Tiết 13. Kiểm tra 1 tiết 1.Đề 1: A. KHUNG MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp cao .1. Văn hóa cổ đại Trình bày được những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây. - Biết đánh giá thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây. Số câu 1 Số điểm: 3 - 75% Số câu 1 Số điểm: 1 - 25% Số câu: 1 4 điểm= 40% 2. Ấn Độ So sánh vương triều Đê-li với vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ Số câu 1 Số điểm = 3đ 100% Số câu: 1 3 điểm: = 30% 3, Trung Quốc Nét chính về quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc Số câu:1 3 điểm= 100% Số câu:1 3 điểm= 30% Tổng số câu: 3 Tổng số điểm:10 Số câu 1,5 Số điểm: 6 60% Số câu 1 Số điểm: 3 30% Số câu 0,5 Số điểm: 1 10 % Số câu 3 Số điểm: 10 = 100% ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Trình bày nền văn hóa Hi Lạp-Rôma . Vì sao nền văn hóa Hi Lạp-Rôma đạt thành tựu rực rỡ như vậy ? (4 điểm) Câu 2: So sánh Vương triều Mô-gôn và Vương triều Đê-li ? (3 điểm) Câu 3: Nét chính về quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc ? (3 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1: Trình bày nền văn hóa Hi Lạp-Rôma . Vì sao nền văn hóa Hi Lạp-Rôma đạt thành tựu rực rỡ như vậy ? (4 điểm) - Trình bày nền văn hóa Hi Lạp-Rôma( 3 điểm) - Lịch và chữ viết. (1điểm) + Lịch: họ tính 1 năm có 365 ngày và ¼. Có 12 tháng mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày. Tuy chưa thật chính xác nhưng rất gần với hiểu biết ngày nay. + Chữ viết : phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C, có 26 hoàn chỉnh, đơn giản và linh hoạt dùng phổ biên hiện nay. + Ý nghĩa : là phát minh lớn cho nền văn minh nhân loại. - Sự ra đời của khoa học. (0,5điểm) + Thời Hilap – Rôma những hiểu biết của con người mới trở thành khoa học. + Một số khoa học tiêu biểu:Pytago, Talet, Assimet, - Văn học. (0,5điểm) + Văn học viết phát triển cao, các thể loại văn học, tiểu thuyết, thở trử tình, bi kịch + Một số tác phẩm nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: I li át và Ô di xê, .Sô Phôc, Ê sin + Gía trị nghệ thuật : ca ngợi cái đẹp và có tính nhân đạo sâu sắc. -.Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc và hội hoạ (1điểm) + Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền đài. + Nghệ thuật hoàn mĩ đậm tính hiện thực và tính dân tộc. + Kiến trúc: một số công trình tiêu biểu như đền Pac-tơ-nông, đấu trường Rô-ma. + Điêu khắc : tượng lực sĩ ném đĩa,tượng nữ thần A-tê-na - Vì sao nền văn hóa Hi Lạp-Rôma đạt thành tựu rực rỡ như vậy ? (1điểm) + Do sự phát triển cao của nên kinh tế công thương. + Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hoá phương Đông. + Do thể chế chính trị tiến bộ hơn tạo điều kiện cho sự phát triển Câu 2: So sánh Vương triều Mô-gôn và Vương triều Đê-li ? (3 điểm) * Giống nhau (1điểm) + Đều là ngoại tộc đến trực tiếp cai trị Ấn Độ + Đều bị sụp đổ *Khác nhau (2điểm) Vương triều Hồi Giáo Đêli. (1điểm) - Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo đánh chiếm Ấn Độ lập nên vương triều hồi giáo Đêli. - Chính sách thống trị: Truyền bá, áp đặt đạo Hồi. Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.Tôn giáo: thi hành chính sách kì thị tôn giáo.Văn hoá hồi giáo đươc du nhập vào Ấn Độ. Vương triều Môgôn (1điểm) - 1398 người Mông Cổ tấn công Ấn Độ – thiết lập ra vương triều Môgôn (1526- 1707). - Giai đoạn đầu các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn ĐỘ hoá và xây dựng đất nước đưa Ấn Độ phát triển. Đặc biệt là vua Acơba(1556-1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá nghệ thuật.) ( HS có thể lập bảng) Câu 3 Nét chính về quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc ? (3 điểm) - Năm 221 TCN, Tần là nước có kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất được Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua, chế độ phong kiến hình thành. (1điểm) - Năm 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán chế độ phong kiến tiếp tục được xác lập. (0,5điểm) - Năm 618 Lí Uyên lập ra nhà Đường. (0,5điểm) - Năm 1368 Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi lập ra nhà Minh. (0,5điểm) - Năm 1644 Lý Tự Thành lật đổ triều Minh nhưng lại bị người Mãn xâm chiếm lập ra nhà thanh (1644 – 1911) (0,5điểm)
Tài liệu đính kèm: