Ma trận và đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 7 (Kèm đáp án)

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 7 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 7 (Kèm đáp án)
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Vật lý 7
Tiết theo ppct: 28
1. Ma trận đề kiểm tra:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
1.Hiện tượng nhiễm điện
a)Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
b) Hai loại điện tích
c) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
2 tiết
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
Số câu hỏi
2
1
1
4
Số điểm
1,0đ
1,0đ
0,5đ
2,5đ (25%)
2. Dòng điện. Nguồn điện
1 tiết
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
Số câu hỏi
2
2
Số điểm
1,0đ
1,0 (10%)
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. 
Dòng điện trong kim loại
1 tiết
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
Số câu hỏi
3
3
Số điểm
1,5đ
1,5đ (15%)
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
1 tiết
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
1,5đ
1,5đ (15%)
5. Các tác dụng của dòng điện
3 tiết
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
Số câu hỏi
4
1
5
Số điểm
2,0đ
1,5đ
3,5đ (35%)
2. Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
I. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Vật bị nhiễm điện không có tính chất nào sau đây?
A. Có khả năng hút các vật nhẹ khác
B. Có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
C. Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau
D. Chỉ có thể hút các vật khác mà không thể làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc máy cưa đang chạy.	B. Một quả pin để trên mặt bàn.
C. Một bóng đèn điện đang sáng.	D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển tự do
B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 4. Vật liệu nào sau đây không có khả năng dẫn điện
A. Một đoạn dây đồng hoặc nhôm	B. Một đoạn ruột bút chì
C. Dung dịch muối đồng suphats	D. Một đoạn vỏ bút chì
Câu 5. Dòng điện trong kim loại là
A. Dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
B. Dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.
C. Dòng chuyển dời của các hạt mang điện
D. Dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện
Câu 6. Trong các vật dưới đây, vật không nhiễm điện là
A. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vụn giấy.
B. Thanh sắt sau khi nung nóng đỏ có thể đốt cháy các vụn giấy.
C. Mảnh phim nhựa sau khi được cọ xát nhiều lần bằng mảnh len có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.
D. Thanh thủy tinh sau khi bị cọ sát bằng vải có khả năng hút quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ.
Câu 7. Mũi tên trong hình chỉ lực tác dụng giữa hai vật mang điện tich. Hãy chỉ ra câu trả lời đúng trong các câu sau?
 A B 
 C D
+
 E F
+
 G H 
A. Những vật nhiễm điện tích dương B,H còn nhiếm điện tích âm là C,F
B. Những vật nhiễm điện tích dương B,C còn nhiếm điện tích âm là F, H
C. Những vật nhiễm điện tích âm B,H còn nhiếm điện tích dương là C,F
D. Những vật nhiễm điện tích âm B,C còn nhiếm điện tích dương là F,H
Câu 8. Trong các vật liệu dưới đây, vật dẫn điện được sử dụng phổ biến nhất là
A. Một cuộn dây thép	B. Một cuộn dây nhôm
C. Một cuộn dây chì 	D. Một đoạn ruột bút chì
Câu 9. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: 
A. Điện thoại, quạt điện	B. Mô tơ điện, máy bơm nước.
C. Bàn là, bếp điện.	D. Máy hút bụi, nam châm điện
Câu 10. Khi dòng điện tăng cao dây chì ở cầu chì của mạch điện trong nhà phát ra tia sáng và bị đứt làm cho cả hệ thống điện bị ngắt và nhờ vậy các đồ dùng điện được bảo vệ. Vậy cầu chỉ hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tắc dụng hóa học	B. Tắc dụng sịnh lý
C. Tắc dụng từ và tác dụng phát sáng	D. Tắc dụng nhiệt
Câu 11. Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể:
A. Gây ra các vết bỏng	B. Làm tim ngừng đập
C. Thần kinh bị tê liệt	D. Các tác dụng A, B, C 
Câu 12. Dòng điện qua bất kì dây dẫn nào cũng có thể:
A. Làm dây dẫn phát sáng	B. Làm cháy dây dẫn
C. Làm dây dẫn nóng lên	D. Hút các vật bằng sắt, thép
II. TỰ LUẬN
Câu 13. ( 1điểm) Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử của các chất?
Câu 14:(1,5điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện cho mạch điện hình bên và vẽ thêm mũi tên vào sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó? Nếu đèn không sáng em hãy chỉ ra ít nhất ba lý do làm cho đèn không sáng và cách khắc phục.
Câu 15: ( 1,5 điểm) Lấy ví dụ chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học.
3. Hướng dẫn chấm ( đáp án ) và thang điểm:
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
D
A
B
A
B
C
D
D
C
II. Tự luận:
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
Câu 13
Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
1,0
Câu 14
- HS vẽ đúng mạch điện
0,5
- Xác định đúng chiều dòng điện
0,25
Chỉ ra được 3 vị trí có thể làm đèn không sáng và cách khắc phục 
0,75đ
Câu 15
- Tùy HS, mỗi ví dụ đúng được 0,5đ
1,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_vat_ly_7_tiet_28.doc