Dạy văn và đạo văn

doc 15 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1420Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy văn và đạo văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy văn và đạo văn
DẠY VĂN VÀ ĐẠO VĂN
 Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc download các tài liệu, tác phẩm trên mạng về tham khảo hoặc sử dụng không còn là chuyện quá mới mẻ. Song đó luôn là chuyện đáng phải bàn khi người sử dụng là ai, sử dụng vào mục đích gì, sử dụng như thế nào. Sử dụng các thông tin có sẵn, đa dạng để tham khảo, để bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình là chuyện nên làm cho dù người đó là ai, làm nghề gì. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, vô tình hoặc cố tình, nhiều người đã sẵn sàng copy y nguyên cả những đoạn văn, có khi là gần như một tác phẩm của người khác về làm của mình. Đây là những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người làm công tác giáo dục. Hàng năm, mỗi thầy cô giáo đều phải tích lũy kinh nghiệm, đúc rút để viết sáng kiến kinh nghiệm, nhưng những SKKN đó được viết như thế nào? Tiến sỹ Hà Thanh Vân, một người được mệnh danh là “dũng sĩ diệt đạo văn”, đã từng phát biểu: “Đôi lúc cũng vì mắc “bệnh thành tích” mà người viết sáng kiến kinh nghiệm tìm mọi cách, mọi hình thức “đạo văn” của ai đó, biến cái không thể thành cái có thể, biến cái của người khác thành cái của mình để mong đạt danh hiệu thi đua, có cái “chém gió” với đồng nghiệp” Tiến sỹ cũng rất băn khoăn, trăn trở: “Thời gian gần đây, ngồi hội đồng chấm luận văn cao học, có một em đang là giáo viên dạy văn ở một trường trung học phổ thông nổi tiếng ở TP.HCM cũng chép 80% từ một luận văn khác. Tôi cứ băn khoăn trường hợp này mãi vì bản thân em ấy cũng là giáo viên dạy văn, không hiểu em ấy sẽ dạy dỗ học trò như thế nào?” 
Chuyện nhiêù cô giáo dạy văn dạy học sinh theo văn mẫu (một hình thức đạo văn), thui chột đi óc sáng tạo của các em, vô tình dạy các em ăn cắp văn của người khác thành của mình, không phải là chuyện của một người. Những câu chuyện cười ra nước mắt như học sinh cấp một thành phố tả con bò rất hay nhưng khi được về quê “mục sở thị” thì em lại chỉ vào con lợn; tả bà thì nhất thiết phải tóc bạc, răng móm, nhai trầu bỏm bẻm .... Lý do thì rất nhiều, nhưng một trong những lí do là chính các cô còn đi đạo văn của người khác về làm văn của mình, thì các cô cũng sẽ đánh giá sao đây về văn chương của học sinh. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến học sinh ngày càng quay lưng lại với môn Văn?
Đây là một câu chuyện có thực ở trường THCS thị trấn Yên Bình. Cô giáo dạy Văn này đã copy đến 70% từ hai SKKN có sẵn trên mạng của hai tác giả là Le Tam, trường THCS Thiệu Dương (SKKN 2002-2003) và Đào Thị Ánh Tuyết, trường THCS Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương (SKKN 2008-2009) về làm SKKN 2012-2013 của mình. Hài hước hơn nữa, SKKN này được phòng GD và ĐT Yên Bình đánh giá xếp loại xuất sắc!!!!Các bạn chỉ cần vào Google, đánh “Sử dụng tranh ảnh minh họa trong dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6”, các bạn sẽ thấy rất rõ. Các bạn cũng sẽ được thưởng thức trình độ văn chương của một cô giáo tự nhận là “dạy giỏi”, “thực sự yêu nghề” với kinh nghiệm gần 15 năm dạy Văn qua các câu cú ngữ pháp, cách sử dụng dấu câu trong SKKN ở những đoạn hiếm hoi khi phải tự viết. Bài viết này chỉ đưa ra một số minh chứng nhỏ, các bạn có thể tìm đọc 3 tác phẩm trên để có được sự so sánh hoàn hảo nhất!
SKKN đi ăn cắp
SKKN có sẵn trên mạng
Sử dụng tranh ảnh minh họa trong dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6 bậc THCS
(bất kì ai cũng biết lớp 6 là bậc THCS, cô này cố tình thêm vào để cho nhan đề SKKN khác đi tí chút, nhưng lại quá thừa, thành ra ngớ ngẩn)
Ngày nay phương tiện dạy học có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy học, đặc biệt khi mà công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ mạnh và ứng dụng hết sức rộng rãi. Tranh minh hoạ không chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ mà đã trở thành công cụ nhận thức. 
Để nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, các phương tiện dạy học vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện minh hoạ cho bài học, vừa là phương tiện để thực hiện các thao tác của quá trình dạy học, là nguồn kiến thức khi nó được dùng để khai thác kiến thức, là phương tiện minh hoạ khi nó được sử dụng để làm rõ nội dung đã được thông báo trước đó.
Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời mới về sự sáng tạo. Bộ môn Ngữ văn 6 đang trên con đường đổi mới cũng phải tuân theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy "học sinh làm trung tâm", coi hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Học sinh được hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để lĩnh hội tri thức học sinh có thể đọc, phân tích văn bản thông qua hoạt động chỉ đạo của giáo viên.
Việc dạy học phần đọc hiểu văn bản trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn ngữ được thể hiện qua sự sáng tạo độc đáo của các tác giả. Xét về cấu tạo, hình tượng bao hàm cái riêng và cái phổ biến, cái cụ thể và cái trừu tượng, khái quát và sinh động, xúc động cảm tính và ý nghĩa tư tưởng, nội dung và hình thức... Chính sự thống nhất của các mặt đối lập ấy đã tạo ra sức mạnh riêng biệt của văn chương nghệ thuật.
(Trời ơi, copy y nguyên cả đoạn, không sót, không thừa một chữ nào, nhưng cũng cố tình đảo các đoạn đi để hòng đánh lạc hướng!)
	Hình tượng nghệ thuật có khả năng tạo ra những tác động không hạn chế, gợi lên trường liên tưởng bất tận. Hình thức nghệ thuật văn học bao giờ cũng mang tính đa nghĩa. Nó như khối diện nhiều màu, tuỳ theo chỗ đứng, cách nhìn của người tiếp nhận mà phát hiện ra những vẻ đẹp khác nhau của nó. Vì vậy, khi dạy phân môn đọc hiểu văn bản, người giáo viên vừa phải là một nhà sư phạm, vừa phải là một người nghệ sĩ để cố gắng làm nổi bật được sự rung động thẩm mỹ sâu sắc của tác phẩm khiến cho học sinh say mê, thích thú.
(Đoạn này cô đã cố gắng sửa MỘT VÀI CHỮ so với phiên bản gốc!)
Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS Thị trấn Yên Bình.
(Copy y nguyên cả LỜI DẪN, thay mỗi tên trường! Thảm hại quá!)
 Đặc biệt năm học 2012-2013 này tôi được giảng dạy hai lớp 6 (6C; 6D) đây là học sinh từ bậc Tiểu học mới lên nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, bỡ ngỡ trong cách học bài, bỡ ngỡ trong cách tiếp thu bài, trong cách nghi chép bài. 
(Đây là đoạn cô giáo dạy văn này tự viết, đã cố gắng thêm một vài câu nhưng các bạn hãy xem cách dùng dấu câu!)
Để giúp các em làm quen bản thân tôi luôn cố gắng phát huy tính tự giác, tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao nhiệm vụ dạy học, đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn 6.
(đoạn này thêm được chữ “Để giúp các em làm quen”)
Vì theo quan niệm biện chứng thì quá trình nhận thức nói chung của con người là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi quay lại thực tiễn và ngược lại. Theo quy luật đó, muốn nhận thức được phải trải qua quá trình phản ánh (nhận biết) và không có sự nhận biết nào sinh động, toàn diện hơn khi được trực tiếp tiếp xúc với kênh hình. Thông qua bức hình minh hoạ, học sinh có thể nhận biết nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Do đó, việc sử dụng tranh ảnh là việc làm cần thiết cho bài giảng phân môn đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6.
(có sáng tạo đây! J)
Ngày nay, do sự phát triển chung, nhận thức của học sinh ngày càng cao và nhanh nhạy. Đứng trước tình hình đó, trong mỗi giờ dạy Văn, giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng phải phân tích để rút ra nội dung bài học mà chỉ cần thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở giúp các em tự phân tích, đánh giá, rút ra những cái hay cái đẹp, những tình cảm ý tưởng được thể hiện qua bức tranh. Học sinh có thể có những phát hiện nội dung kiến thức bài học qua quan sát tranh ảnh, học sinh sẽ có những suy nghĩ, cảm nhận một cách mới mẻ và toàn diện với “bức tranh ngôn ngữ” của tác giả đã gợi lên mà chưa nói hết được.
Để đạt được điều đó, cùng một lúc khi giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện nhiều phương pháp, thao tác với những hoạt động cụ thể trong tiết dạy như: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, phân tích các chi tiết, hình ảnh, hệ thống câu hỏi, lời giảng bình,... làm nổi bật nội dung ý nghĩa văn bản. Nhưng theo tôi, một thao tác khá quan trọng, không thể thiếu và góp phần không nhỏ khi dạy tiết đọc hiểu văn bản là sử dụng kênh hình (tranh, ảnh minh họa...) giúp học sinh dễ dàng quan sát tưởng tượng, chủ động rút ra những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về bài học.
(sáng tạo quá!)
Với tinh thần "bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản", tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này. Ngoài những bộ tranh ảnh cấp phát Bộ Giáo dục - Đào tạo thì tôi cũng đã sử dụng một số phương tiện dạy học khác như: Phiếu thảo luận, sơ đồ, biểu bảng do giáo viên tự chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải mất nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu (ví dụ máy chiếu được thay thế bằng bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm một số bức tranh minh hoạ,...).
Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động 
sáng tạo ở học sinh. Bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh cần hướng học sinh vào "hoạt động học tập tích cực". Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề. 
(Từ văn bản pháp luật được copy từ SKKN của tác giả Le Tam, cô giáo này đã biến thành văn của mình với những câu chữ hết sức ngô nghê, không chủ ngữ.....)
Bên cạnh đó học sinh được mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học như giáo viên sử dụng: máy chiếu, tranh ảnh, biểu bảng, phiếu thảo luận để các em khắc sâu hơn bài học. Giữa văn bản, phương tiện dạy học với học sinh có tác động qua lại với nhau tạo mối liên hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất (học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa; phương tiện dạy học là chìa khoá). Chính vì điều này tôi đã nghiên cứu
“ Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tranh ảnh minh họa trong dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6 bậc THCS”
(Trời ơi, câu cú kiểu gì đây hỡi cô giáo dạy văn?Dấu câu được sử dụng hết sức “tinh xảo”!!!!!!!)
......................................................
Đây là tác phẩm cùng tên của tác giả Đào Thị Ánh Tuyết, trường THCS Hiệp Cát, huyện Nam Sách, Hải Dương, SKKN 2008-2009(nguồn: Google )
Sử dụng tranh ảnh minh họa trong dạy Ngữ văn THCS
Ngày nay phương tiện dạy học có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy học, đặc biệt khi mà công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ mạnh và ứng dụng hết sức rộng rãi. Tranh minh hoạ không chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ mà đã trở thành công cụ nhận thức. 
Để nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, các phương tiện dạy học vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện minh hoạ cho bài học, vừa là phương tiện để thực hiện các thao tác của quá trình dạy học, là nguồn kiến thức khi nó được dùng để khai thác kiến thức, là phương tiện minh hoạ khi nó được sử dụng để làm rõ nội dung đã được thông báo trước đó.
Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời mới về sự sáng tạo. Bộ môn Ngữ văn 6 đang trên con đường đổi mới cũng phải tuân theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy "học sinh làm trung tâm", coi hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Học sinh được hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để lĩnh hội tri thức học sinh có thể đọc, phân tích văn bản thông qua hoạt động chỉ đạo của giáo viên.
Việc dạy học phần đọc hiểu văn bản trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn ngữ được thể hiện qua sự sáng tạo độc đáo của các tác giả. Xét về cấu tạo, hình tượng bao hàm cái riêng và cái phổ biến, cái cụ thể và cái trừu tượng, khái quát và sinh động, xúc động cảm tính và ý nghĩa tư tưởng, nội dung và hình thức... Chính sự thống nhất của các mặt đối lập ấy đã tạo ra sức mạnh riêng biệt của văn chương nghệ thuật.
 Hình tượng nghệ thuật có khả năng tạo ra những tác động không hạn chế, gợi lên trường liên tưởng bất tận. Hình thức nghệ thuật văn học bao giờ cũng mang tính đa nghĩa. Nó như khối diện nhiều màu, tuỳ theo chỗ đứng, cách nhìn của người tiếp nhận mà phát hiện ra những vẻ đẹp khác nhau của nó...... Vì vậy, khi dạy học, người giáo viên vừa phải là một nhà giáo, vừa phải là một người nghệ sĩ đa tài lầm thế nào để làm nổi bật được sự rung động thẩm mỹ sâu sắc của tác phẩm khiến cho học sinh say mê, thích thú.
Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 trường THCS Thiệu Dương. 
(Le Tam, nguồn Google)
Bản thân tôi luôn cố gắng phát huy tính tự giác, tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao nhiệm vụ dạy học, đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn 6.
Vì theo quan niệm biện chứng thì quá trình nhận thức nói chung đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi quay lại thực tiễn và ngược lại. Theo quy luật đó, muốn nhận thức được phải trải qua quá trình phản ánh (nhận biết) và không có sự nhận biết nào sinh động, toàn diện hơn khi được trực tiếp quan sát tranh ảnh minh họa. Thông qua bức hình minh hoạ, học sinh có thể nhận biết nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Vì thế, việc sử dụng tranh minh họa là cần thiết cho bài giảng.
Ngày nay, do sự phát triển chung, nhận thức của học sinh ngày càng cao và nhanh nhạy. Đứng trước tình hình đó, trong mỗi giờ dạy Văn, giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng phải phân tích để rút ra nội dung bài học mà chỉ cần thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở giúp các em tự phân tích, đánh giá, rút ra những cái hay cái đẹp, những tình cảm ý tưởng được thể hiện qua bức tranh. Học sinh có thể có những phát hiện nội dung kiến thức bài học qua quan sát tranh ảnh, học sinh sẽ có những suy nghĩ, cảm nhận một cách mới mẻ và toàn diện với “bức tranh ngôn ngữ” của tác giả đã gợi lên mà chưa nói hết được.
Để đạt được điều đó, giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều thao tác (phương pháp) với những hoạt động cụ thể trong tiết dạy như: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, phân tích các chi tiết, hình ảnh, hệ thống câu hỏi, lời giảng bình làm nổi bật nội dung ý nghĩa văn bản. Song một thao tác khá quan trọng, không thể thiếu và góp phần quan trọng khi dạy tiết đọc hiểu văn bản là sử dụng tranh, ảnh minh họa giúp học sinh quan sát tưởng tượng, chủ động rút ra những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về bài học.
Với tinh thần "bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản", tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này. Ngoài ra Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số bức tranh, còn các phương tiện dạy học khác như: Phiếu thảo luận, sơ đồ, biểu bảng tự giáo viên chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải tự sáng chế (ví dụ máy chiếu được thay thế bằng bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm một số bức tranh minh hoạ,...)
Và đây là tác phẩm của tác giả Le Tam (Nguồn: Google)
Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn Ngữ văn 6
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Cơ sở lý luận 
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo Luật giáo dục (1998): 
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh.
 - Bồi dưỡng phương pháp tự học. 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ, trong đó định hướng đầu tiên là căn bản. Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất cần hướng học sinh vào "hoạt động tích cực". Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề. Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời mới về sự sáng tạo. Bộ môn Ngữ văn 6 đang trên con đường đổi mới cũng phải tuân theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy "học sinh làm trung tâm", coi hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Học sinh được hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để lĩnh hội tri thức học sinh có thể đọc, phân tích văn bản thông qua hoạt động chỉ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó học sinh được mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học và giáo viên sử dụng: máy chiếu, tranh ảnh, biểu bảng, phiếu thảo luận . Giữa văn bản, phương tiện dạy học với học sinh có tác động qua lại với nhau tạo môi liên hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất (học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa; phương tiện dạy học là chìa khoá). 
2. Cơ sở thực tiễn 
Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 trường THCS Thiệu Dương. Bản thân tôi luôn cố gắng phát huy tính tự giác, tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao nhiệm vụ dạy học, đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn 6. Với tinh thần "bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản", tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này. Ngoài ra Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số bức tranh, còn các phương tiện dạy học khác như: Phiếu thảo luận, sơ đồ, biểu bảng . tự giáo viên chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải tự sáng chế (ví dụ máy chiếu được thay thế bằng bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm một số bức tranh minh hoạ, .). Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên khiến tôi chọn viết sáng kiến "Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn Ngữ văn 6".
Đọc kĩ các đoạn văn trên, các bạn sẽ thấy cô giáo dạy văn này đã copy không sót một chữ tác phẩm của tác giả Le Tam!!!
Bên cạnh đó học sinh được mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học như giáo viên sử dụng: máy chiếu, tranh ảnh, biểu bảng, phiếu thảo luận .... Giữa văn bản, phương tiện dạy học với học sinh có tác động qua lại với nhau tạo mối liên hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất (học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa; phương tiện dạy học là chìa khoá).
Theo nguyên tắc trích dẫn thì cô giáo “dạy giỏi “này đã đạo văn một cách trắng trợn, không phải chỉ copy vài câu chữ mà còn “bê” nguyên văn cả đoạn văn không hề trích dẫn tên tác giả, mà chỉ thay đổi vị trí các đoạn văn!!!!!
Không những đạo văn phần lý luận, phần được cho là tương đối khó với một giáo viên chỉ chủ yếu là giảng dạy thực tế, cô giáo này còn đạo y nguyên cả phần nội dung của SKKN:
SKKN đi ăn cắp
SKKN của Đào Thị Ánh Tuyết
Trong tiết đọc hiểu văn bản, giới thiệu bài là một hoạt động không thể thiếu. Đây là hoạt động đầu tiên tạo ấn tượng cũng như gây tâm thế, hứng thú giúp học sinh chuẩn bị tiếp cận văn bản một cách tích cực. Có rất nhiều cách giới thiệu bài khác nhau, thông thường thì giáo viên hay dùng lời dẫn, giới thiệu nội dung khái quát của văn bản để vào bài. Song sẽ gây ấn tượng sinh động hơn khi giáo viên đồng thời vừa có lời dẫn vừa đưa ra treo (hoặc chiếu) tranh, ảnh minh họa cho học sinh quan sát. Để rồi từ trực giác đầu tiên ấy, các em sẽ có thể cảm nhận được một cách khái quát về nhân vật, quanh cảnh, sự vật, sự việc,... mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm sắp học.
...... Tô Hoài là một tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của ông - “Dế Mèn phiêu lưu kí”- mặc dù đã ra đời cách đây gần khá lâu nhưng vẫn luôn được độc giả nâng niu đón nhận. Hàng triệu bạn đọc ở mọi lứa

Tài liệu đính kèm:

  • docViet_SKKN_thoi.doc