !
- Tại sao ông không đánh thêm nữa đi ?
- Đánh thêm để làm gì ?
- Ông được nhiều tiền hơn. Rồi thì ông có thể trang bị một động cơ cho chiếc tàu của ông để có thể đi ra xa hơn ngoài khơi và đánh được nhiều cá hơn. Nhờ đó ông có thể kiếm thêm tiền mua nhiều lưới ni lông. Vì vậy ông sẽ có nhiều cá và nhiều tiền. Chẳng mấy chốc ông có thể dư tiền để mua hai chiếc tàu... và có thể cả một đoàn tàu đánh cá cũng nên. Rồi ra ông sẽ trở thành một người giàu có như tôi đây.
- Khi đó tôi sẽ làm gì nào ?
- Ông có thể thực sự vui hưởng cuộc đời !
- Vậy ông tưởng bây giờ tôi đang làm gì đây?
(Trích “Những giá trị tinh thần”- NXB Văn hóa- Thông tin)
a. Phương thức biểu đạt của văn bản? Nhan đề nào sau đây phù hợp với nội dung của văn bản? vì sao em chọn nhan đề ấy: Ngư phủ và doanh nhân, Vui hưởng cuộc đời, Ngư phủ hả dạ.
b. Quan niệm về giá trị cuộc sống của ngư phủ và vị doanh nhân có gì khác nhau?
c. Anh/chị có suy nghĩ gì về con đường đến với hạnh phúc? (5-7 câu).
Câu 2. Làm văn (7 điểm): Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Hết
V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. -Tự sự
 -Ngư phủ hả dạ. Đây là nhan đề phù hợp vì thể hiện chủ đề của văn bản trong quan niệm về hạnh phúc đúng nghĩa về sự vui hưởng trong cuộc đời (hả dạ) của ngư phủ.
b. – Quan niệm của doanh nhân: có thật nhiều tiền sẽ có hạnh phúc và như vậy sẽ không bao giờ hạnh phúc, bởi tiền là loại hạnh phúc “vô tỉ” cứ mãi chạy theo con số ấy ta sẽ không tìm ra hạnh phúc thực sự.
- Quan niệm của ngư phủ: bằng lòng với hiện tại. Hạnh phúc là đủ dành ra khoảng thời gian cho chính mình tận hưởng chứ không đua theo sự hưởng thụ vô nghĩa.
c.Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn về nhận thức: con đường đến với hạnh phúc không phải năm ở những giá trị vật chất mà là ở tinh thần; hành động: trân trọng, nâng niu cuộc sống, tìm một con đường để đi đến hạnh phúc cho riêng mình, một hạnh phúc đúng nghĩa theo quan niệm riêng của chính mình.
0.5
1.0
1.0
1.5
2
Tổng:1+2
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: 
* Khổ I: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:
1. Hình ảnh thơ: a) Nắng hạ - mặt trời chân lý: ánh sáng bên ngoài, sức ấm nóng, chói chang rực rỡ è hào quang chói lọi của lý tưởng cộng sản.
	b) Chói qua tim: sức thẩm thấu trực tiếp, tác động mạnh mẽ (cách nói thể hiện niềm vui phơi phới)
	c) Hình ảnh so sánh: sức sống lan toả từ bên trong
	Hồn tôi: 	+ Vườn hoa lá
	+ Đậm hương
	+ rộn tiếng chim
	è hình ảnh cụ thể à ý nghĩa khái quát
è rực rỡ, mơn mởn sức sống, thanh lọc, phơi phới lạc quan
2. Tiếng nói tình cảm mãnh liệt nồng nàn thể hiện niềm vui, niềm tin tuyệt đối vào lý tưởng
* Khổ II: Những nhận thức mới về lẽ sống, về con đường CM mình đã chọn:
	1. Sức lan toả mạnh mẽ của lý tưởng
	2. Từ cái riêng à cái chung, cá nhân à cộng đồng
	3. Sức mạnh từ bên trong “hồn tôi - hồn khổ” à tình cảm ràng buộc cũng là ý thức giai cấp è ý thức trách nhiệm với cuộc đời
* Khổ III: : Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của TH - Quan niệm về lí tưởng cộng sản
	1. Cách nói “đã là” : niềm tự hào được đứng vào đội ngũ quần chúng cách mạng
	2. Cảm xúc trữ tình tâm tình: là Con – là Em – là Anh à tình cảm thân thương máu thịt cũng là sự giác ngộ giai cấp sâu sắc : tự nguyện hiến thân vì lý tưởng
	3. Ý nghĩa của lý tưởng cách mạng khi mỗi cá nhân đã thật sự thấm nhuần: nối kết quá khứ (vạn kiếp phôi pha) - hiện tại (tôi) – tương lai (vạn đầu em nhỏ), là sức mạnh tổng hợp (vạn nhà) ó Mục đích : chiến đấu vì những nạn nhân đau khổ của xã hội cũ.
* Đánh giá chung về nghệ thuật: Hình ảnh thơ tươi sáng, nhịp thơ sôi nổi,v..v
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm nhận cá nhân.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.
6
10
VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................................................................
Người biên soạn đề kiểm tra
Ngô thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.Bai viet so 6.doc