Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Trường THPT Kỳ Lâm

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 729Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Trường THPT Kỳ Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Trường THPT Kỳ Lâm
 TRƯỜNG THPT KỲ LÂM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG 
 TỔ HÓA - SINH MÔN SINH HỌC - LỚP 10 
 -------------------------- Năm học 2012-2013 
 (Thời gian làm bài: 150 phút) 
Câu 1: 
a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh? Cấp nào là cấp cơ bản, cấp nào là cấp trung gian, cấp tổ chức nào cơn bản nhất? vì sao?
b. Vì sao rêu không thể có kích thước to, cao như các đại diện khác trong giới thực vật? 
c. Trong giới thực vật ngành nào có sự đa dạng nhất về cá thể và loài? Tại sao?
Câu 2: Trả lời ngắn gọn các câu sau:
a. Tại sao thành tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc?
b. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao?
c. Lipit và cacbohidrat có điểm nào giống và khác nhau (lập bảng) về cấu tạo, tính chất , vai trò?
Câu 3:
a. Thế nào là mô hình “ khảm - động” của màng sinh chất? Bằng thí nghiệm nào người ta biết được màng tế bào có cấu trúc khảm - lỏng? Cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất?
b. So sánh màng tế bào động vật, thực vật và vi sinh vật?
Câu 4: 
a. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
b. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
Câu 5:
a. Để dưa ngon khi muối dưa chúng ta phải chú ý điều gì? Tại sao? Vì sao không nên để dưa quá lâu? 
 b. Ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:
 - Dung dịch ưu trương
 - Dung dịch nhược trương
Dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích?
c. Trong cơ thể người tế bào nào có nhiều ti thể nhất ? vì sao?
Câu 6: 
a. ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền trong cơ thể sống?
b. Phân biệt các loại ARN? Mô tả con đường sản xuất và vận chuyển protein và tiết ra ngoài tế bào? Nhờ đâu sản phẩm được đưa đến đúng nơi đang cần?
Câu 7. Một gen có 120 chu kỳ xoắn biết Adenin = 2/3 Guanin. Trong mạch một có A= 120 nucleotit. Mạch 2 có X chiếm 20 % số nucleotit của mạch.
a. Xác định số nucleotit từng loại của gen và mỗi mạch của gen?
b. Biết gen phiên mã lấy từ môi trường nội bào 360 nucleotit loại Uraxin. Xác đinh số ribonucleotit từng loại của ARN đó?
Câu 8. Một tế bào sinh dục sơ khai đực của một loài qua một số lần nguyên phân, môi trường cung cấp cho tế bào 120 NST đơn, trong đó có 112 NST đơn hoàn toàn mới.Sau nguyên phân chỉ có 75% số tế bào trên vào vùng chín tạo giao tử, trong số tinh trùng tạo ra cũng chỉ có 75% phục vụ cho sinh sản, biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%.
	a. Xác định tên loài
	b. Tìm hiệu suất thụ tinh của trứng biết tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số lần giống tế bào sinh dục sơ khai đực và 100% số trứng phục vụ cho sinh sản
	c. Một hợp tử của tế bào trên đi vào đợt nguyên phân thứ ba, người ta đếm thấy có 48 NST đơn trong hợp tử, tìm số tế bào con đã xuất hiện trong toàn bộ quá trình nói trên.
-------------------------Hết------------------------
TRƯỜNG THPT KỲ LÂM ĐỀ THI CHỌN HỌC HSG CẤP TRƯỜNG 
 TỔ HÓA - SINH MÔN SINH HỌC - LỚP 10 
 -------------------------- Năm học 2012-2013 
ĐÁP ÁN
Nôi dung
Điểm
Câu 1: a) Các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao là: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. 
- Cấp tổ chức bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh là: hệ sinh thái và sinh quyển
- Cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể - loài. Quần xã, hệ sinh thái- sinh quyển
- Cấp trung gian: phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan.
- Tế bào là cấp cơ bản nhất: vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào.
 b) Vì sao rêu không thể có kích thước to, cao như các đại diện khác trong giới thực vật? 
- vì rêu chưa có mạch dẫn để vận chuyển nước, muối khoáng, rễ giã.
c) Ngành thực vật hạt kín có sự đa dạng nhất về các thể và loài 
- Giải thích: Do chúng có hệ mạch rất phát triển, phương thức sinh sản đa dạng và hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió, côn trùng, thụ tinh kép, tạo hạt kín có quả bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng), tạo điều kiện thích nghi với điều kiện sống khác nhau tạo đa dạng nhất về cá thể và loài.
1
1
1
Câu 2: a. Tại sao thành tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc?
- Xenlulozơ là chất trùng hợp của nhiều đơn phân là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1-4 glucozit tạo nên sự đan xen một sấp, một ngửa. Các phân tử xenlulozơ nằm như một cái băng duỗi thẳng, không có sự phân nhánh. Các liên kết hiđrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.
b. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao?
- Không bào: Giải thích: Không bào chứa nước và chất hoà tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
c. Lipit và cacbohidrat có điểm nào giống và khác nhau (lập bảng) về cấu tạo, tính chất , vai trò?
- Giống nhau:
+ Đều là các hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.	
+ Gồm nhiều loại (đơn giản và phức tạp) với cấu trúc và chức năng khác nhau.
+ Đều là vật liệu tham gia cấu tạo tế bào, làm nguồn dự trữ năng lượng.	
- Khác nhau:
Điểm phân biệt
Cacbohidrat
Lipit
Cấu tạo
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần có nhiều ôxy.
- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit
- Cấu tạo rất đa dạng, có axit béo, thành phần có ít ôxy.
- Các hợp phần liên kết nhau bằng liên kết este.
Tính chất
Hòa tan trong nước trừ đường đa
Không tan trong nước (kị nước)
Vai trò
- Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.
- Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh bột, glicôgen), tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ)
- Tham gia cấu trúc màng sinh chất. Dự trữ năng lượng.
- Tham gia cấu tạo các vitamin, hocmôn và nhiều chức năng sinh học khác.
1
1
1
Câu 3:
a. Thế nào là mô hình “ khảm - động” của màng sinh chất? 
- Khảm vì : Ngoài 2 lớp phốt pho lipit của màng, còn có nhiều phân tử prôtêin, colestêron nằm xen kẽ và các phân tử cacbohiđrat liên kết trên bề mặt màng.
- Động vì : các phân tử photpholipit và prôtêin có khả năng di chuyển trên màng
* Bằng thí nghiệm nào người ta biết được màng tế bào có cấu trúc khảm - lỏng? Lai tế bào chuột với tế bào người. Tế bào chuột có các protein trên màng đặc trưng có thể phân biệt với các protein trên màng tế bào người. Sau khi tạo ra tế bào lai người ta thấy các phân tử protein của tế bào chuột và tế bào người nằm xen kẽ nhau.
* Cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất?
- Vận chuyển thụ động theo cơ chế vật lý: sự khuếch tán các chất từ môi trường có nồng độ cao đến môi trường có nồng độ thấp ( hiện tượng thẩm thấu, thẩm tách).
- Vận chuyển tích cực: khả năng hoạt tải cuả màng v/c một số chất ngược dốc nồng độ nhờ các protein hoạt tải cần năng lượng.
- Hiện tượng thực bào - ẩm bào: là khả năn biến dạng của MSC.
b. So sánh màng tế bào động vật, thực vật và vi sinh vật?
- giống nhau: MSC có cấu tạo và chức năng giống nhau
- Khác nhau: + màng TBĐV không có vách Xenlulozo
 + Màng TBTV có thành xenlulozo
 + Màng TB VSV không có vách xenlulozo, có bao nhầy.
1
1
Câu 4:
a. Giải thích a: Vì khi tế bào sử dụng hết oxy mà không được cung cấp kịp nên quá trình sinh hóa trong tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic và một lượng nhỏ ATP không đủ cho hoạt động co cơ; chính axit lactic (sản phẩm của hô hấp kị khí) là nguyên nhân làm tế bào không tiếp tục co được nửa. 
b. Giải thích b: Khi chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp vì:
Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ oxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucozơ. Vì vậy, khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.
1
1
. Câu 5:
a. Để dưa ngon khi muối dưa chúng ta phải chú ý điều gì? Tại sao? Vì sao không nên để dưa quá lâu?
- Phải phơi rau ở nơi nắng nhẹ hoặc thoáng mát để giảm lượng nước trong dưa ( tăng lượng đường trong dưa)
- Nếu trời lạnh thì cho nước ấm, bổ sung thêm dường để làm thức ăn ban đầu cho VK lactic 
( đảm bảo hàm lượng đường trong dưa 5-6%)
- Thêm 1 ít nước dưa cũ thì dưa nhanh chua hơn vì nước dưa cũ cung cấp các VK lactic và làm giảm độ PH của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho VK lactic phát triển.
 b. Ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:
 - Dung dịch ưu trương
 - Dung dịch nhược trương
Dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích?
* Hiện tượng
Môi trường
Hồng cầu
Tế bào biểu bì củ hành
ưu trương
Nhăn nheo
Co nguyên sinh
nhược trương
Vỡ
Màng sinh chất áp sát thành tế bào( tế bào trương nước)
Giải thích:
- Tế bào hồng cầu : trong môi trường ưu trương, tế bào mất nước nên nhăn nheo. Trong MT nhược trương, tế bào hút nước, do không có thành nên tế bào no nước và bị vỡ
- Tế bào biểu bì củ hành :Mt ưu trương, TB mất nước, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào
 ( co nguyên sinh ). MT nhược trương, TB hút nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào
c. Trong cơ thể người tế bào nào có nhiều ti thể nhất ? vì sao?
- Trong cơ thể sống, các tế bào có cường độ trao đổi chất mạnh, hoạt động sinh lí phức tạp có nhiều ti thể nhất. Trong cơ thể người, tế bào cơ tim và tế bào gan có nhiều ti thể nhất
1
1
1
Câu 6. a. Cấu tạo của ADN đảm bảo cho nó thực hiện chức năng "giữ" được thông tin di truyền: 
- ADN là 1 chuổi xoắn kép 
- Trên mỗi mạch đơn của ADN các nu liên kết với nhau bằng liên kết phophodieste bền vững 
- Trên 2 mạch của ADN các nu liên kết với nhau = liên kết cộng hóa trị theo NTBS . A liên kết với T= 2 liên kết H, G liên kết với X = 3 liên kết H (Tuy liên kết H không bền, dễ dàng bị cắt đứt bở 1 loại enzim trong quá trình tháo xoắn nhưng với số lượng nu lớn -> làm cho cấu trúc không gian của nó ổn định) 
- Từ 4 laọi nu nhưng do sự sắp xếp khác nhau, số lựong và thành phần khác nhau -> tạo ra sự đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật khác nhau.
b. Phân biệt các loại ARN? Mô tả con đường sản xuất và vận chuyển protein và tiết ra ngoài tế bào? Nhờ đâu sản phẩm được đưa đến đúng nơi đang cần?
Nội dung
ARN thông tin
ARN riboxom
ARN vận chuyển
Cấu trúc
Chiếm khoảng 5 – 10% lượng ARN trong tế bào. Có cấu tạo 1 mạch thẳng không cuộn được xem là bản mã sao do được sao chép từ thông tin di truyền của 1 đoạn gen trên phân tử ADN.
- Chiếm khoảng 70 – 80% lượng ARN trong tế bào, cũng có cấu trúc một mạch pôliribônuclêôtit
- Chiếm khoảng 10 – 20% lượng ARN trong tế bào.- Chiếm khoảng 10 – 20% lượng ARN trong tế bào.- ARN vận chuyển cũng có cấu tạo 1 mạch pôliribônuclêôtit nhưng cuộn lại ở một đầu. Trong mạch, có một số đoạn các cặp bazơ nitric liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A với U và G với X). Sự cuộn một đầu của tARN cùng với liên kết hyđrô bổ sung đã hình thành một số thùy tròn trên tARN, một trong các thùy tròn mang bộ ba đối mã gồm 3 ribônuclêôtit đặc hiệu với axit amin mà tARN phải vận chuyển. Đầu tự do của tARN có vị trí gắn axit amin đặc hiệu.
Chức năng
- Truyền đạt thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin được tổng hợp từ ADN đến ribôxôm của tế bào chất.
tham gia vào cấu tạo của ribôxôm trong tế bàopôlinuclêôtit.
- tARN có chức năng vận chuyển axit amin từ môi trường tế bào chất vào ribôxôm để tổng hợp prôtêin
* Bào quan tổng hợp Protein: Riboxom
 Riboxom → lưới nội chất hạt → túi vận chuyển → thể Gongi → túi vận chuyển → MSC ( nơi cần đến).
- Có thể các phân tử dáu hiệu trên mặt ngoài của màng túi vận chuyển để nhận biết nới đến ( bào quan đặc biệt, MSC)
1
1
Câu 7: 
a. N = 120 * 20 = 2400 (nucleotit). A+G = 1200 (nucleotit), A= 2/3 G → X = G = 720 (nucleotit), T = A = 480 (nucleotit)
- Số Nu từng loại: A = T = 120 nucleotit
 T = A = 480 – 120 = 360 nucleotit
 G = X = 1200*0,2 = 240 nucleotit
 X = G = 720 – 240 = 480 nucleotit.
b. Vì U = 360 nucleotit → mạch 2 là mạch gốc, số ribonucleotit từng loại của ARN đó:
A = T = 120 ; U = A = 360; G = X = 480; X = G = 240.
1
1
. Câu 8.
a. Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, x là số lần nguyên phân
Theo dữ liệu đề bài, ta có
2n(2x – 1) = 120 (1)
2n(2x – 2) = 112 (2)
– (2) => 2n = 8, đây là ruồi giấm
b.Thay 2n = 8 vào (1) => 2x = 16
Số tế bào vào vùng chín tạo giao tử: 16. 0,75 = 12 (tế bào)
Số tinh trùng tạo thành: 12.4 = 48 tinh trùng
Số tinh trùng phục vụ cho sinh sản: 48. 0,75 = 36 tinh trùng
Số hợp tử tạo thành = số tinh trùng tham gia thụ tinh tạo hợp tử: 36. 0,25 = 9 = số trứng tham gia thụ tinh tạo hợp tử
Hiệu suất thụ tinh của trứng: (9.100)/16 = 56,25%
c. Số tế bào chứa 48NST: 48/8 = 6 tế bào
Qua 3 lần nguyên phân, hợp tử phải tạo ra 8 tế bào => 2 tế bào chết sau khi kết thúc lần nguyên phân thứ ba
Số tế bào con đã từng xuất hiện trong nguyên phân (23+1 – 2) – 2 = 12 tế bào.
1
1
1
--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG SINH 10. 2010 2011.doc