Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn: Hóa thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1131Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn: Hóa thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn: Hóa thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề
 Nguyễn Quí 
CÂU LẠC BỘ HÓA HỌC THPT 
KỲ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN 
MÔN: HÓA 
Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề 
Câu 1 (3,0 điểm): 
1. ( 1,0 điểm) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình các thí nghiệm sau: 
- TN1: Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh chứa đường saccarozơ. 
- TN2: Sục lượng dư khí etylen vào ống nghiệm chứa dung dịch brom. 
- TN3: Cho thanh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Sau đó 
lấy thanh sắt ra rửa sạch bằng nước cất và cho vào ống nghiệm chứa dung dịch 
HCl. 
- TN4: Nhỏ vài giọt dung dịch Iôt vào ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. 
Sau đó, đun nóng rồi để nguội lại. 
2. ( 1,0 điểm) Đốt cháy hỗn hợp X (gồm C2H2, C2H4 và H2) thu được 2,24 lít khí 
CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặc khác, nung X một thời gian (xúc tác Ni) thu 
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 7,7 (biết khối lượng H2 tham gia phản 
ứng cộng là 50%). Xác định thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp 
X. 
3. (1,0 điểm) Trong bình kín dung tích không đổi chứa a mol O2, 2a mol SO2 (100
o
C, 
10 atm và có xúc tác V2O5). Nung bình một thời gian, làm nguội bình đến 100
o
C, 
áp suất trong bình là p. Lập biểu thức tính p và tỉ khối d (so với H2) của hỗn hợp 
khí trong bình sau phản ứng theo H (H là hiệu suất của phản ứng). Hỏi p và d có 
giá trị trong khoảng nào? 
Câu 2 (3,0 điểm): 
1. (0,5 điểm) Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí 
nghiệm 
Trong điều kiện thích hợp, dung dịch X có thể phản ứng được với chất nào trong 
số các chất sau: CuS, NaHCO3, KMnO4, KNO3, Cu, Ag2O, MnO2, KClO3, FeS2, 
Fe3O4, Al có sinh ra khí. Viết phương trình phản ứng minh họa. 
2. (1,25 điểm) Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam hỗn hợp gồm Al và Cu trong dung dịch 
axit H2SO4 đặc, nóng (dư). Sau phản ứng người ta chỉ thu được 7,84 lít khí SO2 
(đktc) và dung dịch M. 
ĐỀ THI THỬ 
 Nguyễn Quí 
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) cần cho vào dung dịch M để thu 
được lượng kết tủa nhỏ nhất. Biết lượng H2SO4 dư 20% so với lượng cần thiết. 
3. (1,25 điểm) Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối 
cacbonat của R vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít 
CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6,028%. 
a) Xác định R và thành phần phần trăm mỗi chất trong C. 
b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài 
không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn. 
Câu 3 (2,0 điểm): 
1. (0,75 điểm) Từ mùn cưa và vỏ bào từ gỗ (thành phần chủ yếu là xenlulozơ) cùng 
các hợp chất vô cơ, các điều kiện phản ứng cần thiết có đầy đủ. Hãy viết phương 
trình điều chế etyl axetat. 
2. (1,25 điểm) Lên men m gam glucozơ thành rượu etylic (hiệu suất quá trình lên 
men là 80%). Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thu 
được 15 gam kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 
vừa đủ vào dung dịch E thì thu thêm 29,7 gam kết tủa nữa. 
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m. 
b) Lượng ancol thu được ở trên cho vào dung dịch axit axetic thu được dung dịch 
F. Chia dung dịch F thành 2 phần bằng nhau: 
- Phần 1: Cho tác dụng vừa đủ với Na thu được 3,36 lít khí H2. 
- Phần 2: Thực hiện phản ứng este hóa với dung dịch axit H2SO4 đặc làm xúc 
tác ở nhiệt độ cao. Tính thành phần phần trăm số mol chất thu được sau phản 
ứng. Biết hiệu suất quá trình este hóa là 60%. 
Câu 4 (1,25 điểm): 
1. (0,5 điểm) Khi thực hiện chuyển hóa metan thành axetilen (ở 1500oC và điều kiện 
thích hợp) thu được hỗn hợp khí L gồm metan, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn 
toàn hỗn hợp L thu được 26,4 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp L đó đem đốt? 
2. (0,75 điểm) Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã viết: 
“Lập lòe ngọn lửa ma trơi 
Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương” 
Thế “ma trơi” là gì? Nhà văn tưởng tượng ra chăng? 
Câu 5 (0,75 điểm): Để đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 hiđrocacbon CxH2x+2 và 
Cx+kH2(x+k+1) thì thu được b gam CO2. Chứng minh: 
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu, học sinh được sử dụng BTH. 
 Giám thị không giải thích gì thêm. 
----------HẾT---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHOA_THI_CHUYEN_LOP_10.pdf