Một số đề tự luận tham khảo ôn thi học kỳ 1 môn vật lý lớp 10

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1501Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề tự luận tham khảo ôn thi học kỳ 1 môn vật lý lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề tự luận tham khảo ôn thi học kỳ 1 môn vật lý lớp 10
Nguyễn Bá Cư 09644.23689 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng 1 
MỘT SỐ ĐỀ TỰ LUẬN THAM KHẢO ÔN THI HỌC KỲ 1 
MÔN VẬT LÝ LỚP 10 
 Đề 1 
Bài 1: Khối lượng trái đất gấp 81 lần khối lượng mặt trăng. Gia tốc rơi tự do 
trên bề mặt của mặt trăng bằng 1/6 ở bề mặt trái đất. Tính tỉ số bán kính mặt 
trăng với trái đất. 
Bài 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là lo=27cm được treo thẳng đứng. khi treo 
vào lò xo một vật có trọng lượng 1P =5N thì lò xo dài 1l =44cm. khi treo một vật 
khác có trọng lượng 2P chưa biết vào lò xo thì lò xo dài 2l =35cm. Ttính độ cứng 
của lò xo và trọng lượng chưa biết. 
Bài 3: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang 
cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép 
bàn L = 2,0m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Tính tốc độ của viên bi lúc 
rời khỏi bàn 
Bài 4: Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 =3,5 
m/s. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là  =0,30. Hỏi hộp đi được một 
đoạn đường là bao nhiêu? lấy g = 9,8 m/s2 
Bài 5: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 40m và 
nghiêng một góc  =300 so với mặt ngang. Lấy g=10m/s2. 
 a. Phân tích lực tác dụng lên vật trên mặt phẳng nghiêng 
 b. Tính gia tốc và vận tốc của vật khi vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng 
 c. Tới chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ 
số ma sát k=0,1. tính quãng đường đi thêm cho đến khi dừng lại hẳn 
 Đề 2 
Bài 1: Một lò xo được treo thẳng đứng, một đầu cố định, một đầu mốc vào quả 
cân có khối lương M1=100g. Khi đó lò xo có chiều dài 31cm. Nếu treo thêm 
một quả cân nữa vào thì chiều dài của lò xo 32cm. Lấy g=10m/s2. Tính độ cứng 
và chiều dài tự nhiên của lò xo. 
Bài 2: Một vật có khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N, khi 
chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính của Trái Đất) thì 
nó có trọng lượng là bao nhiêu ? 
Bài 3: Từ độ cao 80m, một quả cầu được ném theo phương ngang với vận tốc 
ban đầu 20m/s. Xác định vị trí quả cầu chạm mặt đất. 
Bài 4: Kéo một khúc gỗ hình hộp chữ nhật có trọng lượng 100(N) trượt đều trên 
sàn nằm ngang với lực kéo F = 20(N), nghiêng góc 030 so với sàn . Lấy 
7,13  . Tính hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ với sàn. 
Bài 5: Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng  = 300), được truyền 
một vận tốc ban đầu v0 = 2m/s để trượt lên trên. Hệ số ma sát giữa vật và mặt 
phẳng nghiêng là 0,3. Tính gia tốc a và độ cao lớn nhất H mà vật đạt tới. 
 Đề 3 
Nguyễn Bá Cư 09644.23689 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng 2 
Bài 1: Thiên Vương tinh có khối lượng lớn hơn khối lượng của Trái Đất 15 lần 
và đường kính thì lớn hơn 4 lần. Tính gia tốc trọng trường trên bề mặt Thiên 
Vương tinh. 
Bài 2: Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc đầu là 15m/s, và 
rơi xuống đất sau 4s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=10m/s2. Hỏi hòn bi 
được ném ở độ cao nào và tầm bay xa là bao nhiêu? 
Bài 3: Một lò xo co chiều dài tự nhiên là 25cm được treo thẳng đứng.Khi móc 
vào đầu tự do của lò xo vật có khối lượng 20g thì lò xo dài 25,5cm. 
 a. Vẽ hình, phân tích các lực tác dụng lên vật 
 b. Tính độ cứng của lò xo 
 c. Nếu móc một vật có khối lượng 100g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu? 
Bài 4: Một ôtô khối lượng 1,5tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma 
sát lăn giữa bánh xe và măt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe 
Bài 5: Vật đặt trên đỉnh dốc dài 165m, hệ số ma sát k=0,2. Góc nghiêng của dốc 
là  . 
 a. Với giá trị nào của  thì vật nằm yên không trượt? 
 b. Cho  =30
o, tìm thời gian vật xuống dốc và vận tốc của vật ở chân dốc 
 Đề 4 
Bài 1: Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g=9,8m/s2. Tìm độ cao của vật có gia 
tốc rơi tụ do là 8,9m/s2. Biết bán kính Trái đất R=6400km 
Bài 2: Một lò xo, lần thứ nhất treo vào đó một vật m=100g thì thấy lò xo dãn ra 
5cm và lần thứ hai treo vào vật m’ thấy dãn ra 3cm. Cho g=10m/s2. Tính độ 
cứng của lò xo và khối lượng m’ 
Bài 3: Một chiếc xe lăn chuyển động thẳng đều khi được đẩy một lực F=20N 
theo phương nằm ngang. Nếu chất lên xe một kiện hàng có khối lượng 20kg thì 
phải tác dụng lực F’=60N theo phương nằm ngang xe mới chuyển động thẳng 
đều. Xác định hệ số ma sát giữa xe với mặt đường 
Bài 4: Từ đỉnh tháp cao 25m, một hòn đá được ném theo phương ngang với vận 
tốc 5m/s. Lấy g=10m.s2 
 a. Viết phương trình quỹ đạo của hòn đá 
 b. Sau bao lâu kể từ lúc ném, hòn đá sẽ chạm đất 
 c. Khoảng cách từ chân tháp tới điểm rơi của vật 
 d. Vận tốc của hòn đá khi vừa chạm đất 
Bài 5: Một buồng thang máy có khối lượng 1 tấn 
 a. Từ vị trí đứng yên ở dưới đất, thang máy được kéo lên theo phương thẳng 
đứng bằng một lực F có độ lớn 12000N. Hỏi sau bao lâu thang máy đi lên được 
25m? Khi đó thang máy có vận tốc là bao nhiêu? 
 b. Ngay sau khi đi được 25m trên, ta phải thay đổi lực kéo thang máy thế nào 
để thang máy đi lên được 20m nữa thì dừng lại? 
 c. Tính vận tốc trung bình của thang máy 
Lấy g=10m/s2 
Nguyễn Bá Cư 09644.23689 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng 3 
 Đề 5 
Bài 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 40cm. Một đầu cố định, đầu còn lại 
treo vật có khối lượng 100g thì lò xo dài thêm 2cm. Tính độ cứng và chiều dài 
lò xo khi treo thêm vật 25g. Lấy g=10m/s2 
Bài 2: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 3,2m so với mặt đất. 
Tầm xa của vật đạt được là 8m. Lấy g=10m/s2. Tính vận tốc lúc ném và thời 
gian rơi của vật 
Bài 3: Hoả tinh có khối lượng bằng 0,11 lần khối lượng của Trái Đất và có bán 
kính là 3395km. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất là 9,81m/s2. Tính gia 
tốc rơi tự do trên bề mặt của Hoả tinh. 
Bài 4: Xe có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 18km/h khi đến A 
thì tăng tốc, xe chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường AB dài 25m. Vận 
tốc của xe tại B là 36km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường trong suốt quá 
trình chuyển động là 0,08. Lấy g=10m/s2. 
a. Tính gia tốc của xe và lực kéo của động cơ trên đoạn đường AB. 
b. Tại B xe tiếp tục đi xuống mặt phẳng nghiêng BC dài 10m, nghiêng 30o so 
với phương ngang. Nếu xe tắt máy khi đi xuống mặt phẳng nghiêng, tính vận 
tốc của xe tại C. 
 Đề 6 
Bài 1: Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300g vào đầu dưới của một lò xo 
(đầu trên cố định) thì lò xo dài 31cm, khi treo thêm quả cân 200g nữa thì lò xo 
dài 33cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. Lấy g=10m/s2 
Bài 2: Một vật được ném ngang với vận tốc vo=30m/s ở độ cao h=80m. 
a. Viết phương trình quỹ đạo của vật 
b. Xác định tầm bay xa của vật 
c. Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất. 
Bài 3: Khoảng cách trung bình giữa tâm Trái đất và tâm Mặt trăng bằng 60 lần 
bán kính Trái đất, khối lượng Mặt trăng nhỏ hơn khối lượng Trái đất 81 lần. Tại 
điểm nào trên đường thẳng nối tâm giữa chúng thì lực hút của Trái đất và Mặt 
trăng tác dụng vào một vật cân bằng nhau? 
Bài 4: Một vật có khối lượng 100kg, bắt đầu chuyển động từ A trên đường nằm 
ngang AB dài 36m. Hệ số ma sát giữa vật với mặt đường AB là 0,1. Lực kéo vật 
là 300N. 
a. Tính gia tốc của vật trên đường AB, vận tốc của vật ở B. 
b. Đến B bỏ lực kéo, vật đi lên một con dốc BC nghiêng 30o so với phương 
nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật với mặt dốc là 
1
2 3
. Tính gia tốc của vật trên 
dốc BC, quãng đường vật đi trên dốc cho đến khi dừng lại. 
Nguyễn Bá Cư 09644.23689 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng 4 
 Đề 7 
Bài 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm được treo thẳng đứng. Khi treo vào 
lò xo một vật có khối lượng 20g thì lò xo dài 22cm. Khi treo vào lò xo một vật 
có khối lượng 60g thì chiều dài lò xo là bao nhiêu? 
Bài 2: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 20m, phải cung cấp vận 
tốc ban đầu bao nhiêu để khi chạm đất vật có vận tốc là 25m/s. Lấy g=10m/s2 
Bài 3: Bán kính Trái Đất là R = 6400km. Xác định vị trí tại đó có gia tốc rơi tự 
do bằng một nửa gia tốc rơi tự do trên mặt đất. 
Bài 4: Vật có khối lượng 50kg bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang, sau 
5s vật đi được quãng đường dài 62,5m dưới tác dụng của lực kéo song song với 
phương chuyển động. Hệ số ma sát 0 2,  . Lấy g=10m/s2 
a. Tìm lực kéo tác dụng của vật 
b. Sau khi đi được 62,5m vật tiếp tục lên dốc nghiêng 30o, chiều cao của dốc 
24m. Cho Fk và  không đổi. Tìm gia tốc trên mặt phẳng nghiêng và vận tốc tại 
đỉnh dốc. 
Muốn vật chuyển động đều trên dốc thì lực kéo tác tác dụng vào vật phải bằng 
bao nhiêu? 
Khi người ta treo một vật nặng có khối lượng 200g vào đầu dưới của một lò xo 
(đầu trên cố định), thì lò xo bị dãn ra một đoạn 4cm. Lấy g = 10m/s2. 
a. Tính độ cứng của lò xo. 
b. Nếu treo vào lò xo vật nặng m’ = 100g thì lò xo bị dãn ra một đoạn là bao 
nhiêu? 
Bài 4: Một vật có khối lượng 20 kg bắt đầu trượt trên mặt sàn nằm ngang dưới 
tác dụng của lực kéo kF theo phương ngang với Fk = 100 N. Hệ số ma sát trượt 
giữa vật và sàn là  = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính: 
a. Gia tốc của vật. 
b. Vận tốc và quãng đường của vật sau khi chuyển động được 3 giây. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ky_I_nguyen_ba_cu.pdf