Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Cưmgar

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 447Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Cưmgar", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Cưmgar
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS 
 HUYỆN ČƯMGAR NĂM HỌC 2014 – 2015
ĐỀ DỰ BỊ 
	 Khoá thi ngày 13/01/2015
 	 Môn: ĐỊA LÝ 9
 	 Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm). Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết:
a.(2 điểm). Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? 
b.(1điểm). Một trận bóng đá được tổ chức tại sân thể thao Mỹ Đình ở Hà Nội (Việt Nam) vào lúc 9 giờ sáng ngày 1/3/2014. Thì các vị trí 300Đ, 1200T trên Trái Đất được xem trực tiếp vào lúc mấy giờ, ngày, tháng năm nào?
Câu 2: (4 điểm).
a.(2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
b. (2,0 điểm). Chúng ta cần thể hiện thái độ, hành động như thế nào để góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ biển, đảo Việt Nam?
Câu 3: (3 điểm). Dựa vào kiến thức đã học em hãy: Giải thích tại sao Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của nước ta?
Câu 4: (4 điểm). 
a.(2,0 điểm). So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
b.(2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam: Em hãy liệt kê các ngành công nghiệp được phân bố tại Đông Nam Bộ?
Câu 5: (6 điểm). Dựa vào bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUỶ SẢN NƯỚC TA 
 GIAI ĐOẠN 2005-2010.
Năm
2005
2007
2009
2010
Tổng sản lượng (nghìn tấn)
3 467
4 200
4 870
5 128
 Trong đó: - Khai thác
1 988
2 075
2 280
2 421
 - Nuôi trồng
1 479
2 125
2 590
2 707
Giá trị sản xuất (tỉ đồng)
38 784
47 014
35 654
56 966
 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thống kê, 2011)
a.(3 điểm). Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
b.(3 điểm). Nhận xét tình hình phát triển ngành thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2005-2010.
 ˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜ Hết ˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜ 
Ghi chú: - Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam – NXB Giáo dục.
	 	 - Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:  Số báo danh:  
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS 
 HUYỆN ČƯMGAR NĂM HỌC 2014 – 2015
ĐỀ DỰ BỊ 
	 Khoá thi ngày 13/01/2015
 	 Môn: ĐỊA LÝ 9
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ DỰ BỊ
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
3,0
a
Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ thuộc vào những yếu tố:
- Vĩ độ địa lí: Vùng có vĩ độ cao góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ được ít nên nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt lớn. 
- Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ do nước nóng chậm hơn và cũng lâu nguội hơn, lục địa có biên độ nhiệt lớn do mặt đất có khả năng hấp thu và toả nhiệt nhanh hơn nước.
- Nhiệt độ không khí thay đổi thay đổi theo độ cao hướng phơi của địa hình: Tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo độ cao cứ lên cao 0,6 0c/ 100m. Sườn dốc và sườn núi đón nắng có góc nhập xạ lớn hơn sườn khuất nắng nên nhận được nhiệt nhiều hơn.
- Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào lớp phủ thực vật như khu vực có rừng nhiệt độ thấp hơn khu vực mất rừng không có lớp phủ thực vật
0,75
0,5
0,5
0,25
b
Một trận bóng đá được tổ chức tại sân thể thao Mỹ Đình (Hà Nội) vào lúc 9 giờ sáng ngày 1/3/2014. Thì các vị trí 300Đ, 1200T trên Trái Đất được xem trực tiếp vào lúc mấy giờ ngày nào?
- Hà Nội lúc 9 giờ ngày 1/3/2014 thì ở khu vực giờ gốc là 2 giờ ngày 1/3/2014.
- Vị trí 30 0Đ (mũi giờ số 2) sẽ là 4 giờ ngày 1/3/2014.
- Vị trí 120 0 T (mũi giờ số 16) sẽ là 18 giờ ngày 28/02/2014. 
0,5
0,5
2
4,0
a
* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Nhiệt đới: Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; Bình quân 1 triệu Kcal/m2; Nhiệt độ trung bình năm trên 210C
- Gió mùa: 
+ Gió mùa mùa hạ: Hướng Tây Nam, hoạt động từ tháng 5 -> tháng 10, đem đến cho Việt Nam một lượng mưa lớn.
+ Gió mùa mùa đông: Hướng Đông Bắc, hoạt động từ tháng 11 -> tháng 4 năm sau: khô, lạnh, lượng mưa giảm.
- Ẩm: Độ ẩm trung bình năm lớn ( > 80%); Lượng mưa trung bình năm đạt 1500 - 2000 mm.
* Tính đa dạng và thất thường:
- Đa dạng: Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hoá theo không gian, thời gian hình thành nên các vùng miền khí hậu khác nhau rõ rệt. 
+ Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 180B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, cuối đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.	
+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới mũi Dinh (vĩ tuyến 110B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. 
+ Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.	
+ Miền khí hậu biển Đông Việt Nam mang tích chất nhiệt đới gió mùa Hải Dương.
- Thất thường: Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão	
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
* Để góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ biển, đảo Việt Nam, chúng ta cần:
- Tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi người nhận thức rõ giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông là lâu dài và hết sức khó khăn, gian khổ, cần kiên trì, bền bỉ, không nóng vội; Cần phối hợp đồng bộ, tổng hợp, nhiều kênh, nhiều biện pháp, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Phấn đấu bằng mọi cách xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tạo môi trường ổn định để phát triển đất nước. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững nguyên tắc, đồng thời linh hoạt, khôn khéo, xem xét vấn đề một cách khách quan, cố gắng cùng tìm giải pháp các bên có thể chấp nhận được.
- Tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; Thực hiện chiến lược toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương; Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, kịp thời đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý tình hình và diễn biến phức tạp ở biển Đông, không để bị động, bất ngờ xảy ra.
- Với Trung Quốc, chúng ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện; Tăng cường xây dựng, củng cố lòng tin, tạo cơ chế đối thoại, giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình. Trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta kiên định nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo của Tổ quốc, nhưng ứng xử khôn khéo, tránh để rơi vào thế đối đầu trực tiếp về quân sự. Thực tiễn cho thấy, nếu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tốt đẹp thì các tranh chấp dễ giải quyết.
- Với thế giới, chúng ta công khai, minh bạch hóa phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền, lập trường, quan điểm chính nghĩa của Việt Nam chúng ta trong vấn đề biển Đông để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước ASEAN và quốc tế đối với chúng ta; Bác bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
05
0,5
0,5
0,5
3
3,0
* Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của nước ta vì hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngành này:
- Vị trí địa lý: 
+ Hà Nội nằm ở trung tâm của ĐBSH, nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc và là thủ đô, trung tâm VH-KT-XH của cả nước. Có sân bay Nội Bài, là nơi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy).
+ Gần các địa danh du lịch nổi tiếng như Đền Hùng (Phú Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
- Các loại hình du lịch TN như VQG: Ba Vì, hang động: Hương Tích và các thắng cảnh: hồ Gươm, hồ Tây 
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di sản văn hóa thế giới: Ca trù Thăng Long, 82 bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám. 
+ Di tich lịch sử: Lăng Bác, Chùa Một Cột, thành Cổ Loa, đền Ngọc Sơn, Nhà Thờ Lớn... 
+ Lế hội truyền thống, làng nghề cổ truyền (Phù Đổng, Cổ Loa, Đống Đa, Lệ Mật; Chế bạc (làng Thượng), tranh Đông Hồ, lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng...)
- Nhân tố xã hội:
+ Thăng Long – Hà Nội là một thành phố có lịch sử 1000 năm văn hiến, người dân ở đây thanh lịch, thân thiện và hiếu khách.
+ CSVCKT, CSHT tương đối tốt: Các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, viện bảo tàng Chính sách: Ưu tiên phát triển du lịch, quảng bá – giới thiệu hình ảnh thủ đô Hà Nội.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
4
4,0
a
Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Địa hình: BTB có diện tích ĐB lớn hơn so với DHNTB. Sông ngòi: DHNTB có nhiều sông có giá trị thủy điện hơn như thủy điện Vĩnh Sơn (Sông Côn), thủy điện Sông Hinh (Sông Ba).
- Khí hậu:
+ BTB: Chịu tác động của gió phơn TN nhiều hơn và mùa mưa bão đến sớm hơn DHNTB.
+ DHNTB: Mùa mưa bão đến muộn hơn, nền nhiệt cao hơn BTB. Đặc biệt có 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận có khí hậu khô hạn nhất nước ta.
- Thế mạnh kinh tế: Vùng BTB có thế mạnh hơn về trồng lúa (năm 2002, BQLT của BTB 333,7kg/người còn DHNTB 281,5kg/người)
Còn DHNTB có lợi thế hơn về nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
0,5
0,5
0,5
0,5
b
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam: Liệt kê các ngành công nghiệp được phân bố tại Đông Nam Bộ:
- Cơ khí; chế biến lương thực thực phẩm; hoá chất; sản xuất giấy xenlulo; luyện kim đen; luyện kim màu; dệt; đóng tàu; sản xuất vật liệu xây dựng; điện tử; sản xuất ô tô.
1,0
1,0
5
6,0
a
* Vẽ biểu đồ:
Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản lượng và giá trị thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
- Yêu cầu: Học sinh vẽ biểu đồ kết hợp (cột chồng, đường) . Không tính số liệu. 
- Cột chồng thể Sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng.
- Đường thể hiện giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta.
- Vẽ chính xác theo số liệu đã cho.
- Đúng khoảng cách năm; có chú giải và tên biểu đồ đã vẽ.
2,0
0,25
0,75
b
* Nhận xét:
- Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm đều tăng (dẫn chứng)
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
- Năm 2005, sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. Nhưng từ năm 2007, sản lượng nuôi trồng đã tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.(Dẫn chứng)
* Giải thích: 
- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản do thị trường ngày mở rộng. Và do yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội 
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác do: Đã chủ động trong thị trường lựa chọn giống. (Dẫn chứng).
- Năm 2007, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng hơn khai thác do tốc độ tăng nhanh. Đánh bắt gặp một số khó khăn về phương tiện đánh bắt, cũng như nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_hoc_sinh_gioi_dia_li.doc