Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 THPT năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1246Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 THPT năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 THPT năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (1,0 điểm).
Lập bảng so sánh về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu giai đoạn 1918 - 1923 và giai đoạn 1929 - 1939 với các nội dung sau: Nguyên nhân, kẻ thù, mục tiêu và tác dụng của phong trào.
Câu 2 (2,5 điểm).
	Trào lưu cải cách ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX (trừ Việt Nam) diễn ra như thế nào?	Nhận xét về cuộc cải cách ở Thái Lan.
Câu 3 (2,5 điểm).
	Phân tích nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Quân phiệt Nhật Bản bị thất bại ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?
Câu 4 (1,5 điểm).
	Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX.
Câu 5 (2,5 điểm).
	Phân tích những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam đầu thế ký XX là gì?
-------------HẾT-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.......; Số báo danh.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đáp án có 03 trang)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Lập bảng so sánh về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu giai đoạn 1918 - 1923 và giai đoạn 1929 - 1939 với các nội dung sau: Nguyên nhân, kẻ thù, mục tiêu và tác dụng của phong trào.
1,0
Nội dung
Giai đoạn 1918 - 1923
Giai đoạn 1929 - 1939
Nguyên nhân
- Hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất
- Ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga
- Hậu quả khủng hoảng kinh tế.
- Nguy cơ chiến tranh của chủ nghĩa phát xít
0,25
Kẻ thù
- Giai cấp tư sản cầm quyền trong các nước tư bản chủ nghĩa
- Chủ nghĩa phát xít và các thế lực phản động
0,25
Mục tiêu 
đấu tranh
- Đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị, chống chủ nghã tư bản, đi theo cách mạng tháng Mười Nga
- Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh bảo vệ hòa bình.
0,25
Tác dụng
- Chủ nghĩa tư bản khủng hoảng sâu sắc, tạo điều kiện cho cho các Đảng Cộng sản các nước ra đời.
- Đoàn kết liên lạc các nước trên thế giới chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh.
0,25
2
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu cải cách diễn ra ở các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Việt Nam) diễn ra như thế nào? Nhận xét về cải cách ở Thái Lan.
2,5
a. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu cải cách diễn ra ở các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Việt Nam) diễn ra như thế nào.
- Do tác động của cải cách ở Nhật Bản cuối thể XIX đầu thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành cải cách. Ở Phi-líp-pin, cải cách của Hô-xê Ri-dan năm 1892...đã khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin. 
0,5
- Cải cách ở Xiêm: Cải cách của vua Ra-ma IV với chủ trương mở của buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc để bảo vệ độc lập đất nướcNăm 1892, cải cách của vua Ra-ma V theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục, tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
0,5
- Về hành chính: Vua có quyền lực tối cao, bên cạnh có Hội đồng nhà nước ..thành lập Hồi đồng Chính phủ gồm 12 bộ trưởngHệ thống tòa án, trường học đều được tổ chức lại kiểu châu Âu
0,5
- Kinh tế: Tư bản nước ngoài được phép vào đầu tư kinh doanh ở Xiêm. Về quân sự, quân đội được tranh bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại
0,25
- Ngoại giao: Thực hiện chính sách mền dẻo, vừa lợi dụng là nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ chủ quyền dân tộc
0,25
b. Nhận xét.
 Cải cách của Xiêm khôn khéo, mền dẻo. Với những cải cách đó Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực, tuy vẫn chịu lệ thuộc vào Anh, Pháp về kinh tế, chính trị nhưng vẫn giữ được độc lập. Những cải cách còn tạo điều kiện cho Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
0,5
3
Phân tích nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Quân phiệt Nhật Bản thất bại ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?
2,5
a. Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai
+ Nguyên nhân sâu xa: Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc nhất là về thị trường và thuộc địa..., mâu thuẫn đế quốc ngày sâu sắc... Trật tự thế giới thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất không giải quyết được các mâu thuẫn mà trái lại càng tăng thêm mâu thuẫn các nước đế quốc
0,5
+ Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế đưa đến chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức - Italia - Nhật Bản, các nước chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thế giớiHình thành hai khối đế quốc đối lập
0,25
- Thái độ dung dưỡng, thoả hiệp chủ nghĩa phát xít của Mĩ, Anh, Pháp khi các nước phát xít có hành động gây các cuộc chiến tranh ở các khu vực...đưa đến chiến tranh bùng nổ.
0,25
b. Quân phiệt Nhật Bản thất bại ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?
- Từ tháng 8/1942 đến tháng 1/1943, quân đội Mĩ phản công Nhật ở đảo Gua-đan-ca-na và các đảo trên biển Thái Bình Dương, quân Nhật bị thiệt hại nặng, buộc phải rút lui. Mĩ đã chuyển sang phản công và lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
0,5
- Tháng 10/1944, liên quân Anh - Mĩ phản công Nhật Bản tại Miến Điện ...giải phóng Miến điện.
0,25
- Tháng 6/1945, Mĩ tiêu diệt 30 vạn quân Nhật phòng thủ ở Phi-líp-pin và chiếm lại nước này. Cuối năm 1944, Mĩ ồ ạt ném bom xuống Nhật Bản...
0,25
- Hai ngày 6/8/1945 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Ngày 8/8/1945 Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với quân Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
0,5
4
Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX.
1,5
a. Giống nhau.
- Đều hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, người lãnh đạo đều là các văn thân sĩ phu yêu nước, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân
0,25
- Các cuộc khởi nghĩa đều chú trọng địa hình xây dựng căn cứ hiểm trở, có căn cứ chính và mở rộng ở nhiều địa phương; đều sử dụng chiến thuật đánh du kích; các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
0,25
b. Khác nhau.
 - Thời gian bùng nổ và thời gian tồn tại cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Bãy Sậy (1883-1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).
0,25
- Lãnh đạo: Khởi nghĩa Hương Khê ngoài văn thân sĩ phu có lãnh đạo xuất thân từ nông dân - Cao Thắng.
0,25
- Vị trí trong phong trào Cần vương: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, là mốc kết thúc phong trào Cần vương, kết thúc khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
0,5
5
Phân tích những chuyển biến về xã hội của Việt Nam dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là gì
2,5
a. Những chuyển biến về xã hội của Việt Nam dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, những giai cấp cũ của xã hội phong kiến có chuyển biến và xuất hiện những lực lượng xã hội mới...
0,25
- Giai cấp địa chủ: Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ trở nên giàu có. Dựa vào thực dân Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân. Tuy vậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
0,25
- Giai cấp nông dân: vốn đã khốn khổ bởi nạn thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch,lại càng khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của thực dân Pháp...là lực lượng to lớn của cách mạng
0,25
- Lực lượng xã hội mới: Giai cấp công nhân, làm việc trong hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông...Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX còn non trẻ, mục tiêu đấu tranh chống Pháp chủ yếu đòi mục tiêu về kinh tế
0,5
- Tầng lớp tư sản: Những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ, cung ứng nguyên vật liệu...một số sĩ phu chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản, đã đứng ra lập các hiệu buôn, cơ sở sản xuất. Đó chính là những lớp nguời đầu tiên của giai cấp tư sản Việt Nam.
0,25
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Thành phần phức tạp gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công. Số viên chức làm việc trong các công sở hoặc cơ sở tư nhân như nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên...cũng là lực lượng quan trọng thuộc tầng lớp này.
0,25
Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến đổi này đã tạo những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỷ XX. 
0,25
b. Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
0,5
(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối đa).
-------------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DOI_TUYEN.doc