Ma trận kiểm tra 1 tiết (lần 1) môn Hoá 9 – Năm học: 2016 - 2017

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2252Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận kiểm tra 1 tiết (lần 1) môn Hoá 9 – Năm học: 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận kiểm tra 1 tiết (lần 1) môn Hoá 9 – Năm học: 2016 - 2017
Tuần 7	Ngày soạn: 15/10/2016
Tiết	13	 	Ngày dạy: 19/10/2016
 	20/10/2016
 MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT (lần 1)
MÔN HOÁ 9 – NĂM HỌC: 2016- 2017
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
 - Học sinh nắm được các kiến thức sau :
- HS khắc sâu thức về tính chất hóa học của oxit,axit,bazo và mối liên hệ giữa chúng.
2.Kĩ năng : 
- Rèn kỹ năng viết PTPƯHH, Kỹ năng giải bài tập về định tính và định lượng .
3.Thái độ : HS có thái độ nghiêm túc và tỉ mỹ trong trong khi làm bài kiểm tra . 
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tính toán
II.CHUẨN BỊ: 
 + GV: - Đề kiểm tra - đáp án
 + HS: - Kiến thức đã học
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
Ổn định tổ lớp:1phút
Phát đề KT
Nhận xét, đánh giá: 
- Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của hs.
Dặn dò: 
- Xem trước bài tính chất hóa học của muối.
PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (LẦN 1)
MÔN HOÁ HỌC 9
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng ở
mức cao hơn
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Oxit
- Biết được tính chất hoá học oxit axit, oxit bazơ
- Nhân biết oxit 
Số câu hỏi
3
1
4
Số điểm
1,5
1
2,5
Tỉ lệ %
15%
10%
25%
2. Axit
- Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
-Tính chất hóa học của axit
Số câu hỏi
2
2
Số điểm
1
1
Tỉ lệ %
10%
10%
3. Bazơ
- Tính chất của bazơ không tan.
- Tính chất của bazơ tan.
- Nhận biết bazơ không tan trong nước.
Số câu hỏi
3
3
Số điểm
1,5
1,5
Tỉ lệ %
15%
15%
4. Mối quan hệ giữa oxit, axit, bazo
- Tính chất hóa học của oxit, axit, bazo
-Tính thể tích khí ở đktc
- Tính nồng độ mol của dung dịch.
Số câu hỏi
1
0,75
0,25
2
Số điểm
2
2
1
5
Tỉ lệ %
20%
20%
10%
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
8
4
40%
2
3
30%
0,75
2
20%
0,25
1
10%
11
10
100%
PHÒNG GD ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
Họ và tên:..............
Lớp: ......................
KIỂM TRA 1 TIẾT (lần 1)
MÔN: HÓA HỌC 9
Năm học: 2016 - 2017
Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm 
Lời phê của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(4 điểm) 
Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Dãy chất chỉ gồm các oxit tác dụng được với dung dịch bazơ là:
A. Fe2O3, SO3 , MgO , P2O5 B. CaO, SO3 , CO2 , P2O5 C. SO2, SO3 , CO2 , P2O5 D. K2O, SO3 , Na2O , P2O5 
Câu 2. Dãy chất gồm các oxit tác dụng với axit là: 
A.ZnO, Fe2O3, SO3 , P2O5 B.K2O, Fe2O3, SO3 , N2O5
C. K2O, Fe2O3, SO3 , ZnO D.K2O, CuO, Fe2O3 , Na2O
Câu 3: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với chất nào sau đây: 
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Na2O C. CO2 D. CO
Câu 4. Có thể dùng dd BaCl2 nhận biết từng chất trong cặp chất nào?
A. dd NaCl và dd NaOH B. dd K2SO4 và dd H2SO4	
C. dd HCl và dd NaCl D.dd NaCl và dd Na2SO4 
Câu 5. Axit nµo tác dụng được với Mg tạo ra khí H2
A. H2SO4đặc, HCl	 B. HNO3(l), H2SO4(l) 
C. HNO3đặc, H2SO4đặc D. HCl, H2SO4(l)
Câu 6: Oxit nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ: 
A. CO2 B. BaO C. CuO D. K2O 
Câu 7 Các bazơ không tan trong nước bị nhiệt phân hủy tạo thành sản phẩm có: 
A. Kim loại B. Oxit kim loại C. Oxit axit D. Oxy 
Câu 8: Cho các bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3. Bazơ không tan trong nước là: 
A. Al(OH)3 B. Mg(OH)2 C. Ba(OH)2 D. NaOH
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Có những chất sau: H2SO4 , KOH, CO2, Na2O
Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau. Viết PTHH 
Câu 2: (1 điểm)
Hãy nêu cách nhận biết 2 oxit: BaO, P2O5 bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH minh họa
Câu 3: (3 điểm) Hòa tan 5,6 gam sắt bằng 100 ml d d HCl 3M 
a) Viết PTHH
b) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc
c) Tính nồng độ mol của dd sau phản ứng (coi như thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích của dung dịch HCl đã dùng). 
 (Cho Fe = 56, S = 32, O = 16) 
-------HẾT-------
PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Hóa Học 9
Năm học: 2016- 2017
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
I. TRẮC NGHIỆM (4điểm) - mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
D
D
B, D
B
A, B
II. TỰ LUẬN (6điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
H2SO4 + KOH K2SO4 + 2 H2O 
H2SO4 + Na2O Na2SO4 + H2O
2 KOH + CO2 K2CO3 + H2O
CO2 + Na2O 	 Na2CO3
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
(1 điểm)
 -Trích mẫu thử.
- Hòa 2 mẫu thử vào nước, 2 mẫu tan tạo 2 dung dịch.Nhúng quỳ tím vào 2 dung dịch trên,dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ thì mẫu ban đầu là P2O5,dung dịch làm quỳ tím hóa xanh thì mẫu ban đầu là BaO.
PTPU: P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4 
 BaO + H2O → Ba(OH)2 
0,25đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
(3điểm)
 a, Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 
b, nFe = 0,1 mol
 nHCl = 0,3 mol
 Lập tỉ số:
nFe / 1=0,1/1< nHCl / 2 =0,3/2
suy ra: HCl dư
số mol H2 = nFe =0,1 mol
Thể tích H2 = 0,1.22,4=2,24 lit
c, Dung dịch sau phản ứng gồm HCl dư và FeCl2 
Số mol FeCl2 = nFe = 0,1 mol
nHCl tham gia = 2 nFe =0,2 mol
Suy ra nHCl dư = 0,3 -0,2 =0,1 mol
Số mol dung dịch = 0,1+0,1=0,2 mol
Nồng độ mol dung dịch = 0,2/0,1=2 M
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
 0,5đ
0,5 đ
0,5 đ
Phê duyệt của tổ trưởng
Người ra đề
 Huỳnh Thị Thu Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docde_ktra_1_tiet_lan_1.doc