Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 8 phần Tiếng việt (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 8 phần Tiếng việt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 8 phần Tiếng việt (Có đáp án)
Tuần: 34- Tiết 131	 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
	 Môn: Ngữ văn 8
 Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các kiểu câu theo mục đích nói
Nhận biết các kiểu câu theo mục đích nói
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Câu nghi vấn
Xác định mục đích câu nghi vấn
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
0,5đ
Câu nghi vấn
Xác định mục đích câu nghi vấn
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Câu cầu khiến
Xác định mục đích cầu khiến
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Câu phủ định
Các kiểu câu phủ định
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Hành động nói
Tìm hành động nói
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Nhận ra mục đích
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Hiểu hiệu quả diễn đat
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
0,5đ
Câu nghi vấn
Nêu được khái niệm 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
1,0đ
Hành động nói
Tìm hành động nói
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
2,0đ
Các kiểu câu theo mục đích nói
Viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu trên
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
1
3,0đ
Tổng số câu
Tông số điểm, tỉ lệ
4
1
4
1
1
11câu;10đ
100%
TUẦN 34 – TIẾT 131: KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
Họ và tên:.................................... Môn: Ngữ văn 8
Lớp: 8/ Thời gian: 45 phút
ĐỀ:
I/ Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng. 
Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 2: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích để hỏi?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ?. B. Ai là tác giả của bài thơ này. 
C. Trời ơi! sao tôi khổ thế này?. D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?.
Câu 3: Câu nghi vấn “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao, Lão Hạc) được dùng để làm gì?
A. Phủ định. B. Đe dọa. C. Hỏi. D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc. 
Câu 4: Câu cầu khiến “Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm?” (Đô-đê, Buổi học cuối cùng) được dùng để làm gì?
A. Khuyên bảo. B. Ra lệnh. C. Yêu cầu. D. Đề nghị.
Câu 5: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?
A. Hai loại. B. Ba loại. C. Bốn loại. D. Năm loại.
Câu 6: Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn. B. Hành động trình bày. 
C. Hành động bộc lộ cảm xúc. D. Hành động hỏi.
Câu 7: Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu là gì?
A. Thể hiện tài năng của người nói. B. Làm cho câu trở nên sinh động và thu hút hơn. 
C. Thể hiện quan niệm của người nói về sự vật sự việc được nói đến trong câu. 
D. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 8: Hiệu quả của việc diễn đạt trật tự từ trong câu thơ “Xanh xanh bãi mía rừng dâu” (Hoàng Cầm, bên kia sông Đuống) là gì?
A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu. 
B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu. 
C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu. 
D. Nhằm cho thấy ở đây toàn là mía và dâu.
II/ Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày những đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? 
Câu 2: Đọc đoạn văn: 
- Lí Thông nói:
“Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”.
 Trong mỗi câu trên có hành động nói nào? 
Câu 3: Viết một đoạn văn (10 câu) có chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học.(Gạch chân các câu đó) 
BÀI LÀM:
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm) 
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
II/ Tự luận: (6 điểm)
.
TUẦN 34 – TIẾT 131: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
I/ Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm).
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
C
C
A
A
A
B
C
B
II/ Tự luận: (6đ)
Câu 1: (1đ) - Về đặc diểm hình thức: có từ nghi vấn như ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả hử...., cuối câu có dấu chấm hỏi (0,75đ). 
- Chức năng chính: dùng để hỏi (0,25đ). 
Câu 2: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu: Hành động trình bày. ( 0,5đ).
 - Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết: Hành động đe dọa. ( 0,5đ).
 - Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi: Hành động khuyên bảo. ( 0,5đ).
 - Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu: Hành động hứa hẹn. ( 0,5đ).
Câu 3: - Viết đúng đoạn văn có 10 câu. (1,5đ).
 - Có sử dụng bốn kiểu câu theo mục đích nói đã học. (1,5đ).
 Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2,TV8,tuan 34,tiet131,De.doc