KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XV – 2009 Môn Hóa học – Khối 11 Câu 1(4điểm) 1.1. có chu kỳ bán hủy là 1590 năm.Hãy tính khối lượng của một mẫu Ra có cường độ phóng xạ bằng 1 Curi(1Ci = 3,7.1010 pr/s) 1.2. Cho biết dạng hình học của các ion sau [Ni(CN)4]-2 ; [NiCl4]-4 ; [FeF6]-3 .Hãy cho biết các ion trên có tính thuận từ hay nghịch từ?Giải thích. 1.3. Trong số các cacbonyl halogenua COX2, người ta chỉ điều chế được 3 chất: cacbonyl florua COF2,cacbonyl clorua COCl2,cacbonyl bromua COBr2. a. Vì sao không có hợp chất cacbonyl iodua COI2? b. So sánh góc liên kết giữa các cacbonyl halogenua đã biết. 1.4. Cho cân bằng sau N2O4 (k) 2NO2 (k) a. Lấy 18,4 gam N2O4 cho vào bình có dung tích 5,904 lít ở 270C.Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1 atm.Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng. b. Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc này là bao nhiêu? Kết quả tìm được có phù hợp với nguyên lí Lechatelier không? Câu 2 ( 4điểm) 2.1. Dung dịch bão hòa H2S có nồng độ 0,10M.Hằng số cân bằng axit của H2S : K1 = 1,0.10-7 ; K2 = 1,3.10-13. a. Tính nồng độ của ion sunfua trong dung dịch H2S 0,10M khi điều chỉnh pH =3,0. b. Một dung dịch A chức các cation Mn2+ và Ag+ với nồng độ của các ion lúc ban đầu đều là 0,01M.Hòa tan H2S vào dung dịch A đến bão hòa điều chỉnh pH của dung dịch 3,0 thì ion nào tạo kết tủa? Cho TMnS = 2,5.10-10 ; = 6,3.10-50 2.2. Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại , bạc đứng sau hidro nhưng khi nhúng vào đ HI 1,0M thì bạc có thể giải phóng khí hidro?Giải thích. Cho , TAgI = 8.10-17 (ở 250C) và = +8V 2.3. a. Hãy cho biết suất điện động, chiều dòng điện và phản ứng trong pin khi cho pin điện hóa sau hoạt động: Ag | Ag+ 0,001M || Cu2+ 0,100M | Cu b. Nếu thêm NH3 đặc vào cực dương của pin sao cho nồng độ của NH3 là 1M thì suất điện động, chiều dòng điện và phản ứng trong pin có gì thay đổi không?(thể tích dung dịch xem như là không đổi khi thêm NH3) Cho ; E ; ; β Câu 3 (4 điểm) 3.1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Cu2S trong HNO3 thì thu được dung dịch A và thoát ra một hỗn hợp khí B có màu nâu nhạt,khí tiếp xúc với không khí thì màu nâu sậm dần, biết B chỉ chứa 2 khí X và Y. a. Xác định thành phần các chất trong A, B và viết phương trình hóa học dưới dạng ion thu gọn. b. Làm lạnh hỗn hợp khí B xuống nhiệt độ thấp hơn thì thu được hỗn hợp khí C gồm 3 khí X,Y và . Xác định thành phần các chất trong C và viết phương trình hóa học. c. Ở -110C, hỗn hợp C chuyển thành hỗn hợp D chỉ gồm 2 chất khí.Lập luận để xác định thành phần các chất trong D 3.2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn, Ag và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 loãng.Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A không màu và dung dịch D.Chio .Dung dịch B tác dụng với NaOH dư tạo kết tủa.Lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 5,6 gam chất rắn gồm một kim loại và một oxit.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.Cho biết trong hỗn hợp X,ZN và FeCO3 có khối lượng bằng nhau, mỗi chất trong X chỉ khử NO3- đến một chất nhất định. Câu 4 ( 4 điểm) 4.1. Một hidrocacbon chứa 80% cacbon về khối lượng. a. Xác định công thức cấu tạo của X. b. Một đồng phân của A là B có hàm lượng cacbon trong phân tử nhỏ hơn trong A là 5%.Cho B tác dụng với rất ít khí clo trong điều kiện ánh sáng,trong số sản phẩm thu được có A.Giải thích? 4.2. Hidrocacbon X có trong tinh dầu thảo mộc.Khi cho X tác dụng với lượng dư HCl thì thu được một sản phẩm duy nhất có chứa 2 nguyên tử clo trong phân tử.Ozon hóa phân tử X thì thu được hỗn hợp sản phẩm gồm (CH3)2CH-CO-CH2-CHO và CH3-CO-CH2-CHO. a. Xác định công thức cấu tạo của X. b. Viết phương trình hóa học của X với HCl và trình bày cơ chế phản ứng c. Hidrocacbon Y có cùng công thức phân tử với X.khi Ozon phân tử Y thì thu được Z có công thức phân tử là C10H16O2.Cho biết Z có cấu tạo đối xứng và mạch cacbon không phân nhánh.Xác định công thức cấu tạo của Y và Z. Câu 5 (4điểm) 5.1. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H9OBr khi tác dụng với dung dịch iot trong kiềm cùng tạo kết tủa màu vàng, còn khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo hau xeton B và C có cùng công thức phân tử C5H8O. B và C đều không làm mất màu dung dịch KMnO4 lạnh,chỉ có B tạo được kết tủa vàng với dung dịch iot trong kiềm.Khi B tác dụng với CH3MgBr, rồi thủy phân thì thu được chất hữu cơ D có công thức C6H12O.D tác dụng với HBr chỉ tạo hai sản phẩm đồng phân cấu tạo E và F có công thức C6H11Br, trong đó chỉ có E làm mất màu dung dịch KMnO4 lạnh. Dùng công thức cấu tạo để viết sơ đồ phản ứng từ X tạo thành B,C,D,E,F. 5.2. Hợp chất hữu cơ đơn chức, chứa 82,19%C; 6,85%H và còn lại là oxi.B là đồng phân của A.A và B đều phản ứng với iđofom và làm mất màu dung dịch Br2 trong CCl4, nhưng không tác dụng với natri. Oxi hóa mãnh liệt bằng dung dịch KMnO4/H+, tạo ra axit benzoic và B tạo ra axit tert-phtalic a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A và B b. Hợp chất hữu cơ X cấu tạo đối xứng và nhiều hơn B 1 nguyên tử oxi, X cũng phản ứng với iođofom nhưng không làm mất màu dung dịch Br2 trong CCl4. Oxi hóa mãnh liệt X bằng dung dịch KMnO4/H+. Cũng tạo ra axit tert-phtalic. Xác định công thức cấu tạo của X. c. Trong thành phần phân tử chất hữa cơ F nhiều hơn B một nhóm metylen. Ozon phân F cho X và một anđehit đơn giản nhất. Xác định công thức cấu tạo của F (Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Fe = 56, Zn = 65, Ag = 108) -Hết-
Tài liệu đính kèm: