Kỳ thi: 2015-2016 Môn thi: HÓA HỌC 10-NC 0001: Nhận định nào đúng? A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. B. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim. C. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. 0002: Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là A. 14. B. 15. C. 10. D. 18. 0003: Cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 không thể là của A. ion Cl-. B. nguyên tử Ar. C. nguyên tử K. D. ion Ca2+. 0004: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tử X, Y lần lượt là 3sx và 3p4 Biết phân lớp 3s của X, Y hơn kém nhau 1 electron. Hai nguyên tố X và Y là A. Mg, Cl. B. Mg, S. C. Na, Cl. D. Na, S 0005: Trong hạt nhân nguyên tử nguyên tố X, số proton bằng số nơtron. Ion do X tạo ra có 10e và 8p. Tính tổng số hạt cơ bản trong nguyên tố X? A. 26. B. 18. C. 16. D. 24. 0006: Trong tự nhiên đồng vị chiếm 24,23% số nguyên tử Clo. Tính thành phần phần trăm về khối lượng có trong HClO (với H là đồng vị , O là đồng vị ) Cho nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. A. 16,25%. B. 53,07%. C. 50,08%. D. 17,07%. 0007: Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt . Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt. Tìm AM và AX . A. 56 và 32 B. 65 và 16 C. 39 và 32 D. 26 và 16 0008: Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng các loại hạt cơ bản trong X1 bằng nhau. X2 có nguyên tử khối là A. 12. B. 13. C. 14. D. 16. 0009: Nguyên tử X có tổng số hạt là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. [Ne] 3s2 3p3. B. [Ne] 3s23p5. C. [Ar] 3d10 4s24p3. D. [Ar] 3d10 4s24p5. 0010: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp , lớp thứ 3 có 5 electron . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây ? A. 7. B. 9. C. 15. D. 17. 0011: Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2. 0012: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử : A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học B. X và Z có cùng số khối C. X và Y có cùng số nơtron D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học 0013: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26. Trong nguyên tử sắt, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là: A. 6 B. 26 C. 2 D. Đáp án khác. 0014: Tổng số hạt n, p, e của một nguyên tử là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 10. Xác định nguyên tố đó. A. K B. Ba C. Na D. Ca 0015: Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. [Ne] 3s2 3p1. B. [Ne] 3s23p5. C. [Ar] 4s2. D. [Ar] 3d10 4s24p1. 0016: Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. 0017: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180, trong đó tổng số hạt mang điện chiếm 58,89%. X là nguyên tố A. flo(Z=9). B. Clo(Z=17). C. brom(Z=35). D. iot(Z=53). 0018: Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử và A. là đồng vị của nhau. B. có cùng số electron. C. có cùng số nơtron. D. có cùng số hiệu nguyên tử. 0019: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử nguyên tố M là 58, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố M có số khối là A. 19. B. 20. C. 39. D. 40. 0020: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 15 B. 17 C. 23 D. 18 0021: Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Nguyên tử khối của của đồng vị thứ hai là bao nhiêu, biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 ? A. 106 B. 107 C. 108 D. 109 0022: Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ...3d5 . Vậy số proton trong ion M3+ là A. 23. B. 24. C. 25. D. 26. 0023: Những nhận định nào không đúng? 1. Trong nguyên tử, số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. 2. Tổng số proton và số electron trong nguyên tử bằng số khối. 3. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. 4. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân. A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 1,3,4. D. 2,3,4. 0024: Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng? A. 1s2 2s2. B. 1s2 2s2 2p5. C. 1s2 2s2 2p6. D. 1s2 2s2 2p7. 0025: Cho biết cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p2; Y là 1s2 2s2 2p6 3s1; Z là 1s2 2s2 2p6 3s2; T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1; R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Các nguyên tố kim loại là A. X,Y,Z. B. X,Y,T. C. Y, Z,Q. D. T,Q,R. 0026: Cho 2 kí hiệu nguyên tử : và Chọn câu trả lời đúng : A. Na và Mg cùng có 23 electron . B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân . C. Na và mg là đồng vị của nhau . D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt. 0027: Anion X2- có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình e của X là: A. 1s22s22p2 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p4 D. 1s22s22p5 0029: Một Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R có thể là : A. 3s1 B. 3p1 C. 3s2 D. Cả A , B , C đều đúng Đáp án: A 0030: Cấu hình e nào dưới đây không đúng? A. Cr( Z = 24) : [Ar] 3d54s1 B. Fe ( Z= 26): [Ar]3d64s2 C. C. ( Z = 6): [He] 2s22p2 D. F- ( Z = 9) : [He]2s22p5 0031: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử M : A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23p1 D. 1s22s22p63s1
Tài liệu đính kèm: