Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Trung Sơn

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5764Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Trung Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Trung Sơn
TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN 
TIẾT 74: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
MễN : NGỮ VĂN 9
( Thời gian làm bài: 45 phỳt)
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Các mức độ kiến thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
 Mức độ thấp
 Mức độ cao
1. Hoạt động giao tiếp
- Nhớ khái niệm xưng hô trong hội thoại
- Nhận biết phương châm hội thoại trong giao tiếp
- Biết chuyển đổi câu theo lối dẫn gián tiếp 
Số câu: 4 
Số điểm: 3.5 
Tỉ lệ %: 35%
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5%
Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ %:10% 
Số câu: 1
 Số điểm: 2
 Tỉ lệ %:20%
2. Các lớp từ
- Nhớ đặc điểm của từ ngữ
-Nắm được khái niệm cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Số câu: 5
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ %:25% 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5% 
Số câu: 1
 Số điểm: 2
 Tỉ lệ %:20% 
3. Mở rộng và trau dồi vốn từ
- Nhận biết phương thức phát triển vốn từ
- Hiểu lỗi thường gặp khi dùng từ
Số câu: 2 
Số điểm: 1
 Tỉ lệ %:10%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
 Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5% 
 Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5% 
4. Các phép tu từ từ vựng
- Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể
Số câu: 1
Số điểm: 3
 Tỉ lệ % :30% 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 3
 Tỉ lệ % :30% 
Tổng cộng
Số câu: 3
 Số điểm: 1.5
 Tỉ lệ %: 15% 
 Số câu: 4
 Số điểm: 3.5
 Tỉ lệ %: 35% 
 Số câu: 1
 Số điểm: 5
 Tỉ lệ %: 50%
Số câu: 9
Số điểm: 10 Tỉ lệ%: 100% 
B. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm
( Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất)
Câu 1: Thành ngữ :"Dây cà ra dây muống" dùng để chỉ những cách thức nói :
 A. Nói ngắn gọn. C. Nói mò .
 B. Nói rành mạch D. Nói dài dòng
Câu 2: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại :
 A. Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng.
 C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
 Trong hội thoại, tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ ......rất phong phú.
Câu 4: Thuật ngữ có tính biểu cảm , đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai.
Câu 5: Câu nào sau đây mắc lỗi dùng :
Ba tôi là người giữ những hồ sơ tuyệt mật.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Khủng long ngày nay đã tuyệt tự.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tuyệt tác bằng chữ Nôm.
Câu 6: Hai phương thức để chuyển nghĩa của từ là:
 A. So sánh, nhân hóa. B. ẩn dụ, hoán dụ.
 C. So sánh, ẩn dụ. D. Hoán dụ, nói quá.
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1. (2 điểm) Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?
Câu 2: (2 điểm) Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp?
 a. Thằng bé giơ tay lên mạnh bạo và rành rọt: 
 - ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !
 b. Bác lái xe rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:
 - Còn đây là sách tôi mua hộ anh.
Câu 3: ( 3 điểm) Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận):
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa 
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
C. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
Phần I. Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm (mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm)
 Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: xưng hô. 
 Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: B 
Phần II. Tự luận : 7 điểm
 Câu 1 (2 điểm )
 - Lời dẫn trực tiếp là: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép. (1 điểm)
 - Lời dẫn gián tiếp là: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp và lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm) mỗi câu chuyển đúng: 1 điểm 
 Có thể chuyển như sau: 
a,Thằng bé giơ tay lên mạnh bạo và rành rọt nói rằng nó ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. 
b, Bác lái xe rút từ túi cửa xe ra một gói giấy và nói rằng đấy là sách bác mua hộ anh thanh niên
Câu 3: 
 Yêu cầu học sinh viết đúng đoạn văn phân tích hiệu quả BPTT, chỉ ra được các BPTT sau: 3 điểm
 - So sánh: Mặt trời xuống biển nh hòn lửa -> Hình ảnh so sánh đẹp, kì vĩ, tráng lệ, làm cho cảnh hoàng hôn đẹp, không buồn nh trong thơ trung đại. 
- Nhân hóa +ẩn dụ: Sóng đã cài then đêm sập cửa ->Vũ trụ như 1 ngôi nhà lớn.
- Nói quá: Câu hát căng buồm cùng gió khơi -> Diễn tả niềm vui, phấn khởi, hồ hởi ra khơi của ngời dân đánh cá. 
=> Tác dụng chung : Diễn tả sự hăm hở, khẩn trương tràn đầy khí thế của cả đoàn thuyền, một tập thể lao động để chinh phục thiên nhiên làm chủ biển cả.
* Biểu điểm: 
- Chỉ ra đủ các BPTT: 1 điểm.
- Phân tích đúng hiệu quả các BPTT: 2 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_TIENG_VIET_VAN_9_TIET_74.doc