Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Móng Cái

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Móng Cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Móng Cái
UBND THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2016 -2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Họ, tên, chữ kí của giáo viên coi kiểm tra
..............................................................................
Câu 1 (2,5 điểm).	
a, Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy .
b, Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép.
c, Qua bài thơ “ Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu)
Câu 2 (1,5 điểm).
a, Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 - Nói băm nói bổ.
 - Nửa úp nửa mở.
b, Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì?
Câu 3 (1,0 điểm).
 Cho các câu sau: 
a, Em có chân trong đội tuyển bóng đá của nhà trường.
b, Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
 Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ chân trong các câu trên. 
Câu 4 (5,0 điểm).
	Thay lời nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, hãy kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin làng cải chính.
____________________Hết______________________
Họ và tên học sinh:..................................................................................................................... Lớp 9 .........................
UBND THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: NGỮ VĂN 9 (Đề chính thức)
Câu 1: (2,5 điểm)
a, Học sinh nhớ và viết lại chính xác khổ thơ cuối của bài thơ (0,5 điểm)
b, Xác định đúng từ láy: vành vạnh, phăng phắc (0,5 điểm). 
- Xác định: Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh. Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc (0,5 điểm).
c, Viết đúng hình thức 1 đoạn văn từ 6 đến 8 câu, các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ 
Nội dung:
+ Nêu được thái độ sống: Uống nước nhớ nguồn: Nhớ ơn cội nguồn, cha mẹ, thầy cô, sống ân nghĩa thủy chung, sống có trước có sau không được quên đi quá khứ. (0,5 điểm) 
 + Bằng các việc làm, hành động cụ thể để thể hiện truyền thống nhớ ơn: chăm ngoan, học giỏi, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô.Tri ân, tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ : Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, dọn dẹp đài tưởng niệm liệt sĩ (0,5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
a, Giải nghĩa các thành ngữ và nêu phương châm hội thoại có liên quan.
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo - Phương châm lịch sự .(0,5 điểm)
- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết - Phương châm cách thức. ( 0,5 điểm)
b, Khi giao tiếp cần chú ý : nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói ngắn gọn, rành mạch, tế nhị và tôn trọng người khác ‎(0,5 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
a,Từ chân (có chân trong đội tuyển): chuyển theo phương thức hoán dụ.
b,Từ chân (chân mây): chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Câu 4: (5,0 điểm)
1. Yêu cầu:
- Hình thức: Thể loại văn tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm với các hình thức độc thoại, đối thoại; bố cục gồm 3 phần, trình bày mạch lạc, vận dụng ngôi kể thứ nhất. 
- Nội dung: 
a/ Mở bài: Giới thiệu bản thân mình là ông Hai, khái quát chung được tâm trạng của ông Hai
b/Thân bài: 
- Kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai theo trình tự: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông: sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cử chỉ: cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã.
- Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ.
- Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.
- Tâm trạng khi nghe tin làng cải chính: vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chợ Dầu không theo giặc. 
c/ Kết bài: Khái quát về tâm trạng, tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước của ông Hai..
2. Biểu điểm:
- Điểm 4,0- 5,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận một cách linh hoạt, chữ viết sạch sẽ, không mắc các lỗi: dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Điểm 3,0 - 3.75: Đảm bảo các yêu cầu trên. Kết hợp các yếu tố tương đối linh hoạt, còn sai một số lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1,0 - 2,75: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song sắp xếp một số ý còn lộn xộn; trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi câu, diễn đạt.
- Điểm dưới 1,0: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên hoặc lạc đề.
	* Chú ý: Trên đây là những gợi ý chính, khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_ky_I_mon_Van_9_nam_hoc_20162017.doc