Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi năm học 2015 – 2016 môn thi: Hoá học

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1287Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi năm học 2015 – 2016 môn thi: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi năm học 2015 – 2016 môn thi: Hoá học
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề gồm 02 trang)
Câu 1 (2 điểm):
1. Cho hỗn hợp gồm Al2O3, Cu, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X và rắn Y. Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết tủa M. Nung M ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được rắn N. Cho khí H2 dư đi qua N nung nóng thu được rắn P. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Z thu được kết tủa Q.
Xác định thành phần các chất trong X, Y, Z, M, N, P, Q. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2. Cho hỗn hợp kim loại Mg, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp muối Cu(NO3)2, AgNO3. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch chứa 2 muối. Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi lượng của chúng có trong A. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 2 (2 điểm):
1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện các chuyển đổi hoá học sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Biết A là tinh bột; F là BaSO4. Các chất X, B, C1, C2, Y1, Y2, D1, D2, Z1, Z2, E1, E2, T1, T2 chỉ chọn trong số các chất sau: Na2SO4; CO2; BaCl2; CH3COOH; C6H12O6 (glucozơ); C2H5OH; H2O; BaCO3; HCl; (CH3COO)2Ba; Ba(OH)2; Ba; O2; (NH4)2SO4. 
 + X, xúc tác
men
 + Y1
+ Z1
 + T1
+ Y2
+ Z2
+ T2
 A
 B
 C1
 D1
 E1
 F
 C2
 D2
 F
 E2
2. Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) mạch hở, không phân nhánh chỉ chứa nhóm nguyên tử tác dụng với Na. Cho X tác dụng với Na dư thu được khí H2 có số mol bằng với số mol của X tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của X. Biết tỉ khối hơi của X so với metan là 5,625. 
Câu 3 (2 điểm):
1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được sau phản ứng cháy gồm (CO2 và H2O) được hấp thụ hoàn toàn bởi 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thấy khối lượng bình lúc sau tăng thêm 18,6 gam và có 19,7 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của A.
2. Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung hoà của hai kim loại đều thuộc nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nung m gam hỗn hợp X một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch B và V lít khí CO2. Cho V lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85 gam gam kết tủa và dung dịch D. Đun nóng dung dịch D thu được tối đa 9,85 gam kết tủa nữa. Phần dung dịch B đem cô cạn thu được 38,15 gam muối khan.
a) Tính m.
b) Biết thêm tỉ lệ khối lượng mol của hai kim loại trong muối ban đầu là 3,425. Xác định tên hai kim loại và tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 4 (2 điểm):
1. Hỗn hợp A gồm Al và kim loại kiềm M. Hoà tan 2,54 gam A trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,464 lít H2 (đktc) và dung dịch B chỉ gồm muối sunfat trung hoà. Cho B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 cho tới khi gốc sunfat chuyển hết vào kết tủa thì thu được 27,19 gam gam kết tủa. 
Xác định kim loại M và tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong A.
2. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam muối sunfua của kim loại R (R có hoá trị II, không đổi sau các phản ứng) thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ là 33,33%. Khi làm lạnh dung dịch muối xuống nhiệt độ thấp hơn thì có một lượng tinh thể muối ngậm nước tách ra, có khối lượng là 15,625 gam. Phần dung dịch bão hoà còn lại có nồng độ là 22,54%.
 Xác định R và công thức hoá học của muối ngậm nước nói trên.
Câu 5 (2 điểm): 
Biết X là hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam X tác dụng hết với H2O (có xúc tác H2SO4, t0), phản ứng tạo ra 2 hợp chất hữu cơ Y và Z. 
Đốt cháy hết lượng Y ở trên thu được 2,016 lít khí CO2 và 1,62 gam hơi H2O. 
Khi đốt cháy hết lượng Z ở trên thu được 0,672 lít khí CO2 và 0,81 gam hơi H2O. 
Tổng lượng O2 tiêu tốn cho hai phản ứng cháy trên đúng bằng lượng O2 tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Thể tích các khí đo ở đktc.
1. Xác định công thức phân tử của X.
2. Nếu biết thêm X tác dụng với Na giải phóng H2 và MY = 90 g/mol. Xác định công thức cấu tạo có thể có của X, Y.
 Cho biết: C = 12; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; S = 32; Na = 23; K = 39; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Cu = 64; Mn = 55.
  Hết 
Họ và tên thí sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Số báo danh . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chữ ký của giám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Chữ ký của giám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chuyen_hoa_nguyen_trai_hai_duong.docx