Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 11

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 11
Câu 1: Những sự kiện chứng tỏ vào cuối TK XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là:
Sự ra đời và phát triển của các công ti độc quyền: Mít-xưi, Mit-su-bi-si,...
Tiến hành chiến tranh xâm lược: Đài Loan, Trung Quốc, Nga,...
Xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
Câu 2: Sự thành lập của Đảng Quốc đại:
1885, Đảng Quốc đại – chính Đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập và bị phân hóa thành hai phái:
+ Phái ôn hòa: Chủ trương thỏa hiệp.
+ Phái cấp tiến: Ti lắc đứng đầu, kiên quyết chống Anh.
	Vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ:
Vạch rõ đường lối.
Tập hợp lực lượng và lao động nhân dân Ấn Độ chống thực dân Pháp.
Khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân Ấn Độ.
Câu 3: Cách mạng Tân Hợi (1911)
Nguyên nhân: + Nguyên nhân sâu xa: Nd TQ mâu thuẫn với đế quốc PK.
	+ Nguyên nhân trực tiếp: do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc -> phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
Diễn biến: 
 Ngày 10/10/1911, k/n bùng nổ ở Vũ Xương, sau đó lan rộng ra khắp miền Nam, miền Trung.
Ngày 29/12/1911, Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
Trước thắng lợi của cách mạng, 1 số người của Đồng minh hội với chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải. Một đại thần nhà Mãn Thanh ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải nhậm chức.
Kết quả: đều thất bại.
Ý nghĩa: + Là cuộc c/m dân chủ tư sản.
	 + Lật đổ chế độ Mãn Thanh.
	 + Mở đường cho CNTB phát triển.
Là cuộc CMTS chưa triệt để, có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở CÁ.
C/m Tân Hợi là cuộc CMTS không triệt để vì:
Không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến.
Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 4: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia:
Nguyên nhân: Do cuộc sống áp lực, bóc lột của Pháp khiến nhân dân Campuchia bất bình, nổi dậy đấu tranh.
Diễn biến: Nổ ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Khởi nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892), kéo dài 30 năm: tấn công quân Pháp ở cố đô U-đông + Phnôm Pênh, mở rộng địa bàn hoạt động đến 10/1892 ông mất, k/n tan rã.
Khởi nghĩa A-cha-Xoa (1863 – 1866) nổ ra ở Takeo, chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm Pênh nhưng đến 19/3/1866 ông bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
Khởi nghĩa nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867), phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân của ông đã từng kiểm soát Pa-man, tấn công U đông nhưng đến 3/12/1867 ông mất, khởi nghĩa thất bại.=> khởi nghĩa có sự liên kết với nhân dân VN, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào:
Nguyên nhân: Do ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp khiến nhân dân Lào bất bình, nổi dậy đấu tranh.
Diễn biến: Nổ ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Khởi nghĩa của nhân dân Lào do Pha-ca-đuốc lãnh đạo nổ ra năm 1901, phong trào đã giải phóng Xa-van-na-khét, mở rộng hoạt động sang ca vùng biên giới Lào – Việt nhưng đến năm 1903 k/n thất bại.
Khởi nghĩa của Ong Kẹo + Com-ma-đam lãnh đạo nổ ra năm 1901 và đến năm 1937 thất bại.
Câu 5: Xiêm là nước duy nhất ở khu vực ĐNÁ không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây vì:
Từ thời vua Rama IV – Rama V (1868 – 1930) đã thực hiện hàng loạt cải cách tiến bộ về k/t, chính trị - xã hội.
Về k/t: + Giảm nhẹ thuế nặng.
+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.
Về CT, quân sự, GD: + Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
+ Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
Về ngoại giao: +Áp dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.
+ Lợi dụng vị trí “vùng đệm” giữa hai thế lực đế quốc A – P.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền 	đất nước.
Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến CTTG thứ nhất (1914 – 1918):
Nguyên nhân sâu xa:
Cuối TK XIX – XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về k/t, chính trị đã làm thay đổi, so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
Mâu thuẫn về vấn đề thực tiễn => CT đế quốc đầu tiên: CT Mỹ - TBN, CT Nga – Nhật.
Để chuẩn bị cho 1 cuộc CT lớn, tranh giành thuộc địa, các nước đế quốc hình thành 2 khối:
+ Khối quân sự: Đức – Áo – Hung.
+ Khối hiệp ước: Anh – Pháp – Nga.
Nguyên nhân trực tiếp: Thái tử Áo – Hung vị người Xéc-bi ám sát tại Bi-xni-a.
Câu 7: Diễn biến CTTG thứ nhất trong giai đoạn I (1914 – 1916):
28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
1/8, Đức tuyên chiến với Nga. 3/8 tuyến chiến với Pháp.
4/8, Anh tuyên chiến với Đức.
® Chỉ trong vòng 1 tuần lễ, CTTG I bùng nổ, có 5 nước tham gia, diễn ra trên 2 mặt trận chính Đông- Tây Âu.
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
1914
- Ở phía Tây: ngay đêm 3-8 Đức tràn vào Bỉ, đánh thọc sang Pháp.
- Cùng lúc ở phía Đông: Nga tấn công Đông Phổ.
- Đức chiếm đươc Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pari.
- Cứu nguy cho Pari.
1915
- Đức, Áo-Hung dồn toàn lực tấn công Nga.
- Hai bên ở thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200 km.
1916
- Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Vécđoong.
- Đức không hạ đươc Vécđoong, 2 bên thiệt hại nặng.
® Nhận xét:	 - Ưu thế chưa nghiêng về phe nào mà vẫn duy trì ở thế cầm cự. 
Câu 8: Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):
Gây nên nhiều hậu quả tai hại cho nhân loại : 
- 10 triệu người chết.
- Hơn 20 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ,... 
- Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ.
- Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại : Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của CMT10 Nga.
Tính chất của cuộc CTTG thứ I: cuộc chiến tranh phi nghĩa do :
Không mang lại lợi ích gì mà chỉ để lại nhiều hậu quả.
Mục đích: chia thuộc địa.
Trách nhiệm bản thân trong việc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_kiem_tra_1_tiet_su_11.docx