Ngân hàng câu hỏi đề thi – Kiểm tra tự luận hidrocacbon không no

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4769Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi đề thi – Kiểm tra tự luận hidrocacbon không no", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi đề thi – Kiểm tra tự luận hidrocacbon không no
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ THI – KIỂM TRA TỰ LUẬN
HIDROCACBON KHÔNG NO
Câu 1: Viết các CTCT mạch hở có thể có và gọi tên thay thế các đồng phân anken có CTPT: C4H8.
Câu 2: Viết các CTCT có thể có và gọi tên thay thế các đồng phân hidrocacbon thơm có CTPT: C8H10.
Câu 3: Viết các CTCT mạch hở có thể có và gọi tên thay thế các đồng phân cấu tạo hidrocacbon có CTPT: C4H6.
Câu 4: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau:
Natri axetat metan axetilen benzen brombenzen
Câu 5: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau:
ButanmetanetinetenP.E
Câu 6: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau:
Al4C3metanaxetilenvinyl axetilenbạc vinyl axetilua
Câu 7: Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau:
Nhôm cacbua metan axetilen vinyl clorua PVC
Câu 8: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
C2H4 + KMnO4 + H2O 
C6H5CH3 + KMnO4 
CH3–CH=CH–CH3 + H2 
nCH2=CHCH3 
Câu 9: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
CH≡CH + H2O 
CH≡CH + AgNO3 + NH3 
C6H5CH=CH2 + KMnO4 
CH3-CH=CH2 + Br2 
Câu 10: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
CH2=CH–CH=CH2 + HCl 1:1 
CH2=CH–CH3 + HCl 
CH≡C–CH3 + Br2 (dư) 
C6H5CH3 + Br2 
Câu 11: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: Etan, Etilen, Axetilen, lưu huỳnh đioxit. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 12: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: Propan, Propen, Propin và cácbonđioxit. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 13: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: Propan, But-1-in, But-2-in, và cácbonđioxit. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 14: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đựng riêng trong các lọ mất nhãn: Benzen, toluen, stiren, hex-1-in. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 15: Cho A và B là hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp 2 anken A và B qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy bình Br2 tăng lên 28 gam.
Xác định công thức phân tử của A, B.
Cho hỗn hợp hai anken + HCl thu được 3 sản phẩm. Hãy cho biết công thức cấu tạo của A và B.
Câu 16: Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí A (đktc) gồm etan, propan, propen sục vào dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1g. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO2 và 3,24g H2O.
Tính % thể tích mỗi khí.
Dẫn lượng CO2 nói trên vào bình đựng 200ml dung dịch KOH 2,6M. Hãy xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 17: Một hh A gồm 2 anken liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 1,792 lít hh A (0oC ; 2,5 atm) qua bình dd Brôm dư người ta thấy khối lượng bình tăng thêm 7g.
Tìm CTPT các anken. 
Tính %V của mỗi chất trong hh A.
Nếu đốt cháy cũng thể tích trên của hh A và cho tất cả sản phẩm vào 500 ml dd NaOH 1,8M thì sẽ thu được những muối gì? Khối lượng bao nhiêu?
Câu 18: Cho 16,24g hh hai anken liên tiếp làm mất màu 256g dd brom 20%.
Xác định CTPT mỗi anken.
Tính % khối lượng mỗi anken trong hh?
Câu 19: A là hidrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng của benzen. Lấy 1 lượng chất A cho vào 25,2g dd HNO3 75% trong H2SO4 đặc thì phản ứng vừa đủ thu được 21,3g dẫn xuất 3 lần thế B.
Tìm CTPT của A và B. 
Viết CTCT và gọi tên chúng.
Câu 20: Cho 3 g hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thơm hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon vào dung dịch brom dư thấy khối lượng brom bị mất màu là 3,2 g. Biết phân tử khối của mỗi chất trong hỗn hợp đều nhỏ hơn 106. 
Xác định công thức của hai hiđrocacbon trên và 
Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thơm A và B là 2 đồng đẳng kế tiếp nhau thuộc dãy đồng đẳng của benzen. Sau phản ứng thu được 7,84 lít CO2 (đktc)và 3,33 g H2O. 
Xác định CTCT của A và B.
Tìm a.
Câu 22: Cho 24,4 g hỗn hợp X gồm toluen và etylbenzen tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Sau phản ứng thấy khối lượng KMnO4 cần dùng là 60,04 gam. 
Tính khối lượng của axit tạo thành sau phản ứng.
Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
Câu 23: Cho m gam anken A đi qua bình chứa 120 ml dd brom 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy nồng độ brom còn lại trong bình là 0,5M đồng thời thấy khối lượng bình tăng 2,52g.
Xác định CTPT. CTCT và gọi tên A.
Cho 8,4g A tác dụng với HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hai sản phẩm X và Y với tỉ lệ số mol nX: nY = 3:7. Xác định CTCT và tính khối lượng của X và Y.
Đốt cháy hoàn toàn a gam chất A. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 5,58g và thu được b gam kết tủa. Tìm a và b?
Câu 24: Cho 5g hh gồm but-1-en và 1 ankađien A chia thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: hấp thụ hoàn toàn bằng 160g dd Br2 5% tạo thành hợp chất no.
- Phần 2: đốt cháy hoàn toàn, thể tích O2 phản ứng là 5,936 lít (đkc).
Xác định CTPT và CTCT của A biết A có hai nhóm metyl gắn với mạch C chính.
Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hh.
Câu 25: Một hh X gồm 1 anken và 1 ankađien có cùng số nguyên tử C.
- Đốt cháy hoàn toàn 1,0752 lít hh X (đkc) thì thu được 8,448g CO2. Xác định CTPT của các hiđrocacbon.
- Nếu khối lượng Brom cần dùng để phản ứng với hh X trên là 13,44g để tạo hợp chất no hoàn toàn. Tính tỉ khối hơi của hh X so với H2.
Câu 26: Đốt cháy 2,7g một ankin A, sau đó cho sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo thành 20g kết tủa trắng.
Xác định CTPT và gọi tên các đồng phân của A.
Cho A tác dụng với HCl tỉ lệ mol 1:1 ta chỉ thu được một sản phẩm . Cho biết CTCT đúng của A.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm 1 anken A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 13,375. 
Xác định CTCT của A và B.
Trộn 4,28g hh X với 0,28g H2 thu được hh Y. Nung Y với Ni xúc tác một thời gian thu được hh Z. Dẫn hh Z qua bình đựng dd AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 3,584 lít hh khí T (đkc) thoát ra khỏi bình. Biết tỉ khối hơi của T so với H2 bằng 11. Tính m.
Câu 28: Hỗn hợp A gồm 2 ankin đầu mạch liên tiếp ( không có axetilen) . Cho 3,22g hh A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 10,71g chất rắn màu vàng.
Xác định CTPT, CTCT và gọi tên A.
Tính khối lượng mỗi chất trong hh đầu.
Câu 29: Đốt 3,4g một hiđrocacbon A tạo ra 11g CO2. Mặt khác khi cho 3,4g A tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thấy tạo thành a gam kết tủa.
Xác định CTPT của A.
Viết CTCT của A biết khi A tác dụng với H2 dư có xúc tác Ni tạo thành isopentan.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X ở thể khí, thì thu được 0,14mol CO2 và 1,89g H2O.
Xác định CTPT và CTCT của X , gọi tên , biết X có thể trùng hợp tạo cao su.
Viết phương trình phản ứng của X với HBr theo tỉ lệ mol 1:1 , gọi tên sản phẩm.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon mạch hở Y thu được 8,96 lít CO2 (đkc) và 7,2 gam nước. Biết tỉ khối hơi của Y đối với hidro là 28.
Tìm công thức phân tử của Y
Viết các CTCT các đồng phân của Y, gọi tên. 
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon mạch hở X thu được 17,6gam CO2 và 5,4 gam H2O.
Tìm công thức phân tử của X (2 đ)
Hấp thụ khí X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có kết tủa vàng nhạt. Viết CTCT, gọi tên X.
Câu 33: Dẫn 6,72 lít (đkc) hỗn hợp metan, etilen, axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy sinh ra m gam kết tủa vàng và còn 4,48 lít (đkc) hỗn hợp khí X, hấp thụ X vào dung dịch Brom dư thấy dung dịch bị nhạt màu và bay ra 1,12 lít(đkc) khí Y.
Viết các PTPƯ xảy ra, tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu. 
Tính khối lượng kết tủa vàng thu được. 
Câu 34: Một hỗn hợp khí Y gồm metan, etilen, axetilen với thể tích là 1,12 lít (đktc)
- Cho Y qua dung dịch AgNO3/NH3 có dư, thể tích khí giảm 0,56 lít.
- Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp, dẫn toàn bộ khí CO2 thu được qua bình đựng nước vôi trong có dư thu được 8,125g kết tủa.
Xác định thành phần %V các khí trong hỗn hợp.
Câu 35: Một hh khí A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axetilen. Lấy 14,7g hh chia làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng hết với 48g Brom.
- Phần 2: qua dd AgNO3/NH3 thấy có kết tủa. Lấy kết tủa cho vào dd HCl dư thu được một kết tủa khác nặng 7,175g. Xác định CTCT đúng và gọi tên A, B.
Câu 36: Cho 17,92 lít hh X gồm H2 và axetilen trong bình có sẵn ít bột Ni. Đốt nóng bình một thời gian thu được hh khí Y.
- Cho ½ lượng khí Y qua bình đựng dd AgNO3/NH3 dư thì được 1,2g kết tủa vàng nhạt.
- Cho ½ lượng khí Y qua dd brom dư thì khối lượng bình brom tăng thêm 0,41g. 
Tính thể tích mỗi khí trong hh Y biết dX/H2= 4. Các thể tích khí đo ở đktc.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp khí A gồm ba hidrocacbon mạch thẳng X, Y, Z có thể tích 0,672 lít (đktc). Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch Br2 dư, thấy lượng Br2 tham gia phản ứng là 2,88 gam và không có khí thoát ra khỏi dung dịch brom. Phần 2 đem đốt hoàn toàn, dẫn sản phẩm cháy qua bình chứ dung dịch Ba(OH)2 thu được 2,364 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch tăng 0,062 gam.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính giá trị m.
Câu 38: Hỗn hợp khí R gồm hai hidrocacbon mạch thẳng X, Y có thể tích 0,672 lít (đktc). Chia hỗn hợp R thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình dung dịch brom tăng m1 gam, lượng Br2 tham gia phản ứng là 3,2 gam và không có khí thoát ra khỏi dung dịch brom. Phần 2 đem đốt hoàn toàn, sản phẩm cháy lần lượt dẫn qua bình P2O5 rồi đến bình chứa KOH dư, sau thí nghiệm bình P2O5 tăng m2 gam còn bình KOH tăng 1,76 gam. Tìm giá trị m1 và m2.
Câu 39: Cho 11,2 lít hh gồm propan và 1 anken qua bình dd brom dư thấy khối lượng bình tăng 11,2g. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hh trên thì thu được 38,08 lít CO2 (đkc).
Tìm CTPT của anken.
Tính % khối lượng hh ban đầu.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một anken X .Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 tạo thành vào bình chứa 30 ml dd Ca(OH)2 1M thu được 2 g kết tủa.
Xác định CTPT có thể có của X.
Xác định CTCT đúng của X biết rằng X tác dụng với HCl tạo ra tối đa 2 sản phẩm.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 10 lít hh X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp thu được 26 lít CO2(đktc). Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Xác định CTCT và gọi tên hai anken.
Tính % khối lượng mỗi anken trong hh.
Hiđrat hóa hoàn toàn hh X thu được tối đa bao nhiêu ancol?
Câu 42: Hỗn hợp khí A gồm H2 và hai olefin đồng đẳng kế tiếp. Cho 19,04 lít hỗn hợp A (đktc) đi qua bột Ni nung nóng thu được hh khí B. Cho một ít hỗn hợp khí B qua dung dịch Brom thi dd Brom bị nhạt màu. Mặt khác đốt cháy ½ hỗn hợp khí B thì thu được 43,56g CO2 và 20,43g H2O. 
Viết CTCT và gọi tên các olefin.
Tính %V các khí trong A.
Tìm tỉ khối hơi của B so với không khí.
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam một hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 2,24 lít khí O2 (đktc), chỉ thu được khí CO2, hơi H2O theo tỉ lệ thể tích = 2 : 1 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 
Xác định công thức phân tử, biết tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 52.
Xác định công thức cấu tạo của X, biết X chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch brom. Viết phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 44: Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí CO2 ( đktc).
Xác định CTPT.
 Viết các CTCT của A. Gọi tên.
Khi A tác dụng với Br2 có chất xúc tác Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vòng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định CTCT của A.
Câu 45: Một hỗn hợp khí gồm metan, etilen và axetilen. Dẫn 13,44 lít (đkc) hỗn hợp khí đó lần lượt đi qua bình 1 chứa dd AgNO3/NH3 dư rồi qua bình 2 đựng dd Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 thu được 24 gam kết tủa, khối lượng bình 2 tăng thêm 5,6 gam. 
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính % theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp trên.
Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm 1,12 lít hidrocacbon A mạch hở và H2 lấy dư đi qua Ni, to. Sau phản ứng thể tích hỗn hợp giảm 1,12 lít. Mặt khác cho 2,24 lít khí A (đkc) qua dd Br2 dư thu được 21,6 gam sản phẩm.
Tìm CTPT của A.
Biết A tác dụng với HCl chỉ cho 1 sản phẩm. Tìm CTCT đúng của A.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hidrocacbon thu 22 gam CO2 và 13,44 lit hơi nước (đkc) . 
Tìm CTPT hidrocacbon 
Viết đồng phân và gọi tên biết khi tác dụng Cl2 (1:1) cho một sản phẩm duy nhất.
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn một ankylbenzen X, thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước.
Xác định công thức phân tử của X.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên của X.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thơm (X) có công thức CnH2n-8 thu được 1,792 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam nước.
Xác định công thức phân tử của X.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên của X.

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgan_hang_de_thi_chuong_hidrocacbon_khong_no_thom_lop_11.docx