Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến 50 - Năm học 2013-2014

doc 17 trang Người đăng dothuong Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến 50 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến 50 - Năm học 2013-2014
TUẦN 10
Tiết
Tên bài dạy
46
Kiểm tra truyện trung đại 
47
Tổng kết từ vựng(Sự phát triển của từ vựngTrau dồi vốn từ)
48
Nghị luận trong văn bản tự sự
49,50
Đoàn thuyền đánh cá
Ngày soạn: 21/10/2016
Ngày dạy: 24/10/2016 – 29/10/2016
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
II-Kĩ năng:
 Qua bài kiểm tra, đánh giá trình độ của học sinh về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
III-Thái độ:
 Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực, hiệu quả.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam vận dụng để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, đề kiểm tra.
2. Học sinh : ôn lại kiến thức.
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Vận dụng kiến thức đã học để làm bài đạt kết quả cao.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Tên chủ đề 
(Nội dung chương trình)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng số
TN
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1 Chuyện người con gái Nam Xương
Nắm được bố cục truyện
Phân tích vai trò cái bóng
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,25
Số câu 1
2 điểm 
Số câu 1
0,25 điểm 
Tỉ lệ 2,5%
Số câu 1
2 điểm 
Tỉ lệ 20 %
Chủ đề 2 
Hoàng Lê nhất thống chí
Nhận biết về thể loại truyện
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
0,25 điểm 
Số câu 1
0,25 điểm 
Tỉ lệ 2,5 %
Chủ đề 3 Truyện Kiều
Nhận biết được nghệ thuật được sử dụng trong truyện
Hiểu được cách miêu tả trong truyện
Kể lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 4
1 điểm 
Số câu 4
1 điểm 
Số câu 1
5 điểm
Số câu 8
2 điểm 
Tỉ lệ 20 %
Số câu 1
5 điểm 
Tỉ lệ50 %
Chủ đề 4 Truyện Lục Vân Tiên
Nhận biết ngôn ngữ viết truyện
Hiểu biết bản chất nhân vật
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 1
0,25 điểm 
Số câu 1
0,25 điểm 
Số câu 2
0,5 điểm 
Tỉ lệ 5 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 7
1,75 điểm 
Số câu 5 
1,25 điểm 
Số câu 2 
7 điểm
Số câu 12
3 điểm 
Tỉ lệ 30 %
Số câu 2
7 điểm 
Tỉ lệ 70 %
NỘI DUNG ĐỀ
I/Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Đọc kỹ câu hỏi, trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bố cục của “Chuyện người con gái Nam Xương” chia làm mấy phần?
 a.Hai 	 b.Ba 	 c.Bốn 	d.Năm 
Câu 2: Truyện “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào?
 a.Tiểu thuyết chương hồi 	b. Tuỳ bút	c. Truyền kì	 d. Truyện ngắn
Câu 3: Từ “tà tà” trong câu “Tà tà bóng ngả về tây” nói về thời điểm nào trong ngày?
 a. Sáng 	b.Chiều c. Trưa 	d. Tối
Câu 4: Cụm từ “Tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”sử dụng cách nói nào?
 a. Ẩn dụ	b. Hoán dụ	c. Nhân hoá	d. So sánh.
Câu 5: Từ “sân lai” được gọi là gì?
a. Định ngữ	b.Vị ngữ	c. Điển cố	d.Chủ ngữ
Câu 6: Nhận định nào dưới đây nói đầy đủ nhất thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 a. Tả cảnh ngụ tình 	 b.Lặp cấu trúc
 c. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại 	 d.Miêu tả tâm trạng
Câu 7: Hai câu thơ “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều?
 a. Nhớ cha mẹ, quê hương	b.Xót xa cho duyên phận lỡ làng
 c. Buồn nhớ người yêu 	d.Lo cho cảnh ngộ của mình
Câu 8: Cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả chủ yếu qua con mắt của ai?
 a. Nguyễn Du	b.Thuý Kiều	c. Tú Bà	d. Mã Giám Sinh
Câu 9: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn”Miêu tả vẻ đẹp nào của Kiều?
 a.Vẻ đẹp đôi mắt	b.Vẻ đẹp mái tóc	c.Vẻ đẹp làn da d.Vẻ đẹp của dáng đi
Câu 10: Truyện “Lục Vân Tiên” được viết bằng ngôn ngữ nào?
 a.Chữ Hán	b.Chữ Nôm	c.Chữ Pháp	d.Chữ quốc ngữ
Câu 11: Ý nào nói đúng nhất bản chất của Lục Vân Tiên trong lời nói và thái độ với Kiều Nguyệt Nga?
 a.Chính trực hào hiệp	b.Trọng nghĩa khinh tài 
 c.Từ tâm nhân hậu	d.Trong nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu
Câu 12: Trong câu “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”.Từ “đoan trang” có nghĩa là gì?
 a. Nghiêm trang, đứng đắn	b.Cao sang quý phái 
 c.Trung thực phúc hậu	d.Dịu dàng
II/Phần II : Tự luận(7 điểm):
Câu 1 ( 2 điểm):Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 2 ( 5 điểm): Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
3/Giáo viên phát đề
HƯỚNG DẪN CHẤM
I/Phần I:Trắc nghiệm ( 3điểm)
-Đáp án:
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
b
a
b
a
c
a
d
b
a
b
d
a
II/Phần II:Tự luận (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm): Phân tích vai trò của cái bóng trong:
	-Sự phát triển của cốt truyện
-Thể hiện tích cách nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh
Câu 2 ( 5 điểm): 
	-Yêu cầu ngôi kể: Ngôi thứ nhất
-Giới thiệu đoạn trích và nhân vật
	- Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích
	-Tâm trạng nhớ người yêu cha mẹ
	-Tâm trạng nhìn cảnh vật nghĩ đến thân phận của mình
	-Qua cảnh vật, tâm trạng, nhận xét chung.
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo)
A/Mục tiêu cần đạt
I-Kiến thức:
 1-Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt
 2-Học sinh nắm kỹ hơn và biết vận dụng những kiến thức về: Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
II- Kĩ năng:
 1-Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
 2-Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác vào giao tiếp, đọc – hiểu văn bản.
III- Thái độ:
 - Giáo dục ý thức sử dụng từ vựng chính xác, hiệu quả.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Học sinh nắm vững hơn và biết cách vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Biết cách sử dụng hiệu quả các từ vựng liên quan vào nói, đọc, viết văn bản
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu
Để giúp các em vận dụng những kiến thức về từ vựngHôm nay các em tiếp tục Tổng kết từ vựng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:35 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được các khái niệm từ vựng đã học trong chương trình THCS.
-Năng lực hình thành:Biết cách sử dụng hiệu quả các từ vựng liên quan vào nói, đọc, viết văn bản thông qua các bài tập . 
-Gv: Kẻ sơ đồ
-Gv: Vận dụng kiến thức đã học, hãy điền nội dung thích hợp vào sơ đồ. 
-Gv: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên?
-Gv: Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
 Mọi ngôn ngữ đều phát triển từ vựng theo tất cả cách thức đã nêu trong sơ đồ trên.
-Gv: Hãy cho biết từ mượn là gì?
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv: Hãy chọn nhận định đúng trong những nhận định trên?
-Gv: Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như: săm, lốp, xăng, phanh có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min
 Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là từ mượn gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
-Gv: Hãy cho biết thế nào là từ Hán Việt?
 Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của tiếng Việt.
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv: Trong các quan niệm trên quan niệm nào đúng?
-Gv: Hãy cho biết thế nào là thuật ngữ?
-Gv: Biệt ngữ xã hội là gì?
 Thuật ngữ: Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong văn bản khoa học công nghệ.
 Biệt ngữ xã hội: Chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
-Gv: Thuật ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay?
 Có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người.
-Gv: Hãy liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội?
 Rèn luyện để nắm đầy đủ chính xác nghĩa của từ 
-Gv: Hãy cho biết các hình thức trau dồi vốn từ?
-Gv: Hãy giải nghĩa những từ ngữ?
 +Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của nước ngoài do đặc sứ đứng đầu.
 +Hậu duệ: Con cháu của người đã chết.
 +Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói.
 +Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật.
-Gv: Hãy sửa lỗi dùng từ của những câu trên?
I/Sự phát triển của từ vựng
1/Điền nội dung thích hợp
Các cách phát triển từ vựng
Phát triển nhĩa của từ
Phát triển số lượng từ
Từ ngữ mượn nước ngoài
Từ ngữ mới được cấu tạo
2/Dẫn chứng
-Phát triển nghĩa của từ: (dưa)chuột, (con)chuột (máy vi tính)
-Sự phát triển số lượng từ ngữ:
+Từ ngữ mới được cấu tạo: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ.
+Từ ngữ vay mượn nước ngoài: in-tơ-nét, cô-ta, sars
3/Thảo luận
III/Từ mượn
1/Khái niệm
2/Chọn nhận định đúng
-Chọn nhận định c
3/Thảo luận
-Nhóm từ: săm, lốp, xăng, phanh là từ mượn đã được Việt hóa.
-Nhóm từ: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là từ mượn chưa được Việt hóa
III/Từ Hán Việt
1/Khái niệm
2/Chọ quan niệm đúng
-Chọn b
IV/Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
1/Khái niệm
2/Vai trò của thuật ngữ
-Có tầm quan trọng trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ.
3/Liệt kê biệt ngữ xã hội
-Phao, trứng ngỗng, trúng tủ
V/Trau dồi vốn từ
1/Các hình thức
2/Giải thích nghĩa từ ngữ
-Bách khoa toàn thư: Từ điển ghi đầy đủ tri thức các ngành
-Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại hàng cạnh tranh của nước ngoài trên thị trường nước mình.
-Dự thảo: Bản thảo để đưa thông qua (dt)
3/Sửa lỗi
a)Béo bổ ->béo bở
b) Đạm bạc ->tệ bạc
c)Tấp nập ->Tới tấp
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
 1. Củng cố: 
 	?Những nội dung ôn tập ở trên các em đã được học ở lớp nào? (MĐNB)
	->HS trả lời theo nội dung đã chuẩn bị
	?Theo em số lượng từ mượn lớn nhất có nguồn gốc từ đâu? (MĐTH)
->Có nguồn gốc từ Trung Quốc.
 ?Em hãy tìm những thuật ngữ và biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh? (MĐVD)
 ->HS tự thực hiện, GV sửa chữa.
2. Hướng dẫn về nhà:
-Về ôn kĩ bài, làm bài tập còn lại. 
-Về soạn bài “Nghị luận trong văn bản tự sự”
KIỂM TRA 15 PHÚT
I/Phần I:Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc kỹ câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Câu thành ngữ “Khua môi múa mép” vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về chất	b. Phương châm về lượng
c. Phương châm qua hệ	d. Phương châm cách thức
Câu 2: Phép tu từ nào có liên quan đến phương châm lịch sự? 
a. Nhân hóa	b. Ẩn dụ	c. Hoán dụ	d. Nói giảm nói tránh
Câu 3: Câu “Ngựa là loài thú có bốn chân” vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về chất	b. Phương châm về lượng
c. Phương châm quan hệ	d. Phương châm cách thức
Câu 4: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì?
a. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp	
b. Hiểu rõ nội dung mình định nói
c. Biết im lặng khi cần thiết
d. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
II/Phần II : Tự luận(8 điểm):
Câu 1(6 điểm): Nối cột A với cột B sao cho đúng nghĩa.
A
B
1
Đồng âm
a
Các bộ phận hữu quan phối hợp một cách nhịp nhàng
2
Đồng bào
b
Cùng chí hướng cùng chung lý tưởng
3
Đồng bộ
c
Những người cùng sinh ra trong một cái bào thai
4
Đồng chí
d
Có vỏ âm thanh giống nhau
5
Đồng dạng
e
Truyện viết cho trẻ em
6
Đồng khởi
g
Có cùng một dạng như nhau
7
Đồng môn
h
Trẻ em còn nhỏ
8
Đồng niên
i
Lời hát dân gian của trẻ em
9
Đồng sự
k
Cùng vùng dậy trong một thời điểm
10
Đồng ấu
l
Cùng học một thầy hoặc một phái
11
Đồng dao
m
Cùng một tuổi
12
Đồng thoại
n
Những người cùng làm việc với nhau
Câu (2 điểm): Giải thích các thành ngữ sau:
-Bất di bất dịch
-Nhân vô thập toàn
HƯỚNG DẪN CHẤM
I/Phần I:Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trắc nghiệm đúng 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
a
d
b
a
II/Phần II :Tự luận(8 điểm):
Câu 1: ( 6 điểm): Nối đúng mỗi câu được 0.5 điểm.
A
B
1
Đồng bộ
a
Các bộ phận hữu quan phối hợp một cách nhịp nhàng
2
Đồng chí
b
Cùng chí hướng cùng chung lý tưởng
3
Đồng bào
c
Những người cùng sinh ra trong một cái bào thai
4
Đồng âm
d
Có vỏ âm thanh giống nhau
5
Đồng thoại
e
Truyện viết cho trẻ em
6
Đồng dạng
g
Có cùng một dạng như nhau
7
Đồng ấu
h
Trẻ em còn nhỏ
8
Đồng dao
i
Lời hát dân gian của trẻ em
9
Đồng khởi
k
Cùng vùng dậy trong một thời điểm
10
Đồng môn
l
Cùng học một thầy hoặc một phái
11
Đồng niên
m
Cùng một tuổi
12
Đồng sự
n
Những người cùng làm việc với nhau
Câu 2 : ( 2 điểm): Giải thích đúng mỗi câu được 1.0 điểm
-Viết không sai lỗi chính tả
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/Mục tiêu cần đạt
I-Kiến thức:
 1-Hiểu được thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự.
 2-Mục đích sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 3-Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
II- Kĩ năng:
 1-Nghị luận khi làm văn tự sự. 
 2-Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.
III- Thái độ:
 Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả yếu tố nghị luận trong khi viết văn tự sự.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và vai trò của nó.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Biết sử dụng hiệu quả yếu tố nghị luận trong khi làm văn tự sự. 
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 3’ 
 Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Có mấy cách đưa yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
-> Nội dung phần ghi nhớ. 
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu
 Trong khi kể, chúng ta không chỉ vận dụng phương thức miêu tả mà còn sử dụng cả nghị luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một ý kiến.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:20 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được vị trí và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-Năng lực hình thành: nhận biết yếu tố nghị luận và biết sử dụng nó trong văn bản tự sự 
-Hs: Đọc đoạn trích
-Gv: Đây là những suy nghĩ nội tâm của ai? Nhân vật ông giáo
 Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”
-Gv: Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận nào?
-Gv: Đoạn trích nêu lên vấn đề gì?
-Gv: Vấn đề trên được phát triển như thế nào?
-Gv: Để làm rõ luận điểm trên, người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào?
 Lập luận trên đưa ra như một quy luật tự nhiên.
 Về hình thức, đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếuthì, vì thếcho nên Các câu trong đoạn trích đều là những câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết.
-Gv: Vấn đề trên được kết thúc như thế nào?
 Tất cả các đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận phù hợp với tính cách nhân vật.
-Gv: Trong đoạn trích b Hoạn Thư đã nêu ra luận điểm nào?
 Trong đoạn trích, có thể thấy cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên toà. Trong phiên toà này, Kiều là quan toà buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình.
-Gv: Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư như thế nào?
“Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”
-Gv: Nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào tình thế như thế nào?
Nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào thế “khó xử”
Tha ra thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen
-Gv: Từ hai đoạn trích trên, sau khi tìm hiểu, em rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản tự sự?
-Gv: Trong đoạn văn nghị luận, người ta thường dùng những từ loại và câu nào?
 Câu miêu tả và trần thuật, khẳng định, phủ định với các cặp từ hô ứng nếu thì, không nhữngmà cònvà các từ lập luận: Tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, tóm lại
-Gv: Như vậy lập luận trong văn nghị luận là như thế nào?
-Gv: Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc”là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
I/Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1/Đoạn trích
a) Đoạn trích “Lão Hạc”
-Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta có cớ để tàn nhẫn và không thấy họ là những người đáng thương.
-Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỷ và tàn nhẫn là vì thị khổ quá.
+Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau
+Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai nữa.
+Vì cái bản tính tốt của con người ta bị những nỗi buồn đau ích kỷ che lấp mất.
-Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.
b) Đoạn trích “Kiều báo ân báo oán”
 Luận điểm
-Tôi là đàn bà nên ghen là chuyện thường tình.
-Ngoài ra tôi đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo.
-Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai.
-Nhưng dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ nhờ vào lòng khoan dung của cô.
2/Dấu hiệu và đặc điểm của lập luận
-Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lý lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
*Ghi nhớ :sgk
II/Luyện tập
1/Đoạn trích “Lão Hạc”
2/Hãy tóm tắt nội dung lý lẽ của Hoạn Thư
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
 1. Củng cố: 
 - Hs đọc ghi nhớ sgk.
	?Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? (MĐNB)
	->HS trả lời theo ghi nhớ SGK
	?Có phải văn bản tự sự nào cũng sử dụng yếu tố nghị luận không? (MĐTH)
	->Tùy vào đối tượng tự sự để sử dụng yếu tố nghị luận cho phù hợp.
	?Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ? (MĐVD)
 ->HS tự thực hiện, GV sửa chữa.
2. Hướng dẫn về nhà:
Về học bài, soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá”
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 Huy Cận
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 1-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 2-Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động ngư dân trên biển
 3-Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
II-Kĩ năng:
 1-Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại
 2-Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại.
III-Thái độ:
 Giáo dục ý thức trân trọng những con người yêu lao động và lao động hăng say trong thời kì xây dựng đất nước.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 1-Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động ngư dân trên biển
 2-Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giả

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc