Ôn tập chương 2 – Đề số 1 môn hóa học lớp 10

doc 17 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5842Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập chương 2 – Đề số 1 môn hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập chương 2 – Đề số 1 môn hóa học lớp 10
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – ĐỀ SỐ 1 ( HHT)
I. Phần tự luận:
Câu 1. A , B là hai nguyên tử của hai nguyên tố cách nhau 5 nguyên tố, tổng số hiệu nguyên tử của A và B là 28. ( ZA < ZB)
	a. Xác định A và B và vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.
	b. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng của A, B.
	c. E và A có số hiệu electron ở phân lớp s là 2. Hãy xác định nguyên tố E và vị trí của E trong bảng tuần hoàn.
Câu 2. Cho 10.08 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ( có chu kỳ liên tiếp nhau) tác dụng với 69.52 ml dung dịch HCl 10% ( d = 1.05g/ml) thu được 1.792 lít khí ( đktc).
	a. Xác định tên của hai kim loại kiềm?
	b. Tính C% của dung dịch tạo thành sau phản ứng.
II. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Vậy công thức hợp chất khí với hiđro là:
	A. RH5	B. RH2	C. RH3	D. RH4
Câu 2. Chọn câu đúng:
 	A. Trong chu kỳ theo chiều giảm dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.
	B. Trong một nhóm, tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của độ âm điện.
	C. Trong một nhóm, bán kính nguyên tử giảm dần tính kim loại tăng dần.
	D. trong một chu kỳ, tính phi kim tăng dần theo chiều giảm của độ âm điện.
Câu 3. Cho 10g hỗn hợp hai kim loại kiềm tan hoàn tòan vào 100ml H2O (d=1g/ml) thu được dung dịch A và 2.24 lít khí (đkc). Khối lượng dung dịch A là :
	A. 11.7 g	B.109.8 g	C. 9.8 g	D. 110 g
Câu 4. Ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. R thuộc chu kì nào? Nhóm nào?
A. Chu kì 4, nhóm IIA 	B. Chu kì 4, nhóm IA 
C. Chu kì 3, nhóm VIA	D. Chu kì 3, nhóm VIIIA
Câu 5. Để trung hòa hoàn toàn 500 ml dung dịch gồm NaOH 0.5M và Ba(OH)2 0.2M thì cần dùng bao nhiêu ml dung dịch gồm HCl 0.6M và H2SO4 0.3M
	A. 375 ml	B. 450 ml	C 300 ml	D. 350 ml
Câu 6. Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3 	B. 4 và 3	C. 3 và 4 	D. 4 và 4
Câu 7. Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số lớp electron	B. Số electron lớp ngoài cùng 
C. Tính kim loại, tính phi kim	 	D. Hóa trị cao nhất với oxi
Câu 8. Cho 31.2 gam Kali tác dụng với 182.5 gam dung dịch HCl 10% . Nồng độ C% của dung dịch sau phản ứng có giá trị nào sau đây:
	A. 17.5%	B. 7.89%	C. 25.39%	D. 17.5% và 7.89%
Câu 9. Một ntố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R là
	A. RO2 và RH4	B. RO2 và RH2	C. R2O5 và RH3	D. RO3 và RH2
Câu 10. Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính phi kim của chúng là:
 A. Si > S > Cl > F	 B. F > Cl > Si > S	C. Si >S >F >Cl	D. F > Cl > S > Si
Câu 11. Cho 1.71 gam hỗn hợp gồm hai kim loại A, B thuộc nhóm IA có hai chu kì liên tiếp nhau tác dụng với H2O dư thu được 1.456 lít khí H2 ( đktc). % theo khối lượng của A trong hỗn hợp ban đầu là ( ZA < ZB).
	A. 32.75%	B. 46.52%	C/ 40.35%	D. 50.65%
Câu 12. Cho các nguyên tử Na; K; Mg. Thứ tự tăng dần bán kính của các nguyên tử trên là
      	A. Na < Mg < K               B. K < Mg < Na          C. Mg < Na < K         D. K < Na < Mg
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?
      	A. Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều giảm độ âm điện.
      	B. Trong một nhóm A, năng lượng ion hoá thứ nhất giảm theo chiều tăng độ âm điện.
      	C. Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng độ âm điện.
      	D. Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm độ âm điện.  
Câu 14. A là oxit cao nhất của R, B là hợp chất khí vứi hidro của R. Hóa trị của R trong A gấp 3 lần hóa trị của R trong B. Tỉ khối của A/B bằng 2.353. %R trong hidroxit cao nhất.
	   A. 40%	B. 32.65%	C. 48.52%	D. 35.14%
Câu 15. A là hợp chất của C và H. Tỉ khối của A đối với O2 là 1.3125. Công thức phân tử của A là:
	A. C3H6	B. C2H6	C. C3H8	D. C5H10.
Câu 16. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ?
	A. 15P	B. 12Mg	C. 14Si	D. 13Al
Câu 17. Dãy nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn sau chỉ gồm các nguyên tố d, đó là:
	A. 24, 39, 74	B. 13, 33, 54	C. 19, 32, 51	D. 11, 14, 22
Câu 18. X, Y cách nhau 3 nguyên tố trong bảng tuần hoàn, tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 28. Hidroxit tương ứng của X và Y có dạng.
	A. XOH và H2YO4	B. X(OH)2 và HYO4.
	C. X(OH)2 và H3YO4	D. X(OH)2 và H2YO4.
Câu 19. Oxit cao nhất của Y có dạng YO3, trong hợp chất khí với Hidro của Y có %H là 5.88%. Một kim loại M khi kết hợp với Y tạo ra hợp chất MY2. Trong đó %M là 46.67%. Vậy kim loại M là:
	A. Cu	B. Fe	C. Ca	D. Mn
Câu 20. Cho 28 gam kim loại kiềm thổ M tác dụng với 500 ml H2O thu được dung dịch X và khối lượng của dung dịch tăng thêm 26.6 gam. Nồng độ C% của dung dịch sau là:
	A. 12.4%	B. 10.5%	C. 9.81%	D9,84%
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – ĐỀ SỐ 2 ( HHT)
I. Phần tự luận:
Câu 1. Tổng số hạt trong ion X3- là 49. Trong X3- số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Tổng số hạt trong ion Y3+ là 37. Số hạt không mang điện của X3- nhiều hơn số hạt không mang điện là Y3+ là 2.
	a. Tìm X, Y và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. 
	b. Tính % của X và Y trong công thức hidroxit tương ứng cao nhất của chúng.
	c. Z là một nguyên tố có số hiệu electron s so với X là 1. Biết Z thuộc chu kì 4. Viết cấu hình electron của Z.
Câu 2. Cho 5.36 gam hỗn hợp muối Kali của hai halogen X, Y ( có chu kì liên tiếp nhau) tác dụng với dung dịch AgNO3 25% ( có dư 15% so với lượng cần phản ứng ) thì thu được hai kết tủa có khối lượng là 9.5 gam.
	a. Xác định X, Y và % theo khối lượng hai muối trong hỗn hợp đầu.
	b. Tính C% của dung dịch sau phản ứng.
II. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Cho một nguyên tố A có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3px. ( x ≠0). Câu nào sau đây là chưa chính xác.
	A. Lớp ngoài cùng của A có x electron.	C. A thuộc chu kì 3.
	B. A là nguyen tố thuộc nhóm chính.	D. Tổng electron của s nhỏ hơn tổng electron p.
Câu 2. Tìm câu sai trong các cấu sau đây:
	A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kỳ và các nhóm.
	B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
	C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ. Số thứ tự của chu kỳ bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
	D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 3. Khí A có %C = 81.81% và %H là 18.19%. Tỉ khối của A đối với N2 có giá trị nào sau đây.
	A. 1.64	B. 1.5	C. 1.57	D. 2.6
Câu 4. Nguyeân toá R thuoäc chu kì n nhoùm VIA neân caáu hình e nguyeân töû cuûa R ôû traïng thaùi cô baûn laø:
	A. np6	B. ns2np4	C. nd6 	D. (n – 1)d5 s1
Cau 5 Cho caùc nguyeân toá A, B, C, D, E, F laàn löôït laø coù caáu hình e nhö sau:
	A. 1s22s22p63s2	B. 1s22s22p63s23p64s1	C. 1s22s22p63s23p64s2
	D. 1s22s22p63s23p5	E. 1s22s22p63s23p63d64s2	F. 1s22s22p63s23p1.
	Caùc nguyeân toá thuoäc cuøng chu kì laø:
	A. A, D, E	B. B, C, E	C. C, D	D. A, B, F	
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại X thuộc nhóm IA vào 40 gam nước thu được 0.56 lít khí ( đktc) và dung dịch X có nồng độ C% = 6.683%. Kim loại X là:
	A. Na	B. K	C. Li	D. Rb
Câu 7. Cho 9.9 hỗn hợp gồm hai muối cacbonat A2CO3 và BCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10.78 gam muối clorua khan và V lít khí ( đktc). Giá trị của V là:
	A. 1.344 lít	B. 1.792 lít	C. 1.586 lít	D. 2.24 lít
Câu 8: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 3, nhóm VIA 	B. Chu kỳ 3, nhóm IA 
C. Chu kỳ 3, nhóm VIIA	D. Chu kỳ 2, nhóm VIIA
Câu 9: Cho caïc nguyãn täú 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiãöu giaím dáön tênh bazå cuía caïc hydroxit laì:
A. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH. B. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH.
C. KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2. D. Mg(OH) 2 > Be(OH)2 > NaOH > KOH
Câu 10. Khí X có dạng CaHb có %C bằng 81.82% và Y có dạng CxHy có %C bằng 80%. Hỗn hợp A gồm hai khí X và Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75. % theo thể tích của hai khí X và Y lần lượt là:
	A. 20% và 80%	B. 25% và 75%
	C. 80% và 20%	D. 75% và 25%
Câu 11: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là:
A. RH3	B. RH4	C. H2R	D. HR
Câu 12: Các nguyên tố: Cl, C, Mg, Al, S được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoá trị cao nhất với oxi. Đó là:
A. Cl, C, Mg, Al, S	B. S, Cl, C, Mg, Al	C. Mg, Al, C, S, Cl	D. Cl, Mg, Al, C, S
Câu 13. Một nguyên tố có tổng số các hạt trong nguyên tử bằng 34. Biết nguyên tố đó thuộc nhóm IA. Vậy đó là nguyên tố: 
 A. K 	B. Na C. Ca D. O
Câu 14: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là: 
 	A. Sr và Ba	 	B. Ca và Sr	 C. Mg và Ca	 D. Be và Mg
Câu 15. Hợp chất khí của R với hidro có dạng là RH2. A là oxit cao nhất của R có %R bằng 40%. Cho m gam A vào 85 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ 80%. Tính m?
 	A. 40 gam	B. 160 gam	C. 80 gam	D. 90 gam
Câu 16. Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau đây về quy luật biến thiên tuần hoàn trong 1 chu ḱ khi đi từ trái sang phải.
Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ IVII 
B. Hóa trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ VIII
C.Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần 
D.Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
Câu 17: Hoà tan hoàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X và Y ( X, Y đều thuộc nhóm IIA) vào nước được 100ml dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch M. Cô cạn M được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A. 9,12	B. 9,20	C. 9,10	D. 9,21
Câu 18: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:
A. Kim loại mạnh nhất là natri	B. Phi kim mạnh nhất là clo
C. Phi kim mạnh nhất là oxi	D. Phi kim mạnh nhất là flo
Câu 19: X là một oxit của một nguyên tố thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn có tỉ khối so với metan (CH4) bằng 4. Công thức hoá học của X là: ( Biết khối lượng nguyên tử của S, Se, Te lần lượt là 32; 79; 128)
A. SO3	B. SO2	C. SeO3	D. TeO2
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro ( ở đktc). X và Y là:
A. Na và K	B. Rb và Cs	C. Li và Na	D. K và Rb
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – ĐỀ SỐ 3 ( HHT)
I. Phần tự luận:
Câu 1. Ion X- và Y2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. 
	a. Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
	b. Viết công thức oxit cao nhất của X, Y.
	c. Tính %O trong hidroxit cao nhất của X, Y.
	d. Cho 3.36 lít khí A ( hợp chất khí với hidro của X) vào 40 gam dung dịch B ( là hidroxit cao nhất của Y) thu được dung dịch Z. Tính C% của dung dịch Z.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 7.2 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của kim loại nhóm IIA vào 36.5 gam dung dịch HCl 15% thu được dung dịch X. Nếu cô cạn dung dịch X thì thu được 7.86 gam muối khan.
	a. Tìm công thức của hai muối cacbonat ban đầu.
	b. Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng.
II. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Hòa tan 2.49 gam hỗn hợp gồm kim loại A ( hóa trị II) và Al vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 1.68 lít khí H2 ( đktc). Nếu cho tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thì thu được 2.7 gam kết tủa. Kim loại A là:
	A. Mg	B. Fe	C. Zn	D. Be
Câu 2. Quy luật biến đổi tính bazơ của dãy hiđroxit NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 là:
A. Tăng dần	B. Không thay đổi	C. Giảm dần	D. Không xác định
Câu 3: Xét các nguyên tố nhóm IA trong bảng tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng ? Các nguyên tố nhóm IA:
A. Dễ nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững 
B. Dễ nhường 2 electron lớp ngoài cùng
C. Được gọi là kim loại kiềm thổ 
D. Dễ nhường 1 electron để đạt cấu hình bền vững
Câu 4: : Cho cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố như sau:
 X1: 1s22s2 X2: 1s22s22p63s1 X3: 1s22s22p63s2	 X4:1s22s22p63s23p63d104s24p1 X5: 1s22s22p3 X6: 1s22s22p63s23p64s2 
 .Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm A?
 A. X1, X2, X4 B. X1, X3, X6 C. X2, X3 D. X4, X6
Câu 5. Khí A có dạng CaHb trong đó %C = 82.759%. Khí B có dạng CxHy trong đó có %C = 75%. Hỗn hợp khí A và B có tỉ khối so với H2 là 12,2. % theo thể tích của hai khí A và B lần lượt là:
	A. 30% và 70% B. 25% và 75% C. 20% và 80%	 D. 45% và 55%
Câu 6. Tổng số electron trong ion AB32- là 42. Trong hạt nhân của A hay của B số proton đều bằng số notron. Số khối của A gấp đôi số khối của B. Vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn là:
	A. Chu kỳ 3, nhóm VIA và chu kỳ 2 nhóm VIA.
	B. Chu kỳ 4 nhóm VA và chu kỳ 3 nhóm VIA.
	C. Chu kỳ 4 nhóm VIIA và chu kỳ 3 nhóm VIA.
	D. Chu kỳ 2, nhóm IV và chu kỳ 4 nhóm VIA.
Câu 7. Sự biến đổi độ âm điện các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là:
A. Tăng dần	B. Giảm dần	C. Không xác định	D. Không thay đổi
Câu 8: Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học tương tự 20Ca ?
A. 6C	B. 11Na	C. 19K	D. 38Sr
Câu 9: Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg, Ca, Sr, Ba. Từ Mg đến Ba , theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều: 
 A. Tăng dần	 B. Tăng rồi giảm	 C. Giảm rồi tăng	 D. Giảm dần
Câu 10: Dãy nguyên tử nào sau đây được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần ?
A. C, N, O, F	B. Na, Mg, A, Si	C. I, Br, Cl, P	D. O, S, Se, Te
Câu 11: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức hợp chất với hidro và công thức oxit cao nhất là: 
	A. RH2, RO	 B. RH3, R2O3	 C. RH4, RO2	 D. RH3, R2O5	 
Câu 12: Theo định luật tuần hoàn, tính chất hoá học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử	B. Số oxi hoá
C. Nguyên tử khối	D. Điện tích ion
Câu 13. Cho 4.68 gam oxit kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 43.8 ml dung dịch HCl 25% (d=1.2g/ml). Phân tử khối của oxit bằng:
	A. 117	B. 39	C. 78	D. 156
Câu 14. Nguyên tố R thuộc chu kỳ 3 tạo hợp chất khí với H có dạng RH3. %O trong oxit cao nhất của R là:
	A. 43.5%	B. 27.27%	C. 70.07%	D. 56.33%
Câu 15: Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì có cùng số:
A. Electron hoá trị	B. Nơtron	C. Lớp electron	D. Proton
Câu 16: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Tính bazơ của các hiđroxit giảm dần	B. Tính axit của các hiđroxit tăng dần
C. Tính bazơ của các hiđroxit tăng dần	D. Tính axit của các hiđroxit không đổi
Câu 17: Có các tính chất của nguyên tử các nguyên tố như sau:
1/ Số electron ở lớp ngoài cùng; 2/ Tính kim loại, tính phi kim; 3/ Số lớp electron; 4/ Số e trong nguyên tử
Các tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:
A. 1 và 3	B. 1 và 4	C. 2 và 4	D. 1 và 2
Câu 18. R thuộc chu kỳ 3, nhóm VA. Cho 7.1 gam oxit cao nhất của R tác dụng với 90.9 gam nước thu được dung dịch A. Tính C% của dung dịch A là:
	A. 12%	B. 15%	C. 10%	D. 20%
Câu 19. Hidroxit cao nhất của một nguyên tố có dạng HRO3. R cho hợp chất khí với hidro chứa 2.74%H theo khối lượng. Nguyên tố R là 
	A. P.	B. I. C. Br. D. Cl.
Câu 20. Cho 3.425gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với nước. Sau phản ứng thu được 560ml khí hidro (đkc). Tên của kim loại đó là 
	A. magie.	 B. bari. C. canxi. D. beri. 
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – ĐỀ SỐ 4 ( HHT)
I. Phần tự luận:
Câu 1. Hidroxit cao nhất của R có dạng H2RO4. A là oxit cao nhất của R, B là hợp chất khí với hidro của R. %R trong B gấp 2.353 lần %R trong A.
	a. Tìm R, định ví trí của R trong bảng tuần hoàn.
	b. Cho m gam A hòa tan hoàn toàn và m’ gam H2O thu được dung dịch có nông độ 49%. Tìm tỉ lệ m/m’.
	c. Cho hỗn hợp A và B có tỉ khối hơi so với H2 là 21.6. Tính % thể tích của A và B trong hỗn hợp.
Câu 2. A, B là hai nguyên tố thuộc hai chu kỳ nhỏ liên tiếp nhau và cùng thuộc một nhóm chính. Tổng điện tích hạt nhân của A và B là 22.
	a. Tìm A, B và định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
	b. C là nguyên tố có số nhóm liên tiếp với A, và cùng thuộc chu kì với B. Xác định nguyên tố C.
Câu 3. Cho hỗn hợp gồm 8.22 gam Ba và 3.88 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y có chu kỳ liên tiếp nhau vào 88.14 gam nước được dung dịch X và thoát ra 2.688 lít khí ( đktc).
	a. Xác định X, Y và C% của dung dịch sau phản ứng.
	b. Để trung hòa 50 gam dung dịch X thì cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 0.3M và H2SO4 0.1M.
II. Phần trắc nghiệm:
Câu 1.Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần
a. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2 	b. Al(OH)3 < Ba(OH)2 < Mg(OH)2
c. Ba(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3	d. Mg(OH)2 < Ba(OH)2 < Al(OH)3
Câu 2. Cho 2.96 gam hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc nhóm IIA ( liên tiếp nhau) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1.12 lit khí ( ddktc0. % theo khối lượng của A trong hỗn hợp là:
	A. 27,03%	B. 24.32%	C. 40.54%	D. 50.16%
Câu 3. A và B cùng thuộc một nhóm chính và có hai chu kỳ liên tiếp nhau. Tổng số proton của A và B là 30. Hidroxit tương ứng của A và B là X, Y.
	Để trung hòa 300 ml gồm X nồng độ 0.2M và Y có nồng độ 0.32M thì cần dùng bao nhiêu ml dung dịch axit HCl 0.2M và H2SO4 0.2M.
	A. 260ml	B. 300ml	C. 400ml	D. 350ml
Câu 4. Cho gam một kim loại thuộc nhóm IA tác dụng với HCl( dư) thu được 0.224 lít H2 ( đktc) và khối lượng của dung dịch tăng 0.76 gam. Kim loại đó là
	A. Li	B. Na	C. K	D. Rb
Câu 5. A, B là hai nguyên tố có chu kỳ liên tiếp nhau và hai nhóm chính liên tiếp nhau. A và B là:
	A. Na, K	B. Na, Mg	C. Na, Ca	D. K, Ca
Câu 6. Sự biến đổi tính axit của các oxit Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, Cl2O7 , P2O5 đúng ?
	A. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2 > P2O5 > Cl2O7.	B. Na2O Al2O3 > Na2O > SiO2 > P2O5 > Cl2O7.	D. Na2O < MgO < Al2O3 < SiO2 < P2O5 < Cl2O7.
Câu 7. Chọn câu không đúng:
	A. Số thứ tự nhóm chính bằng số electron hóa trị của nguyên tố.
	B. Hidroxit của nguyên tố X thuộc nhóm VA chỉ có dạng HXO3.
	C. Các kim loại nhóm IA đều phản ứng với nước và mạnh dần từ Li đến Cs.
	D. Trong nhóm chính, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng của độ âm điện.
Câu 8. R2+ có cấu hình electron là 2s22p6. Hiệu số electron s của R và X là 1. Số nguyên tố X thõa mãn điều kiện trên là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 9. R3+ , X cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là 2s22p6 và 3s23p6. R cách X bao nhiêu nguyên tố:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 10. X tạo hợp chất khí với hidro có dạng HX. Trong hidroxit cao nhất của X có %O bằng 41.18%%. Phân tử khối của oxit cao nhất của X là: 	
	A. 272	B. 183	C. 366	D. 215
Câu 11. Cho hỗn hợp gồm Na và K có khối lượng 3.33 gam tác dụng với 11.68 ml dung dịch HCl 20% ( 1,25 g/ml). Khối lượng của dung dịch sau phản ứng tăng thêm 3.22 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
	A. 4.56gam	B. 6.14 gam	C. 6.68 gam	D. 6.25 gam
Câu 12. X và Y là 2 nguyên tố nằm liên tiếp nhau trong cùng một chu kì của BTH , biết tổng số proton của X và Y là 31 Biết ZA> ZB , có ZA và ZB lần lượt là : 
 A. 15 ; 16 B. 16; 15 C. 14; 15 D. 17;16
Câu 13. Cho 7.84 gam hỗn hợp gồm CaCO3, KHCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1.792 lít khí CO2 ( đktc). % theo khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 10.71%	B. 24.15%	C. 32.14%	D. 53.57%
Câu 14. A thuộc nhóm IIA, B thuộc nhóm VIA . Hợp chất tạo thành giữa A và B là:
	A. A2B6	B. A6B2	C. AB	B. A2B3
Câu 15.So sánh tính kim loại của Na, Mg và Al. 
	A. Al > Mg > Cl. 	B. Na > Mg > Al. 	C. Mg > Al > Na. 	D. Mg > Na > Al 
Câu 16. CHo các nhận định sau, số nhận định đúng.
	(1). Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm IB.
	(2). Oxit cao nhất của nguyên tố có dạng ROx thì công thức hợp chất khí với H là RH(8-x).
	(3). Trong chu kì, hóa tị của nguyên tố trong hợp chất khí với hidro tăng dần từ 1 đến 4.
	(4). Nếu không xét nguyên tố phóng xạ thì kim loại manh nhất là Cs.
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 17. Hòa tan 20.2 gam hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc nhóm IA nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau vào 200 gam nước thu được 6.72 lít H2 ( đktc) và dung dịch A. C% của dung dịch sau phản ứng là:
	A. 3.64% và 9.8%	B. 4.25% và 10.2%	C. 3.64% và 10.2%	D. 4.25% và 15.4%
Câu 18. Dãy nào sau đây được xếp theo trật tự đúng:
	A. Bán kính nguyên tử tăng F<O<Si<Ca<Pb<K.
	B. Độ âm điện tăng: O<S<Te<Po
	C. Tính phi kim giảm: F>

Tài liệu đính kèm:

  • doc8_de_on_tap_chuong_2.doc