Câu 1.Một vật nặng rơi từ độ cao 20(m) xuống đất.Lấy g = 10(m/s2 ) a. Tính vận tốc sau khi rơi được 1,5 (s). b. Tính quãng đường vật rơi được sau 0,5 (s). Thời gian rơi của vật. Câu 2. Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 1 phút đạt vận tốc 72(km/h). a.Tính gia tốc của xe. b.Tính quãng đường xe chuyển động được sau 5 s kể từ khi tăng tốc và quãng đường xe chuyển động được trong giây thứ 5. Câu 3. Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1phút đoàn tàu đạt đến vận tốc 54km/h. a. Tính gia tốc của đoàn tàu. b. Tính quãng đường mà tàu đi trong 1 phút đó. c. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu tàu sẽ đạt vận tốc 72km/h. Câu 4. Một vật nặng rơi từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g =10m/s2. a.Tính thời gian rơi và vận tốc lúc chạm đất. b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng. a. Tính gia tốc của đoàn tàu. b. Tính quãng đường mà tàu đi trong 1 phút . c. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu tàu sẽ đạt vận tốc 72km/h. Câu 5. Một vật nặng rơi từ độ cao 44,1m xuống đất. Lấy g =9,8m/s2. a.Tính thời gian rơi và vận tốc lúc chạm đất. b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng. Bài 6: Một chiếc tàu chuyển động thẳng đều với V1=30km/h gặp một đoàn tàu sài lan dài 250m, đi ngược chiều với V2=15km/h. Trên boong tàu có một người đi từ mủi tới lái với V=5km/h. Hỏi người này thấy đờn xà lan qua trước mặt mình trong thời gian là bao lâu? Bài 7: Lúc 6h ôtô và xe đạp khởi hành từ hai vị trí AB cách nhau 120m, ôtô đuổi theo xe máy. Ôtô bắt đầu chạy nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2. Còn xe máy chạy đều, sau 40s thì ôtô đuổi kịp xe máy. a) Xác định vận tốc của xe máy b) Xác định khoảng cách của hai xe sau 20s. Câu 8. Lúc 6h một xe ôtô đi từ A đến B với vận tốc là 60km/h, cùng lúc đó một xe ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. AB = 220km. a) Chọn AB làm trục toạ độ, gốc O trùng A, chiều dương từ A đến B. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. b)Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. Câu 9. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì giảm đều tốc độ cho đến khi dừng lại. Biết rằng sau quãng đường 50m, vận tốc giảm đi còn một nửa a/Tính gia tốc của xe. (1điểm ) b/Quãng đường từ đó cho đến khi dừng hẳn là bao nhiêu? (1điểm ) Câu 10: Từ độ cao 35m so với mặt đất, người ta ném 1 vật theo phương thẳng đứng hướng lên với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=10m/s2. a/. Viết phương trình chuyển động của vật và tìm độ cao cực đại so với mặt đất mà vật lên được? b/. Tìm độ dời vật thực hiện được trong giây cuối cùng trước khi chạm đất? ĐÁP SỐ: - Chọn HQC: + Gốc tọa độ tại mặt đất. + Gốc thời gian: lúc ném vật + Chiều dương: hướng lên → vo=30m/s; g=-10m/s2; yo=35m. a/. Phương trình chuyển động: y=35+30t-5t2 (m) - Khi vật đạt độ cao cực đại thì v=vo+gt=30-10t=0 →t=3s - Thay t=3s vào ptcđ, ta có: hmax= y = 80m b/. Thời gian vật chuyển động cho đến khi chạm đất: y=35+30t-5t2=0→t=-1s(loại)t=7s (nhận) →∆y=y7-y6=0-35=-35m Câu 1. Một vật chuyển động với vận tốc góc không đổi là 10rad/s trên một đường tròn bán kính 25cm. Hãy tính quãng đường vật đi được sau 2s. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Khi sắp chạm đất, vật có vận tốc là 30m/s. Hãy xác định: a . độ cao thả vật b . quãng đường vật rơi trong 2s cuối. Câu 2. Chất điểm thứ nhất chuyển động thẳng đều qua địa điểm A hướng về đại điểm B, với vận tốc 18km/h. Cùng lúc đó, chất điểm thứ hai chuyển động thẳng chậm dần đều qua B để về A, với vận tốc 54km/h và với gia tốc 1m/s2. Biết A cách B 150m. a . Viết phương trình chuyển động của mỗi điểm, với gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. b. Không kể hai địa điểm A và B, trên đường đi, hai chất điểm gặp nhau lúc nào? ở đâu? c .Vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc của hai chất điểm theo thời gian. Từ đó suy ra quãng đường chất điểm thứ hai đi được kể từ khia qua B đến khi hai chất điểm có cùng vận tốc và cùng chiều. Câu 3. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 80 m so với mặt đất , lấy g =10m/s2. Tính : a/ Thời gian rơi và vận tốc của vật khi ngay khi chạm đất. b/ Đoạn đường rơi trong một giây cuối cùng trước khi chạm đất . Câu 5. Gia tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có đặc điểm gì ? Viết biểu thức tính độ lớn gia tốc, ghi rõ đơn vị ? Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều có đặc điểm gì ? (Đề thi hk1 – Trường PTTH Hàn Thuyên) Câu 6. Một vật được ném từ điểm O có độ cao h = 80(m) so với mặt đất , với vận tốc đầu theo phương ngang , độ lớn vo = 20(m/s) . Bỏ qua mọi ma sát và lực cản không khí . Lấy g = 10(m/s2) . a. Tính thời gian chuyển động trong không khí và tầm bay xa của vật . b. Sau 3(s) kể từ lúc ném , vật đến vị trí M . Tính khoảng cách OM . (Đề kt hk 1 – Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) Câu 7. Trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất, một vật rơi tự do đi được quãng đường bằng 16/25 quãng đường toàn bộ mà nó rơi được. Tìm thời gian rơi và độ cao ban đầu của vật. Cho g = 10m/s2. (Đề thi hk1 – Trường THPT Phú Nhuận) Đáp án: t = 5s, s = 125m Câu 8. Một vật nặng rơi từ độ cao 80m xuống đất. Lấy g = 10m/s2 a. Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật khi chạm đất ? b. Tính vận tốc của vật rơi sau 3s. Lúc đó vật còn cách mặt đất bao xa ? (Đề thi hk1 – Trường PTTH Hàn Thuyên) Đáp án: t = 4s, v = 40m/s , v' = 30m/s, h' = 35m Câu 9. Một bánh xe có đường kính 60cm, quay đều mỗi vòng hết 0,1s. Tính: a. Tốc độ góc và tốc độ dài của bánh xe ? b. Gia tốc hướng tâm của bánh xe? (Đề thi hk1 – Trường PTTH Hàn Thuyên) Đáp án: w = 20p rad/s , v = 6p m/s ; a = 1183,15 m/s2
Tài liệu đính kèm: