Ngân hàng câu hỏi kiểm tra học kì 1 môn: Hóa học 9 bài 1. Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit

doc 68 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1681Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi kiểm tra học kì 1 môn: Hóa học 9 bài 1. Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi kiểm tra học kì 1 môn: Hóa học 9 bài 1. Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC 9
Bài 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT - KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
Câu 1: 
Oxit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Đáp án: C
Câu 2: 
Oxit axit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án: B
Câu 3: 
Oxit Bazơ là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án: A
Câu 4: 
Oxit lưỡng tính là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành 
 muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án: B
Câu 5: 
 Oxit trung tính là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án: C
Câu 6: 
Trong các oxit sau: CuO ; Al2O3 ; SO3 ; CO, oxit axit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. SO3	B. CuO	C. CO	D. Al2O3
Đáp án: A
Câu 7: 
Trong các oxit sau: SO2 ; CuO ; P2O5 ; N2O5., oxit bazơ là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CuO	B. SO2	C. P2O5	D. N2O5
Đáp án: A
Câu 8: 
Có các oxit sau: CuO ; Al2O3 ; SO3 ; CO, Fe2O3, CO2, CaO. Số oxit tác dụng được với NaOH là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Đáp án: B
Câu 9: 
Trong các oxit sau: K2O, H2O, NO, N2O5 , SO2 , CO, CaO , P2O5 , CO2, số oxit axit và số oxit bazơ tương ứng là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. 3 và 4	B. 4 và 2	C. 5 và 4	D. 7 và 2
Đáp án: B
Câu 10: 
Có thể dùng phản ứng phân hủy để điều chế cặp oxit nào sau đây: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CuO và Na2O 	B. BaO và K2O	C. CuO và CaO	D. K2O và Al2O3
Đáp án: C
Câu 11: 
Trong các oxit sau: Na2O, ZnO , NO , N2O5 , Li2O , SO2 , Al2O3, CO số oxit trung tính và số oxit lưỡng tính là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. 4 và 4 	B. 5 và 3	C. 2 và 4	D. 2 và 2
Đáp án: D
Câu 12: 
Tính chất hóa học quan trọng nhất của oxit được xác định bởi: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Sự tác dụng với axit , kiềm , nước và giữa chúng với nhau.
B. Sự tác dụng với cac loại hợp chất vô cơ khác.
C. Ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp
D. Điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Đáp án: A
Câu 13: 
Tiêu chi chính để xếp một oxit thuộc loại oxit nào là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Khả năng phản ứng với axit và kiềm
B. Số nguyên tử oxi có trong phân tử
C. Độ tan trong nước
D. Thành phần và hóa trị của nguyên tố tạo nên oxit
Đáp án: A
Câu 14: 
Oxit bazơ được dùng làm chất hút ẩm trong phòng thí nghiệm là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. ZnO	B. CuO	C. CaO	D. PbO
Đáp án: C
Câu 15: 
Oxit axit được dùng làm chất hút ẩm trong phòng thí nghiệm là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. SO2	B. SO3	C. N2O5	D. P2O5
Đáp án: D
Câu 16: 
Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính ? (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. ZnO	B. CuO	C. CaO	D. BaO
Đáp án: A
Câu 17: 
Theo dãy oxit sau: Na2O – CaO – Al2O3 – SiO2 – P2O5 – SO3
Tính axit của các oxit: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. Giảm dần	B. Bắt đầu giảm, sau tăng	
C. Tăng dần	D. Bắt đầu tăng, sau giảm
Đáp án: C
Câu 18: 
Khi đốt cháy các chất có phải luôn luôn tạo thành oxit không ? (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. Chỉ khi đốt cháy đơn chất	B. Chỉ khi đốt cháy hợp chất	
C. Không phải luôn luôn	D. Luôn luôn.
Đáp án: C
Câu 19: 
Có những oxit sau: SO2 , CaO , Fe2O3 , CO2 , CuO , P2O5, SiO2. Số oxit phản ứng được với dung dịch HCl là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. 2 	B. 3	C. 4	D. 5
Đáp án: B
Câu 20: 
Oxit nào sau đây là oxit trung tính ? (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. NO	B. N2O5	C. P2O5	D. Cl2O7
Đáp án: A
Câu 21: 
Khí X có đặc điểm: 
- Là oxit axit
- Nặng hơn khí NO2
Khí X là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CO2	B. Cl2	C. HCl	D. SO2
Đáp án: D
Câu 22: 
Chỉ dùng thêm nước và giấy quì tím có thể phân biệt được các oxit: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. MgO , Na2O , K2O.	B. P2O5 , MgO , K2O.
C. Al2O3 , ZnO , Na2O	D. SiO2 , MgO , FeO
Đáp án: B
Câu 23 
Trong thành phần khí thảy công nghiệp có các khí: SO2, NO , NO2 , NH3 , CO2 , CO , N2. Khí gây ra hiện tượng mưa axit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. SO2 , CO , NO2	B. NO , NO2 , NH3	
C. N2 , NO2 , CO2 	D. SO2 , NO2 , CO2
Đáp án: D
Câu 24: 
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CO2,	B. Na2O.	C. SO2,	D. P2O5
Đáp án: B
Câu 25: 
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. K2O.	B. CuO.	C. P2O5.	D. CaO.
Đáp án: C
Câu 26: 
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. K2O.	B. CuO.	C. CO.	D. SO2.
Đáp án: A
Câu 27: 
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CaO,	B. BaO,	C. Na2O	D. SO3.
Đáp án: D
Câu 28: 
Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ? (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CO2	B. O2	C. N2	D. H2
Đáp án : A
Câu 29: 
Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Nước, sản phẩm là bazơ.
B. Axit, sản phẩm là bazơ.
C. Nước, sản phẩm là axit
D. Bazơ, sản phẩm là axit.
Đáp án: C
Câu 30: 
Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Nước, sản phẩm là axit.
B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
C. Nước, sản phẩm là bazơ.
D. Axit, sản phẩm là muối và nước.
Đáp án: D
Câu 31: 
Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Nước, sản phẩm là axit.
B. Axit, sản phẩm là muối và nước.
C. Nước, sản phẩm là bazơ.
D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
Đáp án: B
Câu 32: 
Công thức hoá học của sắt oxit, biết Fe(III) là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Fe2O3.	B. Fe3O4.	C. FeO. 	D. Fe3O2.
Đáp án: A
Câu 33: 
Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.
B. MgO, CaO, CuO, FeO.
C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.
D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.
Đáp án: B.
Câu 34: 
0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. 0,02mol HCl.	B. 0,1mol HCl.
C. 0,05mol HCl.	D. 0,01mol HCl.
Đáp án: B
Câu 35: 
0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. 0,5mol H2SO4.	B. 0,25mol HCl.
C. 0,5mol HCl.	D. 0,1mol H2SO4.
Đáp án: A
Câu 36: 
Dãy chất gồm các oxit axit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. CO2, SO2, NO, P2O5.
B. CO2, SO3, Na2O, NO2.
C. SO2, P2O5, CO2, SO3.
D. H2O, CO, NO, Al2O3.
Đáp án: C.
Câu 37: 
Dãy chất gồm các oxit bazơ: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. CuO, NO, MgO, CaO.
B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
C. CaO, CO2, K2O, Na2O.
D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.
Đáp án: B.
Câu 38: 
Dãy chất sau là oxit lưỡng tính: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.
B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.
C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3.
D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.
Đáp án: A
Câu 39: 
Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. CuO, CaO, K2O, Na2O.
B. CaO, Na2O, K2O, BaO.
C. Na2O, BaO, CuO, MnO.
D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.
Đáp án: B.
Câu 40: 
Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl): (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO.
B. Fe2O3, CuO, MnO, Al2O3.
C. CaO, CO, N2O5, ZnO.
D. SO2, MgO, CO2, Ag2O.
Đáp án: B.
Câu 41: 
Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.
B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CO2, SO2, P2O5, SO3.
D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
Đáp án: C.
Câu 42: 
Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.
B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
D. CO2, SO2, P2O5, SO3.
Đáp án: D
Câu 43: 
Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.
B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CaO, Na2O, K2O, BaO.
D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
Đáp án: C.
Câu 44: 
Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.
B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.
C. CaO, FeO, Na2O, Cr2O3.
D. CuO, Al2O3, K2O, SnO2.
Đáp án: A
Câu 45: 
Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. CO2 và BaO.	B. K2O và NO.
C. Fe2O3 và SO3.	D. MgO và CO.
Đáp án: A.
Câu 46: 
Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hoá học của oxit là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. P2O3.	B. P2O5.	C. PO2.	D. P2O4.
Đáp án: B.
Câu 47: 
Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. FeO2.
Đáp án: B
Câu 48: 
Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 0,378 tấn.	B. 0,156 tấn.	C. 0,126 tấn.	D. 0,467 tấn.
Đáp án: A
Câu 49: 
Có thể tinh chế CO ra khỏi hỗn hợp (CO + CO2) bằng cách: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.
B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư
C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.
D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.
Đáp án : A.
Câu 50: 
Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A. Chỉ dùng quì tím.	 B. Chỉ dùng axit
C. Chỉ dùng phenolphtalein	D. Dùng nước 
Đáp án: D.
Câu 51: 
Canxi oxit tác dụng được với: nước (1), dung dịch axit HCl (2), khí CO2 (3), khí CO (4). Các tính chất đúng là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. (1) ; (3) ; (4)	B. (1) ; (2) ; (4)
C. (2) ; (3) ; (4)	D. (1) ; (2) ; (3)
Đáp án: D
Câu 52: 
Cho sơ đồ sau: Cacbon -> X1 -> X2 -> X3 -> Ca(OH)2. Trong đó X1, X2, X3 lần lượt là: (Chương 1/ bài 1/ mức 1)
A.CO2 , CaCO3 , CaO	B. CO , CO2 , CaCl2
C. CO2 , Ca(HCO3)2, CaCO3	D. CO2 , CaO , CaCl2
Đáp án: A
Câu 53: 
Để phân biệt đồng (II) oxit và natri oxit có thể dùng: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. nước	B. dung dịch axit clohiđric
C. Khí cacbon đioxit	D. phản ứng phân huỷ
Đáp án: A
Câu 54: 
Có các oxit sau: CO2 ; CuO ; CaO ; Na2O. Những oxit có thể điều chế được bằng phản ứng phân huỷ là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. CO2 ; CuO	B. CO2 ; Na2O 	C. Na2O, CaO 	D. Na2O ; CuO
Đáp án: A
Câu 55:	 
Một oxit của mangan trong đó Mn chiếm 49,6% (theo khối lượng) còn lại là oxi. Công thức hoá học của oxit đó là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. Mn2O7	B. MnO2	C. MnO	D. Mn3O4
Đáp án: A
Câu 56: 
Cho sơ đồ: P P2O5 Ca3(PO4)2 H3PO4. Trong đó X, Y, Z lần lượt là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. O2, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch H2SO4
B. O2, CaO, nước.
C. O2, Ca, dung dịch HCl
D. O2, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Na2SO4
Đáp án: A
Câu 57: 
Trong phòng thí nghiệm bình đựng Na2O thường xuất hiện chất rắn xốp phủ ngoài. Hiện tượng đó xãy ra là do trong không khí có (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. hơi H2O và khí CO2	B. hơi H2O	C. khí CO2	D. khí O2
Đáp án: A
Câu 58: 
Biết CuO có màu đen, dung dịch CuSO4 có màu xanh. Hiện tượng được dùng để nhận biết phản ứng giữa CuO với H2SO4 đã xãy ra là: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. chất rắn màu đen tan dần, dung dịch từ không màu trở nên có màu xanh
B. dung dịch sủi bọt khí
C. màu xanh của dung dịch phai dần
D. toả nhiệt mạnh.
Đáp án: A
Câu 59: 
Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 11,2 lít.	B. 16,8 lít.	C. 5,6 lít.	D. 8,4 lít.
Đáp án: B.
Câu 60: 
Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. FeO2.
Đáp án: A
Câu 61: 
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. CaCO3.
B. Ca(HCO3)2
C. CaCO3 và Ca(HCO3)2
D. CaCO3 và CaHCO3.
Đáp án: C
Câu 62: 
Công thức hoá học của oxit có thành phần % về khối lượng của S là 40%: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. SO2.	B. SO3.	C. SO.	D. S2O4.
Đáp án: B
Câu 63: 
Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dd HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. CaO.	B. CuO.	C. FeO.	D. ZnO.
Đáp án: B
Câu 64: 
Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng: (Chương 1/ bài 1/ mức 2)
A. Nước.	B.Giấy quì tím.	C. Dung dịch HCl.	D. dung dịch NaOH.
Đáp án. A
Câu 65: 
Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. Na2CO3.	B. NaHCO3.	C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.
D. Na(HCO3)2.
Đáp án: B.
Câu 66: 
Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 4%.	B. 6%.	C. 4,5%	D. 10%
Đáp án: A
Câu 67: 
Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 0,25M.	B. 0,5M	C. 1M.	D. 2M.
Đáp án: C.
Câu 68: 
Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 1,1 gam và 2,1 gam	B. 1,4 gam và 1,8 gam
C. 1,6 gam và 1,6 gam	D. 2,0 gam và 1,2 gam
Đáp án: C
Câu 69: 
Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 0,1 mol	B. 0,15 mol	 C. 0,2 mol	D. 0,25 mol
Đáp án: A
Câu 70: 
Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vửa đủ với 100 ml dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Nồng độ mol của dung dịch HCl là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 0,5M	B. 1M 	C. 1,5M	D. 2M
Đáp án: B
Câu 71: 
Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với V ml dung dịch HCl 1M thu được 2 muối có tỉ lệ số mol là 1 : 1. V có giá trị là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 50 ml	B. 100 ml	 C. 150 ml	D. 200 ml
Đáp án: B
Câu 72: 
Hòa tan 6,2 gam natri oxit vào nước, thu được 200 gam dung dịch. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 2%	B. 4%	 	C. 8%	D. 10%
Đáp án: B
Câu 73: 
Hòa tan 8 gam SO3 vào nước thu được 196 gam dung dịch. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: (Chương 1/ bài 1/ mức 3)
A. 5% 	B. 8%	C. 10%	D. 16%
Đáp án: A
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
Câu 74: 
Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. CO2 B. P2O5 C. Na2O D. MgO
 Đáp án : C
Câu 75:
 Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là: (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. K2O
 Đáp án : B
Câu 76 : 
Oxit được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm là: (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. CuO B. ZnO C. PbO D. CaO
 Đáp án : D
Câu 77 
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2 , CO , SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra 
 là : (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
 A. CO B. CO2 C. SO2 D. CO2 và SO2
 Đáp án : A
Câu 78 
Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là : (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. CaO và CO B. CaO và CO2 C. CaO và SO2 D. CaO và P2O5
 Đáp án : B 
Câu 79:
Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là : (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. 0,8M B. 0,6M C. 0,4M D. 0,2M
 Đáp án : A 
Câu 80: 
Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
 A. HCl B. NaOH C. HNO3 D. Quỳ tím ẩm
 Đáp án : D
Câu 81 : 
Chất nào dưới đây có phần trăm khối lượng của oxi lớn nhất ? (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. CuO B. SO2 C. SO3 D. Al2O3
 Đáp án : C
Câu 82 : 
Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là : (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. 50 gam B. 40 gam C. 60 gam D. 73 gam
 Đáp án : A
Câu 83 : 
Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K2CO3 và HNO3
 Đáp án : B
Câu 84 : 
Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng . Nguyên tố đó là: (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. Ca B. Mg C. Fe D. Cu
 Đáp án : A
Câu 85 : 
 Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ . Oxit đó là: (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. CuO B. CaO C. MgO D. FeO
 Đáp án : A
Câu 86: 
Nung 120 g một loại đá vôi (trong đó CaCO3 chiếm 80% về khối lượng) với hiệu suất 90 %, khối lượng CaO thu được là: (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
A. 48,38 g	B. 67,2 g	C. 86,4 g	D. 96,0 g
Đáp án: A
Câu 87:
Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2 , CO2) , người ta cho hỗn hợp đi qua dung 
dịch chứa: (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
 A. HCl B. Ca(OH)2 C. Na2SO4 D. NaCl
 Đáp án : B
Câu 88:
 Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7 ? (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
 A. CO2 B. SO2 C. CaO D. P2O5
 Đáp án : C 
Câu 89: 
Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là : (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. 9,5 tấn B. 10,5 tấn C. 10 tấn D. 9,0 tấn
 Đáp án : B
Câu 90: 
Khí nào sau đây Không duy trì sự sống và sự cháy ? (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. CO B. O2 C. N2 D. CO2
 Đáp án : D
Câu 91: 
Để nhận biết 3 khí không màu : SO2 , O2 , H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng: (Chương 1/ bài 2/ mức 2) 
 A . Giấy quỳ tím ẩm
 B . Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
 C . Than hồng trên que đóm
 D . Dẫn các khí vào nước vôi trong
 Đáp án : B
Câu 92: 
Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ? (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
 A . CO2 B. SO2 C. N2 D. O3 
 Đáp án : B
Câu 93: 
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là : (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. 25% và 75% 	 B. 20% và 80% 
C. 22% và 78% 	 D. 30% và 70%
 Đáp án : B 
Câu 94 : 
Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là : (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. 19,7 g B. 19,5 g C. 19,3 g D. 19 g 
 Đáp án : A
Câu 95 :
 Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là: (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. N2O B. SO2 C. SO3 D. CO2
 Đáp án : B
Câu 96: 
Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là: (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
 A. 2,24 lít B. 3,36 lit C. 1,12 lít D. 4,48 lít
 Đáp án : A
Câu 97: 
Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua : (Chương 1/ bài 2/ mức 1)
 A. H2SO4 đặc B. NaOH rắn C. CaO D. KOH rắn
 Đáp án : A
Câu 98: 
Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm, có thể dẫn khí này qua: (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
A. H2SO4 đặc	B. NaOH đặc	C. CaO	D. nước vôi trong.
Đáp án: A
Câu 99. 
CaO và SO2 có cùng phản ứng với: (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
A. nước	B. dung dịch NaOH	
C. dung dịch HCl	D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Đáp án: A
Câu 100. 
Để hoà tan hết 3,6g một oxit sắt FexOy cần 50 ml dung dịch HCl 2M. Oxit sắt có công thức là: (Chương 1/ bài 2/ mức 3)
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. không xác định được.
Đáp án: A
Câu 101: 
Để phân biệt khí CO2 và khí SO2 có thể dùng: (Chương 1/ bài 2/ mức 2)
A. dung dịch Ca(OH)2	B. dung dịch Br2	C. Dung dịch NaOH	D. dung dịch KNO3
Đáp án: B
Câu 102: 
Nếu hàm lượng của sắt là 70% thì đó là chất nào trong số các chất sau: (Chương 1/ bài 2/ mức 3) 
 A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. FeS
 Đáp án :A 
Câu 103: 
Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư , sản phẩm khí thu được cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là : (Chương 1/ bà

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_thi_HKI_20152016.doc