Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2120Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: HOÁ HỌC
(Dành cho học sinh THPT)
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm ).
 	Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 
Câu 2 (2,0 điểm ).
 	Cho các chất sau: vinylaxetilen, stiren, phenol, propilen, xiclopropan, toluen, axetandehit. 
- Chất nào làm mất màu dung dịch brom?
- Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4?
Viết phản ứng minh họa.
Câu 3 (1,0 điểm ).
Nhận biết dung dịch các chất sau trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NaOH, Ba(NO3)2, C3H5(OH)3, C2H5OH, bằng một thuốc thử duy nhất?
Câu 4 (2,0 điểm ).
Hỗn hợp X gồm FeS2 và một muối sunfua của kim loại M có số mol bằng nhau. Cho 6,51 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng tối thiểu dung dịch HNO3 đun nóng, phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 13,216 lit (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2, NO. 
1) Tìm kim loại M?
2) Thêm V lit dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Y thu được kết tủa. Tính giá trị của V để khi các phản ứng xảy ra kết thúc
a) thu được lượng kết tủa là lớn nhất.
b) thu được lượng kết tủa là nhỏ nhất.
Câu 5 (1,5 điểm ).
Oxihoa 3,2 gam ancol A với CuO/to thu được 4,48 gam hỗn hợp sản phẩm khí và hơi.
1) Tính hiệu suất phản ứng oxihoa A?
2) Trộn một lượng ancol A với hỗn hợp X chứa 2 đồng đẳng của A theo tỉ lệ mol là A : X = 1: 3 đươc hỗn hợp Y có khối lượng mol trung bình là 53. Oxihoa 2,12 gam hỗn hợp Y bằng CuO với hiệu suất 100% thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Z. Z phản ứng với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 6,48 gam Ag. Tìm công thức cấu tạo 2 ancol trong X?
Câu 6 (1,5 điểm ).
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon, mạch hở thuộc ankan, anken, ankin. Toàn bộ sản phẩm cháy được đưa vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thấy khối lượng bình tăng 15,5 gam và có 25 gam kết tủa. Tính khối lượng và xác định CTCT của 2 hiđrocacbon biết số nguyên tử C của chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử.
.............. Hết ................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: HÓA HỌC
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
1
2,0 điểm
1) Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + 1/2O2
2) CuO + H2 Cu + H2O
3) Cu + Cl2 CuCl2
4) 2NO2 + 1/2O2 + H2O → 2HNO3
5) 4HNO3 + 3Ag → 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O
6) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 +2 NO↑ + 4H2O
7) CuCl2 + AgNO3 → Cu(NO3)2 + AgCl ↓
8) 3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO↑ + 4H2O
0, 25đ/1pt
2
2,0 điểm
 - Công thức các chất: CH2=CH-C≡CH, C6H5-CH=CH2, C6H5OH, CH2=CH-CH3, , C6H5-CH3, CH3-CHO
- Chất làm mất màu dung dịch brom: CH2=CH-C≡CH, C6H5-CH=CH2, C6H5OH, CH2=CH-CH3, , CH3-CHO
Phản ứng: CH2=CH-C≡CH + 3Br2 → BrCH2-CHBr-CBr2- CHBr2
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
C6H5OH + 3Br2 → C6H2(Br3)OH↓ + 3HBr
CH2=CH-CH3 + Br2 → BrCH2-CHBr-CH3
 + Br2 → BrCH2-CH2-CH2Br
CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3-COOH + 2HBr
- Chất làm mất màu dung dịch KMnO4: CH2=CH-C≡CH, C6H5-CH=CH2, 
CH2=CH-CH3, C6H5-CH3, CH3-CHO
Phản ứng: CH2=CH-C≡CH (không phải viết phản ứng)
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2MnO2↓ + 2KOH
3CH2=CH-CH3 + 2KMnO4 + H2O → 3CH2OH-CHOH-CH3 + 2MnO2↓ + 2KOH
C6H5-CH3 + 2KMnO4 C6H5-COOK+ 2MnO2↓ + KOH + H2O
CH3-CHO CH3-COOH
3
1,0 điểm
- Chọn thuốc thử là dd CuSO4
- Phản ứng: 
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
CuSO4 + Ba(NO3)2 → Cu(NO3)2 + BaSO4↓
0,2 đ/1pt
4
2,0 điểm
1
- Hỗn hợp khí Z: NO2 , NO có số mol 0,59
=> với x = số mol NO2 , y = số mol NO
=> x = 0,54 mol; y = 0,05 mol => số mol electron N+5 nhận: 0,54 + 0,05. 3 = 0,69
- Gọi z = số mol 1 muối sunfua.
- Bảo toàn eletron: 
(FeS2)o → Fe+3+ S+6 + 15e
(M2S)o → 2M+1 +S+6 + 8e
(FeS2)o → Fe+3+ S+6 + 15e
(MS)o → M+2 + S+6 + 8e
(FeS2)o → Fe+3+ S+6 + 15e
(M2S3)o→2M+3+3S+6+24e
15z + 8z = 0,69
15z + 8z = 0,69
15z + 24z = 0,69
z = 0,03 mol
z = 0,03 mol
z = 0,69/39 mol
- Biện luận theo phương trình: 6,51 = 120z + A. z với A là khối lượng mol của muối sufua của kim loại M
=> nghiệm là M: Zn
1,0đ
2
 dd HNO3
- Hỗn hợp X: FeS2 và ZnS 0,03 mol dd Y + hỗn hợp khí Z
=> dd Y: Zn2+(0,03 mol), Fe3+(0,03 mol), H+, SO42-(0,03 . 2 + 0,03 = 0,09 mol)
a) Kết tủa max: 
- Phản ứng: H+ + OH- → H2O 
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2↓
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
=> Ba2+ phản ứng vừa hết với ion SO42-
=> Số mol Ba2+ = số mol SO42-
=> Ba(OH)2 : 0,09 mol
=> V = 90ml
b) Kết tủa min: 
- Phản ứng: H+ + OH- → H2O 
Zn2+ + 4OH- → [Zn(OH)4]2-
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
=> Số mol Ba2+ = số mol SO42- + số mol [Zn(OH)4]2- = 0,09 + 0,03 = 0,12 mol
=> Ba(OH)2 : 0,12 mol
=> V = 120 ml
1,0
5
2,0đ
1
- Khối lượng oxi oxihoa = 4,48 – 3,2 = 1,28 gam ↔ 0,08 mol
=> MA < 
=> A là CH3OH: 0,1 mol
0,5đ
2
- Số mol của CH3OH: 
=> số mol X: 0,03 mol
- Số mol Ag: 0,06 mol, biết số mol Ag tạo từ HCHO = 0,01 . 4 = 0,04 mol 
=> số mol Ag do sản phẩm của X phản ứng với AgNO3/NH3 tạo ra 0,02 mol
=> Trong X chỉ có 1 ancol cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
- Gọi ancol trong X là B, D (B, D có vai trò tương đương), giả sử B cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc => số mol B: 0,02 : 2 = 0,01 mol => số mol của D là 0,02 mol
=> 0,01. MB + 0,02. MD = 2,12 – 32 . 0,01= 1,8
=> MB + 2MD = 180
Biện luận:
- Nếu 1 chất có M < 60 thì chất đó là C2H5OH, đó phải là B
=> MD = 67 (loại)
- 2 ancol có M = 60 => B: CH3CH2CH2OH ; D: CH3CHOHCH3
1,5đ
6
1,0đ
- ↓CaCO3 0,25 mol => CO2: 0,25 mol => Số nguyên tử C trung bình 2,5
H2O : mol
- Vì số mol H2O = số mol CO2 => Bài toán có 3 trường hợp:
a) 2 anken: C2H4 và C3H6 
- Số nguyên tử C trung bình là trung bình cộng của 2 và 3
=> số mol C2H4 = số mol C3H6 = 0,125 mol
=> khối lượng C2H4 = 0,125 . 28 = 3,5 gam; khối lượng C3H6 = 0,125 . 42 = 5,25 gam
a) 2 anken: C2H4 và C3H6 
- Số nguyên tử C trung bình là trung bình cộng của 2 và 3
=> số mol C2H4 = số mol C3H6 = 0,05 mol
=> khối lượng C2H4 = 0,05 . 28 = 1,4 gam; khối lượng C3H6 = 0,05 . 42 = 2,1 gam
c) ankan + ankin: C2H6 và C3H4 
=> khối lượng C2H6 = 0,05 . 30 = 1,5 gam; khối lượng C3H4 = 0,05 . 40 = 2,0 gam
..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_HSG.doc