Ma trận và đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017

doc 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016-2017
Tên chủ đề
 Mức độ nhận thức
Tổng số câu, số điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng 
mức độ cao 
TN
TN
TN
TN
1. Este-lipit
- CTCT
- Gọi tên
- Tính chất vật lí 
 1(câu10)
- Tính chất hóa học
- Đồng phân, điều chế
 1(c13)
- Toán xác định CTPT qua phản ứng đốt cháy, xà phòng hóa
- Xác định sản phẩm phản ứng thủy phân
 1(c33)
3(0,75đ)
2. Cacbohiđrat
- Khái niệm, phân loại
- CTPT
- Tính chất vật lý
 1(c11)
- Tính chất hóa học
- CTCT
1(c14)
- BT nhận biết
- Tính khối lượng sản phẩm, khối lượng chất phản ứng 
1(c35)
3(0,75đ)
3. Amin, aminoaxit, peptit, protein
- Khái niệm, phân loại
- Tên gọi
- Tính chất vật lý
 1(c2)
-Tính chất hóa học
- Điều chế, nhận biết
 1(c19)
- BT xác định CTPT, CTCT
- BT muối của amin, amino axit
 1(c28)
3(0,75đ)
4. Polime và vật liệu polime
- Khái niệm, phân loại, tính hất vật lí 
 1(c7) 
-Ứng dụng
-Nhận biết
 1(c15)
-Điều chế
 1(30)
 3(0,75đ
5. Tổng hợp hữu cơ
-Điều chế các chất
-Nhận biết các chất
- Mối liên hệ các chất thông qua t/c hóa học
 2(c17,24)
-BT xác định CTPT, CTCT các chất
-BT xác định các đại lượng thông qua phản ứng
 2(c26,29)
-BT hỗn hợp các chất
 2(c3739)
6(1,5đ)
6. Đại cương về kim loại
- Vị trí, t/c vật lí, cấu tạo
-dãy điện hóa
-Ứng dụng
 2(c3,5)
-Tính chất hóa học
-Điều chế
-Vận dụng dãy điện hóa
 2(c18,22
BT về: Kl tác dụng với dd axit, dd muối, phi kim...
 1(c25)
5(1,25đ)
7. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất
- Vị trí, cấu tạo, t/c vật lí, ứng dụng
 2(c4,8)
-T/c hóa học 
-Điều chế
 2(c20,21
-BT đơn chất kim loại
-BT hợp chất của kim loại
 2(2732)
6(1,5đ)
8. Sắt, Crôm, Đồng
- Vị trí, cấu tạo, t/c vật lí, ứng dụng
 2(c1,12)
-T/c hóa học của đơn chất kim loại, hợp chất sắt, crom
-Điều chế
 1(c16)
-BT đơn chất kim loại
-BT hợp chất của kim loại
 1(c34
4(1đ)
9. Hóa học môi trường
Các hiện tượng, các chất hóa học ảnh hưởng đến môi trường
-PP xử lí ô nhiểm MT
 1(c6)
1(0,25đ)
10. Tổng hợp vô cơ
- Vị trí, cấu tạo, t/c vật lí, ứng dụng
 1(c9)
-Nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại
-Mối quan hệ t/c hóa học các chất
 1(c23)
-Bài tập đơn chất KL, hỗn hợp kim loại
 2(c31,36)
-BT hợp chất kim loại, hỗn hợp các hợp chất của kim loại
 2(c38,40)
6(1,5đ)
Tổng số câu, số điểm
12(2,75đ)
12(3,25đ)
12(3,0đ)
4(1đ)
40(10đ)
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017
	 Môn thi: HÓA HỌC
	 Thời gian làm bài: 50 phút
Họ, tên thí sinh:................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: 
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; 
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe2O3.	B. Fe(OH)3.	C. Fe3O4.	D. Fe2(SO4)3.
Câu 2: Protein tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu
A. trắng.	B. đỏ.	C. vàng.	D. tím.
Câu 3: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe3+.	B. Cu2+.	C. Fe2+.	D. Al3+.
Câu 4: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al.	B. Al2O3.	C. AlCl3.	D. NaAlO2.
Câu 5: Kim loại nào cứng nhất?
A. Cr. B. Fe.	C. W.	 D. Pb.
Câu 6: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. O3.	B. NO2.	C. CO2.	D. SO2.
Câu 7: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ tằm và tơ olon	B. tơ visco và tơ olon
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron	D. tơ visco và tơ axetat
Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử Natri là
A.1s22s22p63s1	B.1s22s22p63s2	C.1s22s1	D.1s22s22p63s23p1
Câu 9: Cho các kim loại: Cu, Fe, Cr, Al, Ag. Số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là 
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D.5.
Câu 10: Etyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là
A . CH3COOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. HCOOC2H5.	D. C2H5COOCH3
Câu 11: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là 
A. Xenlulozơ.	B. Glucozơ.	C. Saccarozơ.	D. Tinh bột.
Câu 12: CuO không tác dụng với chất nào sau đây?
A.dd HCl.	B. H2(to) .	C. NH3(to).	D. dd NaOH.
Câu 13: Este có phân tử khối nhỏ nhất bằng
A. 46.	B. 60.	C. 74.	D. 88.
Câu 14: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là 
A. Xenlulozơ.	B. Glucozơ.	C. Saccarozơ.	D. Tinh bột.
Câu 15: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. PVC.	B. Nilon–6,6.	C. Novolac.	D. Tơ lapsan.
Câu 16: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng nóng.	B. HNO3 loãng nguội.	C. H2SO4 loãng nóng.	D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 17: Cho các chất: CH3COOCH3, H2NCH2COOH, CH3COOC6H5, C2H5NH3Cl, H2NCH2COONa, ClNH3CH2COOH tác dụng lần lượt với dung dịch KOH dư, đun nóng. Số chất tham gia phản ứng là
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
Câu 18: Cặp hợp chất không phản ứng được với nhau là
A. Ag + ddFeCl3	B. Fe + ddCuSO4	C. Ca +dd H2SO4	D. Cu + ddHNO3
Câu 19: Khi nhỏ dung dịch brom vào dung dịch chất X thấy xuất hiện kết tủa trắng. Chất X là
A. alanin	B. anilin	C. glyxin	D. bezylamin
Câu 20: Dãy tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. Al, CaCO3, Al(OH)3.	B. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3.	
C. Ca(HCO3)2, K2CO3, KHCO3.	D. Al2O3, Al(OH)3, MgCO3.
Câu 21: Hóa chất nào sau đây dùng để làm mềm nước cứng toàn phần?
A. HCl.	B. Ca(OH)2.	C. Na2CO3.	D. NaCl. 
Câu 22: Kim loại nào sau đây được diều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
Cu	B. Fe	C. Ag	D. K
Câu 23. Cho dãy các chất sau: Cu, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 1. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 24. Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên? 
A. 2. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 25. Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (1), (2) và (3).	B. (3) và (4).	C. (2), (3) và (4).	D. (2) và (3).
Câu 26: thhc
A. 44,05.	B. 32,67.	C. 22,25.	D. 44,50.
Câu 27: Cho 10,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thì thu được V lít hỗn hợp khí (đtkc). Giá trị của V là
A. 4,48	B. 6,72	C. 2,24	D. 8,96
Câu 28: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
A. NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3< C6H5NH2
B. NH3 < C6H5NH2 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2
C. C6H5NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2
D. C6H5NH2 < NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3
Câu 29: Cho 1,91 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 0,1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0,92 gam ancol. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 1,94.	B. 1,74.	C. 1,97.	D. 1,99.
Câu 30: Khối lượng phân tử của polistiren là 36400 đvC. Số mắt xích của polime trên là
A. 674.	B. 320.	C. 350.	D. 535.
Câu 31: Cho 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thu được 8,96 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol Fe trong hỗn hợp là
A. 50,90%	B. 66,67%	C. 49,09%	D. 33,33%
Câu 32: Cho 10 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là 
A. 3,36.	B. 1,12.	C. 2,24.	D. 4,48.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số công thức cấu tạo của este trên là
A. 3	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 34: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 28,7.	B. 39,5.	C. 10,8.	D. 17,9.
Câu 35: Lên men m gam glucozơ tạo ancol etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A.12,15.	B. 15,00.	C. 13,50.	D. 18,00. 
Câu 36. Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,4.	B. 18,4.	C. 8,4.	D. 13,6.
Câu 37. Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2 : V1 là 
A. 4 : 3. 	B. 25 : 9. 	C. 13 : 9. 	D. 7 : 3. 
Câu 38:.Đun nóng 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở (đều tạo bởi glyxin và axit glutamic) với 850 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Kết thúc các phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 95,15 gam muối khan. Khối lượng của 0,1 mol X là 
A. 35,3 gam.	B. 31,7 gam.	C. 37,1 gam.	D. 33,5 gam.
Câu 39: Cho 20,0 gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp hai khí đều không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và x gam kim loại. Hỗn hợp khí này có tỷ khối hơi so với H2 bằng 6,6. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 43,95	B. 39,8	C. 59,85	D. 72,6
Câu 40: Đun nóng 15,05 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,45 gam muối. Y và Z là hai este đều hai chức, mạch hở (trong đó X và Y có cùng số nguyên tử cacbon; Y và Z hơn kém nhau 14 đvC). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp chỉ chứa 2 muối có tổng khối lượng m gam và hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27.	B. 25.	C. 30.	D. 32.
 ---------HẾT---------

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017.doc