1/3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ------------------------------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2011 ---------------------------------------------------------------- ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ Ngày thi: 13/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có: 03 trang) Câu 1: (3 điểm) a) Em hãy cho biết đới nóng gồm có mấy kiểu môi trường? Kể tên? b) Dân số ở đới nóng đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên và môi trường? Cho ví dụ và vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện sự tác động của dân số đông và tăng nhanh đối với tài nguyên và môi trường ở đới nóng? Câu 2: (3 điểm) Quan sát (Hình 1) lược đồ “các môi trường tự nhiên ở Châu Phi”, hãy: a) Nhận xét sự phân bố các kiểu môi trường tự nhiên ở Châu Phi và giải thích? b) Cho biết vì sao ở cùng khu vực chí tuyến nhưng hoang mạc ở Nam Phi lại có diện tích nhỏ hơn và khí hậu không khắc nghiệt bằng hoang mạc ở Bắc Phi? Câu 3: (3 điểm) Quan sát Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, em hãy: a) Trình bày đặc điểm địa hình khu vực đồi núi ở nước ta. b) Địa hình đồi núi ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội? Câu 4: (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, em hãy: a) Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều. b) Dân cư phân bố không đều tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? Câu 5 : (3 điểm) Cho bảng số liệu về sản lượng thuỷ sản nước ta thời kì 1990 - 2002 (nghìn tấn). Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,0 1120,9 344,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 a) Hãy nhận xét về tình hình phát triển của ngành thuỷ sản ở nước ta thời kì 1990 - 2002? b) Cho biết ý nghĩa của ngành thủy sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2/3 Câu 6: (3 điểm) Trong phát triển kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Giải thích vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? Câu 7: (3 điểm) Cho bảng số liệu: Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta thời kì 1990 - 2004. Năm Dân số (nghìn người) Sản lượng lương thực (triệu tấn) Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người) 1990 66016,7 19,225 291,2 1995 71995,5 24,963 346,7 2000 77635,4 32,529 419,0 2002 79727,4 34,447 432,1 2004 82032,3 35,867 437,2 a) Tính tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta thời kì 1990 - 2004. b) Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta thời kì 1990 - 2004 (lấy năm 1990 bằng 100%). c) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta. Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam. ------HẾT------ Họ và tên thí sinh: ________________________ Số báo danh: ___________________________ Chữ ký GT1:_____________________________ Chữ ký GT2:____________________________ 3/3 1 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP --------------------------------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2011 ---------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ Ngày thi: 13/3/2011 (Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang) Câu 1: (3 điểm) Nội dung Điểm a/ Đới nóng gồm 4 kiểu môi trường: - Môi trường xích đạo ẩm. - Môi trường nhiệt đới. - Môi trường nhiệt đới gió mùa. - Môi trường hoang mạc. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b/ Dân số đới nóng đông và tăng nhanh đã làm cho : - Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt (ví dụ: diện tích rừng bị thu hẹp, khoáng sản bị cạn kiệt, đất canh tác bị bạc màu) - Môi trường bị ô nhiễm (thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại) * Vẽ sơ đồ: 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ Câu 2: (3 điểm) Nội dung Điểm a/ Nhận xét: Các kiểu môi trường phân bố đối xứng nhau qua xích đạo vì Châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên xích đạo. b/ Giải thích: + Diện tích lục địa Nam Phi hẹp hơn Bắc Phi. + Nam Phi có 3 mặt giáp biển. + Phía Đông có dòng biển nóng, có gió Đông Nam thổi từ đại dương vào. 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ Câu 3: (3 điểm) Nội dung Điểm a) Đặc điểm: - Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. 0,5 đ Dân số đông và tăng nhanh Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt Môi trường bị huỷ hoại 2 Câu 4: (2 điểm) Nội dung Điểm a) Dân cư nước ta phân bố không đều: + Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch, 74% ở nông thôn (2003). 0,5 đ 0,5 đ b) Thuận lợi: nơi đông dân sẽ có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Khó khăn: nơi đông dân gây sức ép lớn đến tài nguyên, môi trường, việc làm, y tế, giáo dục Miền núi giàu tài nguyên khoáng sản nhưng thưa dân, dẫn đến thiếu lao động. 0,5 đ 0,5 đ Câu 5: (3 điểm) Nội dung Điểm a) Nhận xét tình hình phát triển thuỷ sản: - Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta luôn tăng từ năm 1990 đến 2002. - Sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn hơn sản lượng nuôi trồng. - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh hơn ngành khai thác. b) Ý nghĩa: Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Khai thác tiềm năng to lớn của vùng biển nước ta. - Góp phần bảo vệ chủ quyền của vùng biển nước ta. 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 6: (3 điểm) Nội dung Điểm * Thuận lợi: - Điều kiện tự nhiên: + Đất badan: 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước. + Rừng tự nhiên còn khá nhiều, gần 3 triệu ha, chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước. 0,25 đ 0,25 đ - Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi cao, hùng vĩ và đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. - Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, có hai sườn không cân xứng, có nhiều nhánh núi lan ra sát biển. - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, có lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên xếp tầng rộng lớn. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ b) Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội: - Thuận lợi: có nhiều khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, tiềm năng phát triển du lịch. - Khó khăn đầu tư phát triển kinh tế và giao thông vận tải. 0,5 đ 0,5 đ 3 + Khí hậu cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ. + Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn: 29% trữ năng thủy điện của cả nước. + Khoáng sản: bôxit với trữ lượng lớn, hơn 3 tỉ tấn. - Dân cư - xã hội: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch. * Khó khăn: - Thiếu nước vào mùa khô, nạn phá rừng quá mức và săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư. - Thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao. * Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên vì: - Nhờ có diện tích đất đỏ badan rộng lớn. - Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến cà phê. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 7: (3 điểm) Nội dung Điểm a) Xử lý số liệu: b) Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn. Năm Dân số (%) Sản lượng lương thực (%) Bình quân lương thực (%) 1990 100,0 100,0 100,0 1995 109,1 129,8 119,1 2000 117,6 169,2 143,9 2002 120,8 179,2 148,4 2004 124,3 186,6 150,1 0,5 đ 4 ----HẾT---- Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta thời kì 1990 - 2004 Yêu cầu: - Chính xác về các khoảng cách chia trên 2 trục và các đối tượng được biểu hiện trên biểu đồ. Thẩm mỹ. - Có chú giải và tên biểu đồ. c) Nhận xét và giải thích: - Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng liên tục, nhưng tốc độ tăng không giống nhau. - Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất: (186,6% năm 2004 so với năm 1990) do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích đất canh tác. - Dân số tăng chậm (124,3%), do thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. - Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dân số nên bình quân lương thực tăng. 1,0 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
Tài liệu đính kèm: