Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1285Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ Văn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ THI THỬ
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) 
a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Ngày xuân em hãy còn dài
 Xót tình máu mủ thay lời nước non
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Xác định từ láy trong câu thơ sau: 
 Tà tà bóng ngả về tây
 Chị em thơ thẩn dan tay ra về
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
	Từ hồi về thành phố
	quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
 (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Câu 2. (2,0 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết.
Câu 3 ( 1,0 điểm )
Viết đoạn văn (10 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của con người xứ Thanh qua bài thơ Dô ta dô tà của Mạnh Lê ( Tài liệu chương trình địa phương Thanh Hóa - Ngữ văn lớp 9)
Câu 4. (4,0 điểm)
	Cảm nhận đoạn thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã 
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 (Trích Hữu Thỉnh, Sang thu)
 SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2005)
--------- HẾT ---------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 THANH HÓA
 ĐỀ THI THỬ
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 (Gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Từ “xuân” được dùng với nghĩa chuyển.
b. Các từ láy: “tà tà, thơ thẩn”
c. Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau:
 - Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ra (hoặc gọi tên) đúng một biện pháp tu từ thì được 0,25 điểm; nêu đúng được hiệu quả của một biện pháp tu từ được 0,25 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Về hình thức: 
 - Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
 - Viết đủ số câu theo yêu cầu. 
 - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 - Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (0,25 điểm)
b) Về nội dung: 
 Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau: 
 - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. 
 - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
 - Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
 - Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Lưu ý: Nếu thí sinh có những ý khác nhưng hợp lí thì giám khảo vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 3 (1,0 điểm )
a) Về hình thức: 
 - Viết đúng đoạn văn .
 - Viết đủ số dòng theo yêu cầu. 
 - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 - Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn.
b) Về nội dung
Thí sinh phải trình bày cảm nhận của mình về phẩm chất của con người xứ Thanh qua bài thơ Dô ta dô tà của Mạnh Lê ( Tài liệu chương trình địa phương Thanh Hóa - Ngữ văn lớp 9).
Câu 4: (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
	- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
	- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
Về nội dung
. - Tác giả, tác phẩm: 
+ Hữu Thỉnh sinh năm 1842, quê ở Tạm Dương, Vĩnh Phúc. Ông là một nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiễn chống Mĩ (0,25 điểm)
+ Bài thơ Sang thu viết năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. Hai khổ đầu là cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của trời đất ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện qua hình ảnh và ngôn từ giàu sức biểu cảm.. (0,25 điểm).
- Phân tích: 
+ Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của trời đất ở thời khắc sang thu qua hương vị: hương ổi, qua vận động của gió của sương: gió se, sương chùng chình. Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chùng chình chậm lại...Mùa thu sang ngỡ ngàng được cảm nhận qua sự phán đoán. Phân tích các từ: bỗng,phả, chùng chình, hình như ... (1.5 điểm).
+ Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời. Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vã như cảm nhận được cái se lạnh của tiết trời...Hình ảnh đám mây duyên dáng, mềm mại như một dải lụa nối hai mùa hạ và thu...Phân tích các từ: dềnh dàng, vội vã, ... (1.5 điểm).
- Đánh giá nâng cao: Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi cảm, hai khổ thơ đã tái hiện một bức tranh sang thu đẹp, gợi cảm, nên thơ. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa. ẩn trong đó là tình yêu tha thiết mà tác giả dành cho quê hương xứ sở của mình.... (0,25 điểm)
3. Cách cho điểm:
 - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 2: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
 - Điểm 1-1,5: Năng lực cảm nhận, phân tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
	Hết	

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_VAN_THANH_HOA_VAO_LOP_10.doc