Kỳ thi chọn học sinh giỏi Địa lí 12 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi Địa lí 12 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi Địa lí 12 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a) Vì sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm nhưng số dân vẫn tăng? 
b) Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp? 
c) Vì sao khu vực Đông Nam Á có nhiều thiên tai?
d) Vì sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định? 
Câu 2 (2,5 điểm)
a) Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.
b) Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta như thế nào?
Câu 3 (2,5 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh/chị hãy so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm sông ngòi của vùng Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ.
b) Vì sao địa hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
Câu 4 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu: 
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (0C)
Tháng
Địa
điểm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Trung bình năm
Hà Nội
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
23,5
TP. Hồ Chí Minh
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
27,1
a) Vẽ biểu thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Nhận xét và giải thích sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
----------------- Hết -----------------
- Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..... Số báo danh:...
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ - THPT
(Gồm 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(2,0
điểm)
a
Vì sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm nhưng số dân vẫn tăng?
0,5
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm do Trung Quốc áp dụng triệt để chính sách dân số: mỗi gia đình chỉ có một con.
- Số dân Trung Quốc vẫn tăng do quy mô dân số rất lớn (chiếm 1/5 dân số thế giới), tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên lớn hơn 0 (sinh nhiều hơn tử).
0,25
0,25
b
Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp?
0,5
- Để nâng cao năng suất và sản lượng nông sản.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho một nước dân số quá đông, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu 
0,25
0,25
c
Vì sao khu vực Đông Nam Á có nhiều thiên tai?
0,5
- Do Đông Nam Á nằm kề sát “vành đai núi lửa Thái Bình Dương”, là khu vực vỏ Trái Đất không ổn định, thường xảy ra các vận động kiến tạo sinh ra động đất, núi lửa.
- Đông Nam Á là khu vực gió mùa hoạt động điển hình nhất thế giới, là nơi hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, sinh ra áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt.
0,25
0,25
d
Vì sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
0,5
- Khu vực ASEAN đã từng mất ổn định do các vấn đề về sắc tộc, tôn giáo còn có tranh chấp về biên giới, biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế. Vì vậy, cần ổn định để phát triển.
- ASEAN nhấn mạnh đến mục tiêu ổn định để các thế lực bên ngoài không có cớ can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
0,25
0,25
2
(2,5
điểm)
a
Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.
2,0
* Tính chất nhiệt đới :
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm.
- Nguyên nhân: vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
* Lượng mưa, độ ẩm lớn :
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm, sườn núi đón gió có thể lên đến 3500 – 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
- Nguyên nhân :
+ Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.
+ Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, hướng nghiêng của địa hình, kết hợp với hướng núi tây bắc – đông nam làm cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta như thế nào?
0,5
- Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Miền Nam có hai mùa : mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
0,25
0,25
3
(2,5
điểm)
a
So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm sông ngòi của vùng Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ.
2,0
- Mật độ sông ngòi vùng Tây Bắc thấp hơp vùng Bắc Trung Bộ.
- Hướng chảy: sông vùng Tây Bắc chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam, vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu theo hướng tây – đông.
- Chiều dài: sông vùng Tây Bắc dài hơn
- Độ dốc: sông vùng Bắc Trung Bộ dốc hơn.
- Tổng lưu lượng nước: sông vùng Tây Bắc lớn hơn.
- Thủy chế:
+ Sông ngòi ở Tây Bắc có chế độ lũ về mùa hạ, điều hòa hơn
+ Sông ngòi ở Bắc Trung Bộ lũ về thu – đông, ngoài ra còn có lũ tiểu mãn vào đầu mùa hạ. Lũ lên nhanh, xuống nhanh.
- Giá trị kinh tế của sông: sông ở Tây Bắc có giá trị hơn (thủy điện, giao thông, lượng phù sa )
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Vì sao địa hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
0,5
- Vì địa hình có ảnh hưởng quan trọng đến các thành phần tự nhiên của nước ta: khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan.
- Địa hình nước ta đa dạng làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên phân hóa đa dạng: theo độ cao, theo bắc – nam, đông – tây, các miền, các vùng tự nhiên 
0,25
0,25
4
(3,0
điểm)
a
a) Vẽ biểu thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
1,5
Vẽ biểu đồ đường (đồ thị).
(Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm)
Yêu cầu: vẽ bằng bút viết, chính xác số liệu, trình bày rõ ràng và sạch đẹp, ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, tháng.
(Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)
b
Nhận xét và giải thích sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
1,5
* Nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội (dẫn chứng).
- Hà Nội nhiệt độ cao nhất vào tháng VII (28,90C), Thành phố Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất tháng IV là (28,90C).
- Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C, nhiệt độ thấp nhất là 16,40C (tháng I), Thành phố Hồ Chí Minh nhiệt độ thấp nhất là 25,80C (tháng XII), không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 200C.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Hồ Chí Minh nhỏ (3,10C), của Hà Nội lớn (12,50C).
* Giải thích:
- Hà Nội nằm ở vĩ độ cao hơn, lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc lạnh 
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp hơn, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4)
10,0
* Thí sinh trình bày không theo đáp án, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------------- Hết-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA_THPT-12_2015-2016.doc