Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013-2014 đề thi chính thức môn: lịch sử

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1182Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013-2014 đề thi chính thức môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 thpt năm học 2013-2014 đề thi chính thức môn: lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VĨNH PHÚC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn: LỊCH SỬ THPT 
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. 
Ngày thi: 25/10/2013. 
Câu 1 (1,5 điểm) 
 Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. 
Câu 2 (1,5 điểm) 
 Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu từ đầu thế kỉ XX đến 
Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế chủ trương cứu nước của 
Phan Bội Châu. 
Câu 3 (3,0 điểm) 
Hãy phân chia các giai đoạn của lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến tháng 1 năm 
1979 và khái quát nội dung của từng giai đoạn. 
Câu 4 (2,0 điểm) 
 Vì sao các mối quan hệ quốc tế từ năm 1970 đến cuối thế kỉ XX có xu hướng 
chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? 
Câu 5 (2,0 điểm) 
 Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông 
Âu. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động 
như thế nào đến quan hệ quốc tế? 
---------------------Hết-------------------- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 
 Họ và tên thí sinh:.; Số báo danh 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
———— 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2013-2014 
 MÔN: LỊCH SỬ THPT 
 (Đáp án- thang điểm có 03 trang) 
------------------------------------- 
Câu Đáp án Điểm 
1 Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. 1,5 
 - Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc: Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình 
xâm lược vũ trang Việt Nam, bước vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp 
phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Việt Nam, làm cho mâu thuẫn 
giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp trở nên sâu sắc. 
0,5 
- Triều đình phong kiến Nguyễn đầu hàng, nội bộ phân hóa, phe chủ chiến 
có những hành động phản kháng trong khi thực dân Pháp quyết tâm trừ khử 
phe chủ chiến: Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã cơ bản đầu hàng thực 
dân Pháp qua hai hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) kí với Pháp. 
Nội bộ triều đình nhà Nguyễn phân hóa sâu sắc giữa phe chủ chiến và phe chủ 
hòa... Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hi vọng khôi phục 
lại chủ quyền khi có thời cơ, trong bối cảnh thực dân Pháp quyết tâm trừ khử 
phe chủ chiến trong triều đình 
0,5 
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, vốn đang âm ỉ 
cháy trong quần chúng nhân dân: Sau cuộc phản công của phe chủ chiến tại 
kinh thành Huế (7-1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh đô 
Huế, nhân danh nhà vua ra chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng 
nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước...Hưởng ứng chiếu Cần vương 
đông đảo nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống Pháp. 
0,5 
2 
Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu từ đầu thế kỉ XX 
đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế chủ 
trương cứu nước của Phan Bội Châu. 
1,5 
1. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu từ đầu thế kỉ XX đến Chiến 
tranh thế giới thứ nhất 
- Phan Bội Châu chủ trương tổ chức lực lượng ở trong nước, tranh thủ sự 
viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản, tổ chức bạo động vũ trang để 
đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ chính trị dựa 
vào dân. 
0,25 
- Năm 1904, Phan Bội Châu cùng với một số nhà yêu nước khác thành lập 
Hội Duy tân nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính 
thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. 
0,25 
- Từ năm 1905 đến năm 1908, Phan Bội Châu trực tiếp tổ chức và lãnh đạo 
phong trào Đông Du, đưa nhiều thanh niên Việt Nam sang Nhật học để chuẩn 
bị lực lượng chống Pháp. 
0,25 
- Ảnh hưởng cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, Phan Bội Châu 
và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912) với mục 
đích: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng 
hòa Dân quốc Việt Nam. 0,25 
2. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu 
- Tích cực: Xác định đúng kẻ thù của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp, 
chủ trương đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc, đề ra con đường cứu 
nước mới 
0,25 
- Hạn chế: Chưa hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân-đế quốc, dựa vào 
Nhật đánh Pháp, chưa thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu 
tranh giải phóng dân tộc 
0,25 
3 Hãy phân chia các giai đoạn của lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến tháng 
1 năm 1979 và khái quát nội dung của từng giai đoạn . 
3,0 
1. Giai đoạn 1945-1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp 0,25 
- Tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị 
Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1951 
là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, lực lượng kháng chiến ngày càng 
trưởng thành. 
0,25 
- Tháng 11-1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương 
N.Xihanúc, Chính phủ Pháp đã kí hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia”. 
Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia. 
0,25 
- Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân 
Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại 
hòa bình ở Đông Dương, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước 
Campuchia, Việt Nam và Lào. 
0,25 
2. Giai đoạn 1954-1970: Hòa bình trung lập 0,25 
- Đây là thời kì Campuchia thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không 
tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ 
từ mọi phía, miễn là không có điều kiện ràng buộc. 
0,25 
3. Giai đoạn 1970-1975: Kháng chiến chống đế quốc Mĩ 0,25 
- Tháng 3-1970, Mĩ chỉ đạo tay sai làm cuộc đảo chính lật đổ N.Xihanúc, 
lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của 
Mĩ trên bán đảo Đông Dương. 
0,25 
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự 
giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, phát triển nhanh chóngMùa xuân 
năm 1975, quân dân Campuchia đã mở cuộc tấn công vào căn cứ cuối cùng 
của địch. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnômpênh được giải phóng. Cuộc kháng 
chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. 
0,25 
4. Giai đoạn 1975 đến tháng 1-1979: đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ 0,25 
- Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân 
Campuchia kết thúc thắng lợi, tập đoàn Khơme đỏ đã phản bội lại cách mạng, 
thi hành chính sách diệt chủng 
0,25 
- Trước yêu cầu của lịch sử, ngày 3-12-1978 Mặt trận dân tộc cứu nước 
Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận và được sự giúp đỡ 
của quân tình nguyện Việt Nam, quân dân Campuchia đã nổi dậy ở nhiều nơi. 
Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnômpênh được giải phóng khỏi chế độ Khơme đỏ 
diệt chủng 
0,25 
4 
Vì sao các mối quan hệ quốc tế từ năm 1970 đến cuối thế kỉ XX có xu 
hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? 
2,0 
(L­u ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n nhÊt mµ khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi 
viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a) 
---------Hết-------- 
 - Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô kéo dài tiêu tốn nhiều tiền 
của, thế mạnh của họ suy giảmTrong khi đó có nhiều cường quốc vươn lên 
trở thành những đối thủ cạnh tranh nguy hiểmtrong bối cảnh đó hai siêu 
cường cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế. 
0,5 
- Đối đầu căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô có nguy cơ dẫn đến chiến tranh 
thế giới thứ ba mà trong cuộc chiến tranh này-chiến tranh hạt nhân sẽ không 
có kẻ thắng người thua, nên hai bên phải thận trọng, cần có sự điều chỉnh 
trong chính sách đối ngoại 
0,5 
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bước phát triển mạnh mẽ, 
trên thế giới hình thành xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu lịch sử đặt ra là cần tăng 
cường các mối quan hệ hợp tác để phát triển. 
0,5 
- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đặt ra đòi hỏi sự chung tay giải quyết 
của nhiều quốc gia 
0,5 
5 
Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các 
nước Đông Âu. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các 
nước Đông Âu đã có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? 
2,0 
1. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô 
và các nước Đông Âu 
- Một là, thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh 
tế-xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp 
thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính 
năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã 
hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo 
dài đã làm tăng lòng bất mãn trong dân chúng. 
0,5 
- Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật 
hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế- xã hội. 
0,25 
- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng 
hoảng càng thêm nặng nề. 
0,25 
- Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước 
có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. 
0,25 
2. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu 
đã có tác động đến quan hệ quốc tế 
- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã gây nên 
hậu quả nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản-
công nhân quốc tế. Dẫn đến hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn 
tại. 
0,25 
- Trật tự hai cực Ianta sụp đổ với sự mất đi của một cực là Liên Xô. Sự sụp 
đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm 
thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực để Mĩ làm bá 
chủ thế giới. 
0,5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCHO_DOI_TUYEN_HSG.pdf