Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tân Trường

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1438Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Tân Trường
PHÒNG GD &ĐT CẨM GIÀNG
Tr­êng THCS t©n tr­êng
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi gồm: 03 câu, 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Sự ảnh hưởng và sáng tạo của Nguyễn Du về cảnh mùa xuân trong hai dòng thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
 (Cảnh ngày xuân, trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
So với cảnh mùa xuân trong hai câu thơ cổ của Trung Quốc:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê điểm mấy bông hoa)
Câu 2. (3,0 điểm) 
 Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm. (C. Bôvi).
 Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu nói trên.
Câu 3. (5,0 điểm) 
 Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua các tác phảm văn học trung đại : Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu. 
.Hết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 9
(Hướng dẫn chấm gồm: 5 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2điểm)
a. Yêu cầu về hình thức
- Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Cảm thụ tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
 - Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Yêu cầu về nội dung: : Học sinh có thể có nhiều phát hiện, nhiều cách viết nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:
- Dựa vào hai câu thơ cổ Trung Quốc, bằng sức sáng tạo của mình, ông đã mang đến cho Truyện Kiều một nét xuân đầy lãng mạn.
+ Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ câu thơ cổ Trung Quốc. Ta thấy ở câu thơ của ND và Câu thơ cổ Trung Quốc đều có hình ảnh của cỏ, của trời, của cành lê vài bông hoa. Tuy nhiên trong câu thơ của Nguyễn Du, ông lại có những sáng tạo đầy mới mẻ khác biệt, tạo nên bức tranh xuân đầy mới mẻ và tinh khôi.
+ Nếu câu thơ cổ Nguyễn Du chỉ nói tới cây cỏ với hương thơm mùa xuân thì Nguyễn Du lại viết là “cỏ non”cỏ ở đây vừa có sự tươi non mơn mởn tràn đầy sức sống vừa tạo ra hương sắc ở từ cỏ non . Câu thơ cổ Trung Quốc viết: Phương thảo liên thiên bích - có nghĩa là cỏ non liền với trời xanh. Màu xanh hương của cỏ nối tiếp liền với màu trời xanh ngọc của chân trời , ta có cảm tưởng chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Còn Nguyễn Du viết: “Cỏ non xanh tận chân trời”- Gam màu nổi bật là màu xanh non , mát dịu, là màu của cỏ hòa với màu chân trời , mở ra nét rộng mở , trong trẻo đến lạ thường, mở ra không gian mênh mông , thoáng đãng, là bức phông nền tuyệt đẹp cho hương mùa xuân. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Du .
- Ở câu thơ thứ hai trong câu thơ cổ Trung Quốc, đường nét của cành lê thanh mảnh điểm vài bông hoa.Còn sự sáng tạo của Nguyễn Du ở câu này thật đặc sắc: Nguyễn Du nói được cả sắc trắng của hoa, đường nét của cành lê, thêm vài bông hoa lê màu trắng là hình ảnh nổi bật trên nền xanh của cỏ và trời . Đó là sáng tạo của Nguyễn Du 
- Ông còn sáng tạo hơn khi sử dụng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp “ cành lê trắng điểm”vừa tạo ra sự đối ứng của hình ảnh, màu sắc (Cành lê trắng- cỏ non)vừa tạo ra yếu tố bất ngờ: cành lê như chăm chút, tô điểm cho mùa xuân đem vào bức tranh màu trắng tinh khôi. Cảnh vật nhờ thế sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Nguyễn Du còn thành công hơn khi ông chuyển những câu thơ năm chữ thành câu thơ lục bát tuyệt hay . Điều này càng bộc lộ được sắc trắng của hoa lê và màu xanh của cỏ non như hòa quyện đến mức tuyệt diệu . Tất cả đều gợi lên nét xuân mới mẻ ,thanh khiết, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
* Đánh giá: Nguyễn Du đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc đó là sự sáng tạo thật độc đáo và tài tình của tác giả, bằng vài nét chấm phá thật đơn sơ, thanh nhã cảnh vật mùa xuân hiện lên tươi trẻ, tràn đầy sức sống...
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
0,25 điểm 
0,25 điểm
(0,25đ)
2
(3điểm)
 1. Yêu cầu về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Bảo đảm bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lập luận chặt chẽ.
- Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách lập luận song bài viết cần đảm bảo theo định hướng sau: 
a. Mở bài:- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần bàn luận
b. Thân bài:
* Giải thích: 
- Giả dối: là không chân thực, luôn tìm cách lừa gạt người khác để đạt mục đích của mình. 
- “Những người bạn giả dối”: là những người sống với bạn không thật lòng, chỉ dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng bạn nhằm thực hiện những mưu đồ lợi ích riêng tư cho chính bản thân.
- So sánh giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm. Ý này học sinh cần giải thích làm rõ: 
+ Ý nghĩa tả thực: khi ta ra ngoài nắng ấm thì chiếc bóng luôn luôn xuất hiện ở bên cạnh ta; khi ta vào trong bóng râm phản chiếu của ánh nắng không còn thì bóng ta sẽ mất đi. Đó là một hiện tượng vật lý khách quan mang tính tất yếu. 
+ Ý nghĩa biểu tượng: Hàm ý “nắng ấm” có thể hiểu đó là khi ta có cuộc sống có thể là thành đạt, khá giả, sung túc, vinh quang, thuận lợi thì lúc ấy “những người bạn giả dối” bám theo ta để nương tựa, nhờ đỡ, lợi dụng ta vì lợi ích nào đó cho chính bản thân. Ngược lại bóng râm có thể hiểu đó là lúc ta rơi vào cảnh thất cơ, lỡ vận, khó khăn, hoạn nạn, thì sự giả dối ấy của họ tất yếu hiện hình, lộ rõ, rời bỏ ta vì biết rằng bám theo ta cũng không có thêm được lợi ích gì. 
* Chứng minh:
- Tình bạn hiểu đúng nghĩa là người quen biết, do hợp tình, hợp ý, cùng chí hướng tạo nên sự gắn bó mật thiết, để nương tựa giúp đỡ cho nhau cùng tiến bộ, cùng nhau tâm tình, chia sẻ những nỗi niềm khi vui cũng như khi buồn, giúp nhau để vượt qua những lúc hiểm nghèo, khó khăn, hoạn nạn 
- Người bạn tốt, chân thật không bao giờ bỏ ta, phản bội ta lúc khó khăn nhất của cuộc đời. 
- Bạn tốt là chỗ dựa tinh thần giúp xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan mọi nỗi buồn phiền, giúp con người có niềm tin và thêm vững vàng trong cuộc sống. 
- Trong cuộc đời mỗi người, có được một người bạn tốt đó là một hạnh phúc. 
- Tình bạn đẹp, trong sáng làm nên nét đẹp văn hóa, là nền tảng góp phần xây dựng xã hội văn minh.
* Bàn luận mở rộng: 
- Câu nói của C.Bôvi nhằm lên án, phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, đó không phải là tình bạn chân chính, mà là những con người dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng cho cá nhân một cách thấp hèn, ích kỉ, không có nhân cách. 
- Bài học cho mọi người về cách chọn bạn, chọn người để chia sẻ, tâm sự và đồng hành trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.
- Câu nói giúp mỗi người nhận thức đúng đắn về tình bạn và giá trị của người bạn tốt đồng thời là lời khuyên hãy biết trân trọng, nâng niu tình bạn đẹp mà mình đang có.
c. Kết bài:- Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học , liên hệ.
0,25 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3
(5điểm)
1. Yêu cầu:
 a. Về hình thức:
- Bài làm đúng thể loại nghị luận văn học: Nghị luận chứng minh.
- Bảo đảm bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập luận chặt chẽ.
- Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
b. Về nội dung:
	Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng bài viết cần theo định hướng sau: 
+Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua ba tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu. 
+Thân bài: Học sinh có nhiều cách thể hiện suy nghĩ của mình, song cần đảm bảo bảo các nội dung cơ bản sau:
*Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn:là vẻ đẹp thuộc về phẩm chất bên trong của người phụ nữ - vẻ đẹp không dễ gì nhìn thấy được. 
*Chứng minh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua các tác phẩm.
- Người phụ nữ trong ba văn bản mang những nét đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh.
 + Họ là những người phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nương “tính tình thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”; Thuý Kiều “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”...Học sinh phân tích để thấy được vẻ đẹp của họ.
 + Họ là những người phụ nữ đảm đang, tháo vát: khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa lo chuyện gia đình, nuôi dạy con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Thúy Kiều bán mình chuộc cha- phận nữ nhi nhưng gánh vác việc gia đình.... Học sinh phân tích để thấy được vẻ đẹp của họ.
 + Họ là những người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu và đầy tình yêu thương....
* Vũ Nương: Là người con hiếu thảo, Là người vợ thuỷ chung, thương yêu chồng con tha thiết. 
+ Đối với mẹ chồng.
Là người hiếu thảo với mẹ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, lo thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ ốm; lo “ma chay tế lễ” chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình khi mẹ mất. Học sinh phân tích đươc lời trăng trối của mẹ chồng trước khi chết để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người con dâu hiếu thảo.
+ Đối với chồng:- Khi Trương Sinh ở nhà ‘Giữ gìn khuôn phép” khi Trương sinh đi lính” gót liễu tường hoa chưa hề bén gót” 
 - Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, đau khổ đến cùng cực, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình
+ Đối với con: Chăm sóc con chu đáo, yêu thương con hết mực, bù đắp tình cảm cho con khi chồng vắng nhà( nàng thường chỉ bóng mình trên vách...)
* Thuý Kiều: 
+ Là người con hiếu thảo: Gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều đã quyết định hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình chuộc cha và em. Thúy Kiều đã đặt “chữ” hiếu lên trên chữ “tình”. Và khi bị Lừa vào lầu xanh nàng không nguôi nỗi nhớ về gia đình: Xót người tựa cửa hôm mai: quạt nồng áp lạnh những ai đó giờ”. Nàng đã hình hung thấy hình bóng cha mẹ già cứ tựa cửa ngóng tin nàng. Kiều rất kính trọng tấm lòng cao cả ấy của mẹ dành cho mình . Bởi thế nàng lại càng day dứt tự trách mình. Không chăm lo phụng dưỡng cha mẹ già. Qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo , lòng vị tha củu nàng . Nàng như quên hẳn nỗi đau khổ trong hiện tại để sống trong tâm tưởng với người yêu với mẹ già.
+ Là người con gái trong trắng, thuỷ chung, giàu lòng vị tha: dù phải mười lăm năm lưu lạc, nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ chàng Kim, lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi khi tình yêu của hai người bị tan vỡ.Khi ở lầu Ngưng Bích Kiều đã “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng; tin sương luống những rày trông mai chơ”- Kiều nhớ lại những kỉ niệm đẹp của mối tình đầu trong sáng giữa nàng và Kim Trong. Lời hen ước và hén rượu thề dưới đêm trăng sáng vằng vặc: Vầng trăng vằng vặc giữa trời; Đinh ninh hai mặt một lời song song”. Chén rượu thề còn đó mà nay mỗi người một ngả.Nàng còn hình dung thấy ở nơi Lưu Dương cách trở, chàng Kim Trọng cũng đang hướng về nàng “tin sương luống những rày trông mai chờ”. Đây chính là tiếng nói từ trong sâu thẳm trái tim của nàng. Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỏ máu . Nhớ thương tha thiết người mà mình yêu dấu. Càng nhớ về kỉ niệm của mối tình đầu trong sáng nàng lại càng đau đớn, xót xa.
* Kiều Nguyệt Nga.
- Một cô gái thùy mị, nêt na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường:(quân tử- tiện thiếp), cách nói năng văn vẻ, mực thước, khuôn phép( làm con đâu dám cãi cha, chút tôi liễu yếu đào tơ...), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi an cần của Vân Tiên, vừa bộc lộ chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
- Một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng:” Lâm nguy chẳng gặp giải nguy- Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.”Nguyệt Nga coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ:” Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Bởi vậy cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó suốt đời với chàng hào hiệp ấy, dám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng.
*Đánh giá: Các tác giả văn học trung đại đều rất thành công khi khắc học về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là cái nhìn tiến bộ , mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu những người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội xưa. Họ là hiện thân của những người phụ nữ đẹp trong văn học trung đại.
+Kết bài:Khẳng định, đánh giá lại vấn đề..
 - Ngày nay vẻ đẹp đó luôn được tôn thờ và phát triển phù hợp với thời đại
 - Nhà văn Nga A.Sê-khốp nhận định: Sắc đẹp tâm hồn là sắc đẹp lâu dài và được quý trọng nhất”.
 (Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh.)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
	 	 ~~~~~~~~~~~~~~~~Hết~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_NGU_VAN_9_TT.doc