SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/10/2013 Câu 1 (1,5 điểm) Cân bằng các phản ứng oxihóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: 1) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. 2) Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2O + N2 + H2O (Biết tỉ lệ số mol N2O:N2=1:2). 3) FexOy + H2SO4 (đặc) 0t Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu và giải thích hiện tượng trong các thí nghiệm sau: 1) Thu khí sinh ra khi cho một mẩu đồng vào dung dịch axit HNO3 đặc, đun nóng vào hai ống nghiệm sạch rồi đậy nút kín. Ống nghiệm 1 để ngoài không khí, ống nghiệm 2 ngâm trong thùng nước đá. 2) Nhỏ 5 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch fructozơ 0,5M rồi đem đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp thu được. 3) Có 2 cốc đựng hóa chất: Cốc 1 đựng dung dịch NaOH; cốc 2 đựng dung dịch NaCl được đặt trên 1 cái cân thăng bằng, điều chỉnh lượng hóa chất trong hai cốc sao cho cân ở trạng thái thăng bằng rồi đặt trong phòng. Một ngày sau quay lại quan sát cân. 4) Nhỏ 5 ml dung dịch KI vào 10 ml dung dịch FeCl3 có lẫn hồ tinh bột. Câu 3 (1,5 điểm) Cho hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư thu được dẫn xuất tetrabrom chứa 75,83% brom (theo khối lượng). Khi cộng brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được cặp đồng phân cis-trans. 1) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của X. 2) Viết phương trình phản ứng của X với: a) Dung dịch KMnO4 (trong môi trường H2SO4). b) Dung dịch AgNO3/NH3. c) H2O (xúc tác Hg 2+/H+). d) HBr theo tỉ lệ mol X:HBr = 1:2. Câu 4 (1,0 điểm) Cho từ từ, đồng thời khuấy đều 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm: NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm: KOH 0,6M và BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của V và m. Câu 5 (2,0 điểm) 1) Cho 500 ml dung dịch X chứa H2SO4 aM và Cu(NO3)2 bM. Thêm m gam bột sắt vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,5m gam và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp A gồm 2 khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 8 trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. a) Xác định a, b và m. b) Tính nồng độ mol/l muối có trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không đổi. 2) Cho x gam kali vào 300 ml dung dịch ZnSO4 0,5M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng so với dung dịch ZnSO4 ban đầu là 5,3 gam. Tính giá trị x. Câu 6 (2,0 điểm) Thủy phân hoàn toàn 15,2 gam chất hữu cơ X (mạch hở, phản ứng được với Na) thu được a gam chất Y có 2 nhóm chức và b gam chất Z. Để đốt cháy hoàn toàn a gam chất Y phải dùng hết 10,752 lít O2 tạo ra 21,12 gam CO2 và 8,64 gam H2O. Để đốt cháy hoàn toàn b gam chất Z phải dùng hết 5,376 lít O2 thu được 7,04 gam CO2 và 4,32 gam H2O. X có công thức đơn giản trùng với công thức phân tử và có 2 loại nhóm chức. Các thể tích khí đo (ở đktc). Tìm công thức cấu tạo của X, Y, Z. Câu 7 (1,0 điểm) A, B, D là các đồng phân có cùng công thức phân tử C6H9O4Cl, thỏa mãn các điều kiện sau: 36,1 gam A + NaOH dư 9,2 gam etanol + 0,4 mol muối A1 + NaCl. B + NaOH dư muối B1 + hai ancol (cùng số nguyên tử C) + NaCl. D + NaOH dư muối D1 + axeton + NaCl + H2O. Hãy lập luận xác định công thức cấu tạo của A, B, D và viết các phương trình phản ứng. Biết rằng dung dịch D làm đỏ quì tím. --------------Hết -------------- Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:...........................................................;SBD:...........................................
Tài liệu đính kèm: