Kỳ thi: Kiểm tra 45 phút-1415 Môn thi: Hóa10_Bài 2 0001: Bảng tuần hoàn hiện nay không sắp xếp theo nguyên tắc nào sau đây ? A. Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử . C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. 0002: Các đơn chất của các nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau? A. F, Cl, Br, I. B. Na, Mg, Al. C. C, N, O, F. D. O, S, Se,Sb. 0003: Hãy cho biết phân nhóm chính nhóm VII tương ứng với cấu hình electron nào sau đây ? A. 2s22p3 B. ns2 np3 C. ns2 np5 D. ns2 np2 0004: X tạo hợp chất khí với H có công thức là XH3. Hãy cho biết vị trí của X ? A. phân nhóm chính nhóm III B. phân nhóm phụ nhóm V C. phân nhóm chính nhóm V D. phân nhóm phụ nhóm III 0005: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIB. Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. B. C. D. 0006: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng: A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hoá trị. D. số electron lớp ngoài cùng. 0007: Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Độ âm điện. C. Tính kim loại, tính phi kim. D. Số khối. 0008: Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng?: A. số electron B. số lớp electron C. số electron hóa trị D. số electron lớp ngoài cùng 0009: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 26. Vị trí của X tong bảng tuần hoàn là: A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB. B. Chu kỳ 4, nhóm IIB. C. Chu kỳ 4, nhóm VIB. D. Chu kỳ 3, nhóm IIB. 0010: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. R thuộc loại nguyên tố: A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d D. Nguyên tố f 0011: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là : A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA. C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA. 0012: Cấu hình electron của ion X2- là 1s22s22p63s23p6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc: A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 3, nhóm VIIIA. C. chu kì 3, nhóm VIA. D. chu kì 4, nhóm IIA. 0013: Tìm câu sai khi nói về các nguyên tố nhóm IA : A. Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường B. Tác dụng mạnh với oxi tạo thành các oxit bazơ tan trong nước. C. Cấu hình e lớp ngoài cùng chung là ns1 D. Tác dụng với kim loại tạo thành muối 0014: Các chất nào trong dãy sau đây được xếp theo thứ tự tính axit tăng dần? A. Al(OH)3, H2SiO3, H3PO4, H2SO4. B. H2SiO3 , Al(OH)3, Mg(OH)2, H2SO4. C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, H2SiO3. D. H2SiO3, Al(OH)3, H3PO4, H2SO4. 0015: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào phát biểu đúng? (Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử) A. tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. B. số electron lớp ngoài cùng giảm. C. độ âm điện giảm. D. tính bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit cũng tăng dần. 0016: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần là: A. F <O<Li<Na. B. F<Na<O<Li. C. F<Li<O<Na. D. Li<Na<O<F. 0017: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là: A. P<N<F<O. B. N<P<F<O. C. N<P<O<F. D. P<N<O<F. 0018: Trong một chu kỳ (từ trái sang phải), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính ngtử giảm dần. 0019: Từ cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A, ta không thể biết được : A. Số e lớp ngoài cùng B. Số n C. Số p, số e D. Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố 0020: X có cấu hình electron là .. ns2np4. Hãy cho biết oxit cao nhất của X là : A. XO2 B. X2O5 C. XO3 D. X2O7 0021: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất? A. NaOH B. Mg(OH)2 C. Be(OH)2 D. Al(OH)3 0022: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là : A. S. B. As. C. N. D. P. 0023: X, Y thuộc cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau. Tổng số số hiệu nguyên tử của X, Y là 30. Hãy cho biết X, Y thuộc nhóm nào ? A. nhóm IA B. nhóm IIIA C. nhóm VA D. nhóm VIIA 0024: Hòa tan hoàn toàn 6,9081g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Hai kim loại là: A. Ca, Sr B. Be, Mg C. Mg, Ca D. Sr, Ba 0025: Oxit cao nhất của nguyên tố X là XO3. Hợp chất khí của X với hiđro có 5,88% hiđro về khối lượng. Nguyên tố X là: A. Te B. O C. S D. Se 0026: Biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn, không thể suy ra điều nào sau đây ? A. Tính kim loại, tính phi kim. B. Công thức oxit cao nhất. C. Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với hiđro. D. Ký hiệu nguyên tử đầy đủ của nguyên tố 0027: Hoà tan hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X và 336 ml khí H2(đktc). Cho HCl dư vào dung dịch X và cô cạn thu được 2,075 g muối khan. Hai kim loại kiềm là: A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs 0028: Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kỳ và ở 2 phân nhóm chính kế tiếp nhau có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn? A. Chu kỳ 3 và các nhóm IA và IIA. B. Chu kỳ 2 và các nhóm IIA và IIIA. C. Chu kỳ 3 và các nhóm IIA và IIIA. D. Chu kỳ 2 và các nhóm IA và IIA. 0029: Cho X, Y, G có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : ns2np1 ; ns2np3 và ns2np5. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng ? A. tính phi kim : X < Y < G B. bán kính nguyên tử X < Y < G C. độ âm điện X > Y > G. D. X, Y, G đều là các phi kim. 0030: Cho 4 gam kim loại M thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng với HCl thu được 2,24 lít khí (dktc). M là: A. Mg B. Ba C. Cu D. Ca
Tài liệu đính kèm: