Một số chức năng của máy tính cầm tay fx 570 es plus (fx 570 es, fx 570 vn)

pdf 1 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số chức năng của máy tính cầm tay fx 570 es plus (fx 570 es, fx 570 vn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số chức năng của máy tính cầm tay fx 570 es plus (fx 570 es, fx 570 vn)
MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA MÁY TÍNH CẦM TAY FX 570 ES PLUS 
(FX 570 ES, FX 570 VN) 
I. LẬP BẢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀM SỐ TRÊN KHOẢNG (a;b) ĐOẠN [a;b] (TABLE) 
Quy trình: 
MODE + 7 => F(X)= (NHẬP HÀM SỐ VÀO ĐÂY) Rồi bấm = 
=> START? (Nhập giá trị a) Rồi bấm = 
=> END? (Nhập giá trị b) Rồi bấm = 
=> STEP? (Nhập giá trị (b-a):28) Rồi bấm = 
Đợi 1 lát máy hiện ra bảng giá trị của hàm số F(X) ví dụ (xoay ngang lại) như sau: 
X a xi xj xk b 
F(X) F(a) 0 + - F(b) 
 Chú ý: (cách đọc các kết quả từ bảng giá trị -> cột F(X) ) 
- Cách nhập chữ X thì bấm là: ALPHA + X(màu đỏ) 
- Nếu là khoảng (a;b) thì F(a) và F(b) không tính vào giá trị của hàm số F(X) 
- Nếu là các hàm số lượng giác thì cần chú ý chuyển đơn vị đo từ D sang R hoặc ngược lại tùy đề bài 
- Nếu không nói trên khoảng nào thì ta nhập a=-14 còn b=14 và STEP? Là 1 
- Cách nhập sin2x như sau: (sin(X))2, cot2x như sau (cos(X)/sin(X))2, 
- Với các hàm số có chứa tham số m ta sẽ lập bảng với các giá trị đặc biệt của m để loại/chọn đáp án 
- Nếu F(xi) = 0 thì xi là một nghiệm của pt F(X) = 0 
- Nếu F(xj).F(xk) < 0 thì pt F(X) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng (xj ; xk) 
- Nếu các giá trị ở cột F(X) tăng dần dần và không thấy giảm đi thì hàm số F(X) đồng biến trên 
khoảng đang xét (a;b) 
- Nếu các giá trị ở cột F(X) giảm dần dần và không thấy tăng lên thì hàm số F(X) nghịch biến trên 
khoảng đang xét (a;b) 
- Nếu các giá trị ở cột F(X) vừa tăng và vừa giảm thì hàm số F(X) không đồng biến, không nghịch biến 
trên khoảng đang xét (a;b) 
- Từ cột F(X) ta có thể dự đoán gần đúng GTLN,GTNN của hàm số F(X) trên khoảng, đoạn đang xét 
- Để xét tính chẵn, lẻ của hàm số F(X) ta sẽ nhập START? -14 và END? 14 và STEP? 1. Sau đó so sánh 
các giá trị F(-X) với F(X) tương ứng (hai giá trị X đối nhau). Nếu thấy tất cả F(-X)=F(X) thì F(X) là hàm 
số chẵn. Nếu thấy tất cả F(-X)= - F(X) thì F(X) là hàm số lẻ. Nếu F(-X) khác +, - F(X) thì hàm số F(X) 
không là hàm số chẵn,lẻ. 
- Để xem pt F(X) = 0 có bao nhiêu nghiệm thuộc khoảng (a;b)_ “nhỏ” ta đếm các số 0 ở cột F(X) và 
các dấu +, - rồi từ đó suy ra số nghiệm tương ứng. 
- Để xem pt F(X) = 0 có nghiệm hay không ta có thể kiểm tra ở cột F(X) nếu toàn gía trị dương hoặc 
toàn giá trị âm thì pt F(X) = 0 không có nghiệm trên khoảng đang xét 
- Để tìm tập xác định của hàm số F(X) ta có thể kiểm tra ở cột F(X) nếu thấy ERROR thì nhìn sang cột 
bên trái sẽ thấy X là giá trị bị loại 
- Có thể biết được tọa độ của một số điểm thuộc đồ thị hàm số y = F(X) 
- Có thể tìm được giới hạn tại một điểm và giới hạn tại vô cực, giới hạn vô cực của hàm số F(X) 
- vân vân và vân vân  

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCA_SI_O_MOI_HOC.pdf