Ôn tập độc chất

doc 9 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2582Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập độc chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập độc chất
ÔN TẬP ĐỘC CHẤT 
1. Chất độc tác dụng lên nhóm SH của hệ thống men cơ bản gây thoái hóa tổ chức là :
	a. Acid mạnh
	b. Chì
	c. Arsen
	d. Thủy ngân
	e. Nhóm kim loại nặng
2. Độc chất của NO2:
	a. Tạo MetHb ức chế quá trình hô hấp tế bào
	b. Giảm co bóp cơ tim
	c. Phù phổi cấp
	d. Câu a và c đúng
	e. Tất cả đều đúng
3. Triệu chứng ngộ độc cấp của Arsen: 
	a. Bỏng rát ở miệng, nôn ra chất màu trắng.
	b. Đau bụng dữ dội, tiêu chảy, phân có máu lổn nhốn những hạt trắng như gạo
	c. Rối loạn tiêu hóa, đau vùng thượng vị từng cơn, tiêu chảy ra phân màu đen sau đó táo bón nặng
	d. Miệng đắng, rát bỏng, nôn mửa.
	e. Câu b và d đúng.
4. Chất độc nếu điều trị kịp thời vẫn để laị di chứng về thần kinh là :
	a. HCN
	b. CO
	c. NO2
	d. Hg
	e. Pb
5. Cơ chế gây độc của chì :
	a. Tác dụng lên nhóm Thiol của enzym
	b. Ức chế men tổng hợp HEM
	c. Ngăn cản quá trình Oxy hóa glucose năng lượng
	d. Câu b và c đúng
	e. Tất cả đều đúng
6. Điều trị ngộ độc thủy ngân :
	a. Gây nôn or rửa dạ dày với nước lòng trắng trứng or Na2SO4
	b. Tiên thuốc giải độc B.A.L
	c. Tiêm thuốc giải độc Rongalit
	d. Câu b và c đúng
	e. Tất cả đều đúng
7. Triệu chứng ngộ độc trường diễn của chì :
	a. Nước da tái, hơi thở thối, mệt mỏi, gầy yếu
	b. Rối loạn tiêu hóa, gầy yếu, đen da
	c. Viền đen ở nướu, xuất hiện hồng cầu hạt kiềm trong máu.
	d. a và c đúng
	e. b và c đúng
8. Lấy mẫu dịch dạ dày xét nghiệm chất độc :
`	a. Thể tích lấy khoảng 60ml, lấy từ dịch nôn ói or phần cuối dịch rửa dạ dày
	b. Thể tích lấy khoảng 20ml, lấy từ dịch nôn ói or phần đầu dịch rửa dạ dày lấy sớm thường chứa lượng lớn chất độc và ở dạng đã chuyển hóa
	c. Thể tích lấy khoảng 20ml, lấy từ dịch nôn ói or phần đầu dịch rửa dạ dày lấy sớm thường chứa lượng lớn chất độc và ở dạng CHƯA chuyển hóa	
	d. . Thể tích lấy khoảng 50ml, lấy từ dịch nôn ói or phần đầu dịch rửa dạ dày lấy sớm thường chứa lượng lớn chất độc và ở dạng đã chuyển hóa
	e. Tất cả đều đúng
9. Các chất độc trong môi trường acid được chiết xuất bằng dung môi hữu cơ có thể là :
	a. Alkaloid, dẫn xuất phenothiazin, dẫn xuất benzodiazepin, amphetamid và 1 số chất gây ảo giác khác
	b. Ethanol, cyanua, aldehid, ceton, cloralhydrat, phenol, hydrocacbon
	c. Thuốc trừ sâu
	d. Barbituric, acid oxalid, acid salicylic, glycozid
	e. Tất cả đều đúng
10. Trường hợp ngộ độc khí CO :
	a. Chỉ lấy mẫu máu phần huyết tương, không để khoảng không khí phía trên mẫu.
	b. Chỉ lấy mẫu máu phần huyết tương, Để khoảng không khí phía trên mẫu.
	c. Chỉ lấy mẫu máu phần huyết thanh. Để khoảng không khí phía trên mẫu.
	d. Lấy mẫu máu cả huyết tương và huyết cầu, không để khoảng không khí phía trên mẫu.
	e. Tất cả đều sai.
11. Các chất độc vô cơ gồm :
	a. As, Hg, Cu, Zn, Cr, Ba, Ni, Nitrat, Florat, clorat và các acid mạnh, kiềm mạnh
	b. Thuốc trừ sâu các loại.
	c. Morphin, diazepam và các nhóm Barbituric
	d. As, Hg, Cu, Zn, Cr, Ba, Ni Ca
	e. Tất cả đều đúng
12. Các chất độc khí gồm L SÁCH TRANG 10
	a. Cl2, H3As
	b. CO, CO2
	c. NO, NO2
	d. SO2, H2S
	e. Tất cả đều đúng
13. Các phương pháp xác đinh kim loại
	a. PP hóa học.
	b. Tạo phức màu rồi chiết đo quang
	c. Quang phổ, cực phổ, sắc ký.
	d. Phổ hấp thu nguyên tử
	e. Tất cả đều đúng (handouts T5)
14. PP Stass – Otto Ogier
	a. Xử lý mẫu bằng cồn ( tăng dần nồng độ cồn) dùng aceton loại lecithin, dùng eter dẫn các loại nhựa, kiềm hóa bằng kiềm ( NaOH) mạnh và chiết bằng dung môi hữu cơ.
	b. Xử lý mẫu bằng cồn ( tăng dần nồng độ cồn) dùng aceton loại lecithin, dùng eter dẫn các loại nhựa, kiềm hóa bằng kiềm yếu ( KHCO3 hay NaHCO3 ) và chiết bằng eter rồi tiếp tục chiết bằng cloroform
	c Xử lý mẫu bằng cồn ( tăng dần nồng độ cồn) dùng aceton loại lecithin, dùng eter dẫn các loại nhựa, kiềm hóa bằng kiềm yếu ( KHCO3 hay NaHCO3 ) và chiết bằng eter rồi tiếp tục chiết bằng dung môi hữu cơ
	d. Dùng cồn xử lý mẫu, chiết bàng eter dầu hóa môi trường acid (loại mới) , kiềm hóa bằng NaHCO3, chiết bằng ete rồi chiết tiếp bằng clorroform để lấy hết alkaloid.
	e. Tất cả đều đúng
15. PP chiết bằng cồn – acid của Kohn Abrest.
	a.Dùng cồn xử lý mẫu, chiết bằng ete môi trường acid (loại mỡ), kiềm hóa bằng NaHCO3. Chiết bằng ete rồi chiết bằng cloroform để lấy hết alkaloid (trang 9)
	b. Dùng cồn xử lý mẫu, chiết bằng ete dầu hỏa môi trường acid (loại mỡ), kiềm hóa bằng NaHCO3. Chiết bằng ete rồi chiết bằng cloroform để lấy hết alkaloid.
	c. Dùng cồn xử lý mẫu, chiết bằng ete dầu hỏa môi trường acid (loại mỡ), kiềm hóa bằng NaHCO3. Chiết bằng ete rồi chiết bằng cloroform.
	d. Xử lý mẫu bằng cồn ( tăng dần nồng độ cồn) dùng aceton loại lecithin, dùng eter dẫn các loại nhựa, kiềm hóa bằng kiềm yếu ( KHCO3 hay NaHCO3 ) và chiết bằng dung môi hữu cơ
	e. Không câu nào đúng.
16. Các cách xác dịnh chất độc khí có thể là :
	a. Trực tiếp từ dụng cụ lấy mẫu
	b. Cho sục qua một chất lỏng.
	c. Cho qua một chất hấp phụ
	d. Máy phân tích có đầu dò đặc biệt, sắc ký khí.
	e. Tất cả đều đúng
17. Barbiturat. Tìm câu sai :
	a. Ít tan trong nước, ête dầu hỏa.
	b. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
	c. Dễ bị hấp phụ bởi than hoạt, silicagel.
	d. Tan nhiều trong nước, ete dầu hỏa.
	e. Tất cả sai
18. Liều độc có thể gây nguy hại đến tính mạng của Barbituric:
	a. 2 – 8 lần liều gây ngủ
	b. 6 – 12 lần liều gây ngủ
	c. 3 – 10 lần liều gây ngủ
	d. 5 – 10 lần liều gây ngủ
19. Triệu chứng ngộ độc Barbituric :
	a. Buồn ngủ, mất dần phản xạ
	b. Đồng tử giãn nhưng vẫn còn phản xạ với ánh sáng
	c. Giãn mạch da và có thể hạ thân nhiệt rối loạn hô hấp, nhịp thở chậm và nông.
	d. a, b đúng
	e. a,b, c đều đúng
20. Dựa theo thời gian gây ngủ người ta chia Barbituric làm máy loại: 
	a. 03 loại
	b.04 loại
	c. 05 loại
	d. 02 loại
	e. Tất cả đều sai
22. Trong các Barbituric sau, loại nào có tác dụng gây ngủ ngắn nhất :
	a. Thiopental
	b. Amobarbital
	c. Phenobarbital
	d. Pentobarbital
	e. Tất cả đều sai.
23. Dựa theo thời gian gây ngủ, người ta chia Barbituric thành các nhóm:
	a. Tác dụng dài ( 9- 12 giờ )
	b.Tác dụng trung bình ( 5 – 8 giờ )
	c. Tác dung ngắn ( 2 – 3 giờ )
	d. Rất ngắn (1/2 – 2 giờ )
	e. Tất cả đều sai
24. Nồng độ chất độc trong nước tiểu thường :
	a. Thấp hơn nồng độ chất độc trong máu
	b. Cao hơn nồng độ chất độc trong máu
	c. Không khác nồng độ chất độc trong máu
	d. Thấp hơn rất nhiều so với nồng độ chất độc trong máu
	e. Tất cả đều sai
25. Độc tính chất độc hữu cơ, vô cơ thường thể hiện :
	a. Với chất độc hữu cơ độc tính cuả nó thể hiện bằng cả phân tử chứ không riêng thành phần các nguyên tử tạo nên nó. Các nguyên tố vô cơ lẫn muối của nó đều mang tính độc.
	b. Với chất độc hữu cơ độc tính cuả nó thể hiện bằng cả phân tử lẫn các dẫn chất của nó. Các nguyên tố vô cơ lẫn muối của nó đều mang tính độc.
	c. Với chất độc hữu cơ độc tính cuả nó thể hiện bằng cả phân tử chứ không riêng thành phần các nguyên tử tạo nên nó. Các nguyên tố vô cơ độc ở dạng nguyên tử nhưng muối của nó thì không độc.
	d. Với chất độc hữu cơ độc tính cuả nó thể hiện bằng cả phân tử chứ không riêng thành phần các nguyên tử tạo nên nó. Các nguyên tố vô cơ chỉ dạng muối của nó mới có độc tính.
	e. Tất cả đều sai
26. Các muối kim loại có khả năng liên kết Protein động vật hay thực vật tạo những hợp chất bền vững kiểu :
	a. Aluminat
	b. Siliminat
	c. Proteinat
	d. Albuminat
	e. Tát cả đều đúng
27. Đối tượng nghiên cứu của độc chất, chọn câu sai :
	a. Cách phòng chống tác hại của chất độc
	b. PP kiểm nghiệm chất độc
	c. Nghiên cứu tác dụng của chúng với cơ thể.
	d. Nghiên cứu độc tính của thuốc.
	e. Nghiên cứu về tác hại của môi trường
28. Các nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp, Ngoại trừ :
	a. Do nghề nghiệp
	b. Do đầu độc or tự sát
	c. Do thức ăn
	d. Do dùng thuóc
	e. Do thiếu hiểu biết
29. Thuốc độc là thuốc cỏ: 
	a. LD50 = 1 – 10 mg/kg PO
	b. LD50 = 1mg/kg PO
	c. LD50 = 0,2mg/kg PO
	d. LD50 = 1 - 50 mg/kg PO
	e. a, c đúng
30.Theo Kohn – Abrest thì nếu tìm thấy vài decigam barbiturat trong phủ tạng nạn nhân thì có nghĩa :
	a. Nạn nhân đã uống một liều tới vài gam
	b. Nạn nhân đã uống một liều tới vài chục gam
	c. Nạn nhân đã uống một liều không quá 2 gam
	d. Nạn nhân đã uống một liều không quá 1 gam
	e. Nạn nhân đã uống một liều không quá 3 gam 
31. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến độc tính ngoại trừ, NGOẠI TRỪ :
	a. Đường dùng
	b. Lượng dùng
	c. Trọng lượng
	d. Dung môi
	e. Quen thuốc
32 – 38 không có
39. ở liều cao, đối với người nghiện, Amphetamin gây :
	a. Rối loạn về hành vi, ảo giác nhất là thính giác
	b. Gây ngủ
	c. Gây trầm cảm
	d. Tăng nhịp tim
	e. a, c, d đúng
40. Strychnin là chất độc gây :
	a. Ức chế hô hấp
	b. Co giật kiểu uốn ván
	c. Rối loạn hệ tuần hoàn
	d. Tím tái
	e. a, b đúng
41. Một số dược phẩm là tăng độc tính của cồn :
	a. Barbituric (quan trọng nhất)
	b. Morphin
	c. Cloralhydrat
	d. Thuốc chống co giật
	e. Tất cả đều sai
42. Thòi gian cách ly là ?
	a. Là khoảng thời gian ngắn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc không còn ảnh hưởng đến môi trường
	b. Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đạt mức dư lượng cho phép
	c. Là khoảng thời gian ngăn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đạt mức dư lượng tối đa cho phép
	d. Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đat mức dư lượng tối đa cho phép
	e. Là khoảng thời gian ngăn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đat mức tối đa cho phép
43. Phân loại theo công dụng thuốc bảo vệ thục vật bao gồm các nhóm sau đây :
	a. Nhóm diệt cỏ, diệt chuột, diệt nấm
	b. Nhóm thảo mộc , nhóm pyrethroid tổng hợp, virus..
	c. Nhón clor hữu cơ, phospho hữu cơ, cacbamat
	d. Nhóm tiếp xúc, nhóm nội hấp, xông hơi
	e. Nhóm độc dư lượng, nhóm độc cấp tính, mãn tính
44. Cơ chế gây ức chê hoạt tính men ATP và một số men khác làm tế bào thần kinh nhiễm độc là độc tính của thuốc trừ sâu nhóm: 
	a. Nhóm phospho hữu cơ
	b. Nhóm cacbamat
	c. Nhóm clor hữu cơ
	d. Câu a, b đúng
	e. Câu a, b, c đúng
45. Định nghĩa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật? 
	Là những chất đặc thù tồn lưu trong lượng thuốc phân tích, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi mà do do sd TBVTV gây ra
46 – 50 không có 
51. Endosulfan thuộc nhóm nào dưới đây :
	a. Nhóm phospho hữu cơ
	b. Nhóm cacbamat
	c. Nhóm clor hữu cơ
	d Nhóm cúc tổng hợp
	e. Không thuộc các nhóm kể trên
52. Tính gây ức chế các chất nội tiết (endoserine disruptor) là độc tính của chất nào sau đây: 
	a. Sarin
	b. Lidan
	c. Tabun
	d. Endosulfan
	e. Cypermathrin
53. Ưu điểm của Methoxy clor so với DDT bao gồm những ý sau, ngoại trừ :
	a. Thời gian bán hủy trong mô mỡ của chuột là 2 tuần
	b. Ít độc hơn
	c. Không gây ung thư
	d. Không tích tụ lâu trong mô mỡ
	e. a, b, c, d sai
54. những chất sau đây thuộc nhóm thuốc trừ sâu có clor, ngoại trừ :
	a. DDT
	b. 2,4 D ( thuốc diệt cỏ)
	c. DDD
	d. Methoxy clor
	e. Aldrin
55. Đặc điểm của thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ bao gồm những ý sau đây. Ngoại trừ :
	a. Không tồn tại lâu trong môi trường, hiệu lực diệt sâu rất nhanh.
	b. Gây độc tính cấp rất cao do tác đọng lên hệ thần kinh rất mạnh
	c. Không bị phân hủy bởi acid và kiềm. (dễ bị )
	d. Ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
	e. Là nhóm thuốc được dùng thay thế cho nhóm clor hữu cơ.
56. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhận định ngộ độc phospho hữu cơ . Ngoại trừ :
	a. Cường giao cảm kiểu muscarin
	b. Chảy máu toàn bộ đường tiêu hóa
	c. Co giật các thớ cơ.
	d. Mùi hơi thở có mùi tỏi
	e. Tăng tiết dịch
57. Ưu điểm của thuốc trừ sâu nhóm hữu cơ có clor là :
	a. Khả năng tích lũy trong mô mỡ động vật.
	b. Phổ tác dụng rộng
	c. Độc tính cấp rất cao
	d. Lưu giữ trong đất lâu.
	e. a,b,c,d đúng
58 – 63 không có 
CHỌN NHIỀU CÂU ĐÚNG
64. Cơ chế gây độc của chì :
	a. Tác động hệ thống men vân chuyển hydro
	b. Ức chế men tổng hợp HEM
	c. Qua đường tiêu hóa chuyển thành albumin rồi vào máu
	d. Ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo năng lượng
	e. Thoái hóa tổ chức vì tạo nên các hợp chất protein rất tan
65. Triệu chứng ngộ độc cấp kiềm ăn da :
	a. Bị rát bỏng, đau rất dữ dội ở miệng, thực quản, dạ dày. Sau đó nôn ra máu
	b. Gây bỏng, loét, hoại tử, tai biến shock, hạ huyết áp
	c. Trụy tim mạch và chết rất nhanh
	d. Nạn nhân dễ bị choáng, hạ huyết áp, đồng tử dãn, mạch nhanh, hô hấp tăng
	e. Có thể bị thủng dạ dày và biến chứng nặng ở phổi (bán cấp)
CHỌN CÂU ĐÚNG – SAI
66. Parathion chuyển hóa thành paraoxon ít độc hơn và dễ phân hủy ngoài môi trường ( S )
67. Khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm cacbamat, dùng chất giải độc pralidoxime và chỉ có hiệu lực khi sử dụng trước 24 giờ
68. Ngày nay người ta đã không còn sử dụng thuốc diệt cỏ 2,4 D vì dioxin là tạp chất của 2,4D ( Đ )
69. Xử trí ngộ độc thuốc trừ sâu hữu cơ có phospho rửa dạ dày bằng dầu parafin ( Đ )
70. Ngày nay người ta sử dụng nhóm cacbamat thay thế cho nhóm phospho hữu cơ và nhóm clor hữu cơ ( Đ )
71. Một số thuốc trừ sâu hữu cơ có phospho hữu cơ trước đây được sử dung như vũ khí hóa học như : Tabun, Sarin ( Đ )
72. Khi ngộ độc cấp Arsen nếu qua khỏi cũng để lại di chứng do tổn thương phủ tạng ( Đ ) 
73. Nhiễm 1mg chì mỗi ngày trong thời gian dài có thể bị ngộ độc trường diễn ( Đ )
74. Ngộ độc cấp acid màng phổi bị tổn thương gây viêm phế quản mãn tính ( S ) ( ngộ độc trường diễn mới gặp)
75. Định lượng Arsen với phương pháp Cribier có độ nhạy cao và đặc hiệu hơn pp Mash (S) (Cô giảng : Mash nhạy hơn, đặc hiệu hơn Cribier) 
ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
76. Trong ngộ độc trường diễn chì, xuất hiện hồng cầu hạt kiềm trong máu và porphyrin trong nước tiểu
77. Ngộ độc acid ở nồng độ rất loãng (1%) vẫn có thể gây nguy hiểm là acid HF
78. Ngộ độc chì gây sẩy thai
79. Ngộ độc khí CO máu có màu đỏ tươi
80. Khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm phosphor hữu cơ, dùng chất giải độc Pralidoxime và có hiệu lực khi sử dụng trước 36 giờ
81. Khi bị ngộ độc Nereistoxin, dùng chất đối kháng Nereistoxin là Neostigmin, DMPS
82. Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethriod còn có tên gọi khác là cúc tổng hợp
83. 90% cồn etylic được biến đổi và đầo thải qua THẬN
84. Chất chuyển hóa gây độc của Methanol là HCHO và HCOOH
85. Methanol và HCN được phân lập bằng pp cất kéo hỏi nước
86. Nồng độ Methanol cho phép trong cồn là <0,1%
87. Nicotin là một chất độc ở thể lỏng như dầu
88. Ba yếu tố gây độc cua thuốc lá là Nicotin, oxid cacbon, nhựa thuốc lá chứa hydrocacbon
89 Các hợp chất có chứa nhóm –COOH có thể liên hợp với chức amin của Glycocol để tạo thành hợp chất ít độc hơn.
90. Trường hợp ngộ độc các hợp chất có thể liên hợp với hóm thiol sẽ kéo theo việc thiếu hụt các chất chứa nhóm thiol trong cơ (Cystin, cystein) 
91. Khi ngộ độc Bezen thì lượng bạch cầu GIẢM
92. Khi định lượng Morphin bằng pp huỳnh quang bước sóng để đo cường độ huỳnh quang là 440nm
93. Trong nước tiểu, morphin ở dạng tự do khoảng 50% còn lại ở dạng kết hợp với acid glucuronic
94. Speedball là dạng phối hợp của cocain và heroin
95. Khi nhỏ 1 giọt cocain 2% lên lưỡi, sau vài phút có cảm giác tê đặc biệt
96. Atropin và các alkaloid của các nhóm này có tác dụng hủy phó giao cảm ( tim đập nhanh dẫn đến tăng huyết áp tạm thời, giảm tiết dịch và dãn đồng tử..)
97. Atropin tác dụng với thuốc thử Vitali cho màu Tím bền
98. Liều chết của Aconitin là L50 = 2 – 3 mg đối với người lớn
99. Quuinin đào thải nhanh qua THẬN, MỒ HÔI
100. Người nghiện hay sử dụng cocain dưới dạng hít trực tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docde_doc_chat.doc